CMA20/06/2024

So sánh chứng chỉ CPA Úc và CMA – Nên học chứng chỉ nào?

Nếu bạn có định hướng phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán, tài chính và đang phân vân chọn lựa giữa chứng chỉ CPA Úc và CMA – hai chứng chỉ có tầm ảnh hưởng quốc tế và mang đến nhiều cơ hội rộng mở trong sự nghiệp cho người sở hữu. Cùng SAPP Academy phân tích điểm khác biệt giữa CMA và CPA  Australia để bạn có quyết định đúng đắn nhất khi lựa chọn chứng chỉ phù hợp với bản thân nhé!

Thông tin tổng quát về CMA

Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant) là chứng chỉ nghề nghiệp đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, kế toán được nhiều quốc gia trên toàn cầu công nhận, giúp tìm ra các chuyên gia hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực này. Sau khi hoàn thành được một số điều kiện do Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ đưa ra thì học viên sẽ được cấp chứng chỉ. Đây là Hiệp hội có tiếng vang lớn trên toàn cầu trong lĩnh vực tài chính kế toán, ra đời từ năm 1919 được công nhận tại hơn 150 quốc gia và có hơn 140 nghìn hội viên. CPA Úc và CMA

Chương trình đào tạo CMA gắn liền với kiến thức thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đồng thời đào tạo một cách chuyên sâu kiến thức liên quan đến tài chính, kế toán. Bởi vậy, khi đã sở hữu chứng chỉ này, bạn sẽ có nhiều cơ hội vươn lên những vị trí cao đáng mơ ước, đạt được mức lương mong muốn và dễ dàng hơn trong con đường phát triển sự nghiệp.

Thông tin tổng quát về CPA Úc

CPA Úc và CMA

Chứng chỉ CPA Australia là chứng chỉ uy tín về Kế, Kiểm và Tài chính được cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Úc (CPA Australia). Hiệp hội kế toán công chứng Úc hiện có hơn 168 nghìn hội viên đến từ 150+ quốc gia. Chứng chỉ CPA Australia được công nhận giá trị sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Australia, Việt Nam, Malaysia, Hồng Kông, Anh, Mỹ…

Với chương trình học chuyên sâu, người học sẽ có thể vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống kế toán, kiểm toán và tài chính kinh doanh trong công việc thực tế. Đồng thời, khi sở hữu chứng chỉ CPA Australia cũng sẽ giúp bạn thăng tiến trong công việc lên các vị trí quản lý tài chính cấp cao tại các tập đoàn đa quốc gia.

Trong trường hợp, người đã sở hữu chứng chỉ CPA Việt Nam theo quy định sẽ được miễn 3/12 môn thi chứng chỉ CPA  Australia.

Điểm khác biệt giữa chứng chỉ CMA và chứng chỉ CPA Úc

Điều kiện Chứng chỉ CMA Chứng chỉ CPA Úc
Hội đồng tổ chức Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ Hiệp hội Kế toán công chứng Úc
Năm thành lập 1919 12/04/1886
Số lượng thành viên Hiện tại, chương trình CMA có hơn 536 nghìn học viên đến từ 178+ quốc gia trên toàn cầu, trong đó, hơn 70.000 thành viên được cấp giấy chứng nhận và tăng dần hàng năm. Chương trình CPA Úc hiện tại có hơn 168 nghìn hội viên đến từ 150+ quốc gia (theo thống kê đến tháng 2/2021) và những người sở hữu chứng chỉ CPA Úc hiện đang làm việc tại hơn 120 quốc gia, nắm giữ những vị trí quan trọng.
Số lượng hội viên tại Việt Nam Tại Việt Nam hiện tại có hơn 100 hội viên CMA. Tính đến năm 2015, tại Việt Nam có khoảng 385 hội viên CPA.
Điều kiện dự thi
  • Việc đầu tiên khi muốn theo đuổi chương trình CMA, bạn cần trở thành thành viên của IMA (Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ) sau đó đăng ký chương trình CMA, hoàn tất các khoản phí theo yêu cầu đúng thời hạn;
  • Tham gia học và thi CMA chỉ cần bạn từ 16 tuổi trở lên, tuy nhiên, để có thể nhận được chứng chỉ thì cần thêm một số điều kiện về kinh nghiệm và bằng cấp nên lý tưởng nhất là sau khi bạn tốