CMA20/06/2024

Cơ Hội Nghề Nghiệp Không Giới Hạn Khi Sở Hữu Chứng Chỉ CMA Hoa Kỳ

Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ được coi là bảo chứng “vàng” trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính bởi bên cạnh những giá trị về chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ này còn mở ra những cơ hội nghề nghiệp đầy tiềm năng cho người sở hữu chúng. Vậy triển vọng nghề nghiệp khi có trong tay tấm bằng CMA Hoa Kỳ cụ thể ra sao? Hãy cùng SAPP tìm hiểu qua những nội dung dưới đây nhé!

1. Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ là gì?

CMA là viết tắt của Certified Management Accounting – Chứng chỉ Kế toán Quản trị Hoa Kỳ, là bằng chứng uy tín xác nhận khả năng chuyên môn về kế toán quản trị, quản trị tài chính. Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ được cấp bởi Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants) và được công nhận rộng rãi trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hệ thống môn học CMA Hoa Kỳ gồm 2 phần xoay quanh các kiến thức, kỹ năng của cả người làm kế toán quản trị, tài chính và góc nhìn nhà quản lý doanh nghiệp, cụ thể:

– Phần 1: Hoạch định tài chính, quản trị hoạt động và phân tích

– Phần 2: Quản trị tài chính chiến lược

2. Cơ hội nghề nghiệp khi sở hữu chứng chỉ CMA Hoa Kỳ

Theo Becker, Kế toán Quản trị thường làm việc trực tiếp với C-level để cùng đưa ra các quyết định then chốt cho doanh nghiệp. Cũng theo IMA, những người sở hữu chứng chỉ CMA Hoa Kỳ có nhiều khả năng thăng tiến và nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao hơn những người không có chứng chỉ: giám đốc (67%), giám đốc tài chính (72%) và giám đốc điều hành (66%).

Dưới đây là một vài cơ hội nghề nghiệp khi đạt CMA Hoa Kỳ mà nhân sự Kế toán – Tài chính có thể đảm nhiệm.

2.1. Kế toán Quản trị – Management Accountant

Kế toán Quản trị là một ngành trong lĩnh vực kế toán, tập trung vào việc cung cấp thông tin cho người quản lý doanh nghiệp, giúp họ lập kế hoạch, đưa ra quyết định và kiểm soát hoạt động.

Khác với Kế toán tài chính – một ngành kế toán chủ yếu phục vụ cho các bên ngoại vi như các nhà đầu tư, cơ quan thuế, Kế toán Quản trị phục vụ cho những người quản lý trong doanh nghiệp. Nói cách khác, Kế toán Quản trị phục vụ nội bộ, Kế toán tài chính hướng đến các đối tượng, cơ quan bên ngoài. Bên cạnh đó, thông tin của Kế toán Quản trị không nhất thiết phải tuân theo các quy định về thuế hay kế toán tài chính, mà sẽ được điều chỉnh theo nhu cầu của  nhà quản lý.

2.2. Lập kế hoạch và phân tích tài chính – Financial Planning and Analysis (FP&A)

Trong doanh nghiệp, bộ phận FP&A tập trung vào tài chính chiến lược thông qua các hoạt động như phân tích, lập ngân sách và đưa ra các dự báo tài chính cho đội ngũ điều hành và ban giám đốc để đưa ra các quyết định quan trọng. 

Trong khi Kế toán viên và Kiểm soát tài chính có trách nhiệm ghi lại chi tiêu và ngân sách của công ty thì các chuyên gia FP&A sẽ là những người đánh giá cả tình hình tài chính, hành vi và dữ liệu của công ty trong quá khứ và hiện tại. Doanh nghiệp sẽ khó đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi và đạt được các mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra nếu không có kế hoạch tài chính và quản lý dòng tiền – nhiệm vụ chính của FP&A và CFO.

2.3. Kiểm soát viên tài chính – Financial Controller

Trong doanh nghiệp, Kiểm soát viên tài chính chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động liên quan đến kế toán, bao gồm kế toán quản lý, kế toán cấp cao và các hoạt động tài chính cho một công ty hoặc tổ chức. Phần lớn mô tả công việc của kế toán viên tập trung vào việc theo dõi dữ liệu tài chính hiện tại và quá khứ. Kiểm soát viên phải hiểu các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các đề xuất dựa trên dữ liệu, đồng thời đưa ra phương án đáp ứng các mục tiêu đó.

Trong khóa học CMA Hoa Kỳ, các chủ đề về báo cáo tài chính, lập ngân sách và kiểm soát nội bộ sẽ trang bị cho Kiểm soát viên một nền tảng chuyên môn nghiệp vụ vững chắc để thực hiện các nhiệm vụ trên.

2.4. Phân tích tài chính – Financial Analyst 

Chuyên gia Phân tích tài chính (Financial Analyst) là người đưa ra các khuyến nghị kinh doanh hoặc đầu tư cho một doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức, dựa trên các phân tích, đánh giá dữ liệu tài chính như xu hướng thị trường, tình trạng tài chính doanh nghiệp và kết quả dự đoán cho một loại giao dịch nhất định.

Cụ thể hơn, công việc phân tích tài chính (Financial Analysis) là quá trình đánh giá các doanh nghiệp, dự án, ngân sách và các giao dịch khác liên quan đến tài chính để dự đoán hiệu suất và triển vọng tổng thể của doanh nghiệp, lĩnh vực hoặc ngành trong tương lai.

Thông thường, chuyên gia phân tích tài chính sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ từ thu thập dữ liệu tài chính đến phân tích, đánh giá một đơn vị kinh tế có tính ổn định, lưu động, khả năng thanh khoản hoặc đủ sinh lời để đảm bảo đầu tư tiền tệ hay không (Theo investopedia.com). Đây cũng là cơ sở để đưa ra các đề xuất phù hợp cho các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài chính.

Kỳ thi CMA bao gồm tài chính doanh nghiệp, quản lý rủi ro và quyết định đầu tư, tất cả đều là kỹ năng hữu ích cho một nhà Phân tích tài chính.

2.5. Kế toán trưởng – Chief Accountant

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận tài chính – kế toán, có trách nhiệm phụ trách, chỉ đạo cũng như giám sát các hoạt động tài chính của công ty, doanh nghiệp. Trên thực tế, Chief Accountant chỉ dưới quyền của Giám đốc tài chính nên rất có tiếng nói và cũng được xem là một nhân tố trong bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp. 

Nhìn chung, Kế toán trưởng sẽ đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Họ sẽ giám sát việc chuẩn bị các tài liệu tài chính, thực hiện các quyết định tài chính hoặc tư vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề về đầu tư. Khi được bổ nhiệm làm Chief Accountant, trách nhiệm của bạn sẽ bao gồm:

  • Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
  • Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán;
  • Đảm bảo sổ sách kế toán mang tính hợp pháp Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13.

Tuỳ thuộc vào quy mô, cơ cấu của từng doanh nghiệp mà Kế toán trưởng sẽ đảm nhận các trách nhiệm khác nhau. 

2.6. Giám đốc Tài chính – Chief Financial Officer (CFO)

Là một thành viên của nhóm lãnh đạo cấp cao, Giám đốc Tài chính (CFO) là một cố vấn quan trọng cho CEO. CFO chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề tài chính và kế toán cho một doanh nghiệp. Giám đốc Tài chính có những trách nhiệm chính sau đây trong công việc hàng ngày của họ:

  • Quản lý kiểm soát viên và toàn bộ nhân viên liên quan đến kế toán.
  • Đảm bảo rằng tất cả các giao dịch được ghi nhận và tạo ra các báo cáo tài chính chính xác.
  • Quản lý quá trình xác định và khắc phục nhược điểm trong kiểm soát nội bộ.
  • Phân tích dòng tiền và kế hoạch chi tiêu vốn để đưa ra quyết định kinh doanh.

Những ưu tiên của CFO bao gồm nhu cầu vốn cho toàn bộ doanh nghiệp, tìm kiếm và xây dựng cấu trúc tài chính doanh nghiệp, duy trì mối quan hệ với người cho vay và nhà đầu tư, và đánh giá cơ hội sáp nhập và mua lại. CFO thường liên lạc với các bên bên ngoài như nhà phân tích đầu tư, các quan chức quy định và các phương tiện truyền thông. Nhiệm vụ bổ sung của CFO bao gồm tất cả các hoạt động báo cáo tài chính và kế toán và có thể bao gồm các chức năng bổ sung như Công nghệ Thông tin, Nhân sự và Cơ sở vật chất. CFO thường được hỗ trợ bởi một Kiểm soát viên.

Việc trở thành Giám đốc Tài chính yêu cầu gần như tất cả các kỹ năng được kiểm tra trong Kỳ thi CMA, đặc biệt là dự báo, quản lý rủi ro và quyết định đầu tư.

3. Thu nhập và mức độ thăng tiến khi sở hữu chứng chỉ CMA

Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ được biết như là bảo chứng “vàng” trong nghề Kế toán – Tài chính với sự kiểm chứng trình độ năng lực chuyên môn vào đạo đức nghề nghiệp từ Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ IMA. Những lợi ích tuyệt vời khi sở hữu chứng chỉ CMA Hoa Kỳ dành cho nhân sự Kế toán – Tài chính có thể kể đến như: 

  • Thu nhập cao hơn 58% so với người không có chứng chỉ;
  • Được công nhận là một chuyên gia trong ngành Kế toán – Tài chính;
  • Mở rộng kết nối với chuyên gia Kế toán – Tài chính toàn cầu

3.1. Thu nhập cao hơn 58% so với người không có chứng chỉ

Nếu sở hữu chứng chỉ CMA, vị thế của bạn trong ngành sẽ được nâng cao và bạn sẽ được công nhận như một chuyên gia, nhận được sự tín nhiệm cao. Nhờ vậy mà cơ hội nghề nghiệp sẽ đa dạng, rộng mở hơn và đồng thời sẽ có mức lương “vạn người mơ”.

Theo kết quả Khảo sát Tiền lương Toàn cầu của Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ (The 2021 IMA Global Salary Survey) đã công bố, xét về tổng thu nhập các chuyên gia Kế toán – Tài chính sở hữu chứng chỉ CMA Hoa Kỳ trên toàn thế giới cao hơn 58% so với những người không có chứng chỉ. Bên cạnh đó, 88% đáp viên đã phản hồi rằng CMA giúp họ tăng thêm tự tin về khả năng chuyên môn của mình.

Theo thông tin từ Salary Expert vào tháng 11 năm 2023, người sở hữu chứng chỉ CMA Hoa Kỳ có mức lương trung bình lên tới 604.209.613 VNĐ mỗi năm tương đương 290.485 VNĐ mỗi giờ. Con số này cũng sẽ có sự thay đổi tăng hoặc giảm tùy theo kinh nghiệm làm việc tương ứng của từng người.

3.2. Được công nhận là một chuyên gia trong ngành Kế toán – Tài chính

Chương trình đào tạo chứng chỉ CMA chủ yếu sẽ tập trung chuyên sâu vào các kiến thức, kỹ năng thiết yếu trong công tác kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp. Từ đó người học sẽ có thêm khả năng đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược dựa trên dữ liệu tài chính, tham mưu cho ban lãnh đạo thay vì chỉ làm những công việc sổ sách kế toán đơn thuần. 

Bên cạnh đó, chứng chỉ được công nhận rộng rãi tới hơn 150 quốc gia trên thế giới nên độ tín nhiệm của các CMAs sẽ rất cao. Việc sở hữu CMA Hoa Kỳ cũng giúp nâng cao thương hiệu cá nhân, từ đó, gia tăng cơ hội trở thành nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp và tổ chức. 

3.3. Mở rộng kết nối với chuyên gia Kế toán – Tài chính toàn cầu

Ngày nay, nhu cầu làm việc tại môi trường quốc tế đang ngày càng tăng tại các quốc gia lớn trên thế giới, điển hình tại Trung Quốc và Ấn Độ, số lượng nhân sự quốc tế đang chiếm lần lượt 53% và 40%. 

Sự uy tín và danh giá của CMA được công nhận trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA) đã ưu ái gọi CMA là “Tiêu chuẩn toàn cầu cho Kế toán Quản trị và các Chuyên gia Tài chính” đã cho thấy rằng đạt được CMA sẽ là lý tưởng khi nhân sự Kế toán – Tài chính thường xuyên làm việc với đối tác nước ngoài hoặc có ý định làm việc ở môi trường quốc tế trong tương lai.

Bên cạnh đó, trở thành thành viên của cộng đồng CMA, học viên được tham gia mạng lưới độc quyền myIMA dành riêng cho thành viên, công cụ quản lý nghề nghiệp Career Drivers, kết nối với hơn 30.000 thành viên trên nền tảng LinkedIn chia sẻ những tin tức, xu hướng nghề nghiệp về ngành quản trị.

Ngoài ra, sở hữu chứng chỉ CMA Hoa Kỳ sẽ giúp bạn có thêm cơ hội gia nhập IMA Vietnam Chapter. Tại đó, bạn sẽ được tham gia các chương trình kết nối lãnh đạo, giáo dục chuyên nghiệp và các chương trình hướng đến cộng đồng. Đặc biệt, việc tham gia IMA Vietnam Chapter chỉ dành riêng cho người sở hữu chứng chỉ CMA. Một vài lợi ích khi trở thành thành viên của chi hội này có thể kể đến như:

  • Tham gia chương trình đào tạo dành riêng cho chuyên gia;
  • Mở rộng mối quan hệ với những người đầu ngành;
  • Phát triển và nâng cao năng lực lãnh đạo;
  • Trở thành cố vấn hướng đến phát triển cộng đồng chuyên gia trẻ.

Những sự kiện tiêu biểu mà IMA Vietnam Chapter từng tổ chức bao gồm: Chương trình CPE và Networking, 2023 IMA AsiaPac Student Case Competition, Young Professional Leadership Experience, v.v…

Lời kết

Trên đây là tổng hợp cơ hội nghề nghiệp triển vọng mà chứng chỉ Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (U.S. CMA) có thể đem đến cho nhân sự ngành Kế toán – Tài chính. Với khóa học CMA Hoa Kỳ tại SAPP Academy, Anh/Chị sẽ được trang bị toàn diện năng lực cốt lõi để nâng tầm sự nghiệp, rút ngắn con đường trở thành chuyên gia Kế toán Quản trị – Tài chính toàn cầu!

>>> Xem thêm: 

Hệ Thống Các Môn Học CMA – Lộ Trình Chuẩn Cho Người Mới

CMA Hoa Kỳ yêu cầu trình độ tiếng Anh thế nào? 4 giải pháp nâng cao năng lực để chinh phục U.S. CMA

[Cập Nhật Mới Nhất] Các Thay Đổi Về Một Số Khoản Phí Của Chương Trình Đào Tạo CMA Hoa Kỳ Năm 2023

Khám Phá Mức Lương Của Nhân Sự Kế Toán Quản Trị – Tài Chính Khi Sở Hữu Chứng Chỉ CMA Hoa Kỳ

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Trưởng phòng Kế toán là gì? Khác biệt so với vị trí Kế toán trưởng

Trong lĩnh vực kế toán, hai chức danh quan trọng nhất là trưởng phòng kế...

CMA Part 1 – Section F: Technology and Analytics

Là môn cuối cùng trong Part 1 CMA, Section F chiếm 15% tỷ trọng kiến...

3 Mô hình Kế toán Quản trị cơ bản và tối ưu nhất hiện nay

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và phức tạp, việc quản lý và...

Kế toán doanh nghiệp và nhiệm vụ quản lý tài chính “thiết yếu”

Bạn đang thắc mắc kế toán doanh nghiệp làm gì? Mức lương và yêu cầu...

CFO vs CEO – Một người có thể làm tốt “hai vai” không?

CFO và CEO đóng vai trò không thể thiếu trong cấu trúc quản trị của...

# Tầm quan trọng phân tích dữ liệu tài chính trong doanh nghiệp

Phân tích dữ liệu tài chính là gì? Tầm quan trọng của việc phân tích...

Khái niệm và vai trò nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Nguồn tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu chi...

# Tại Sao Cần Phải Xây Dựng Bộ Phận Quản Trị Rủi Ro Trong Doanh Nghiệp

Một doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả cần loại bỏ những yếu tố gian...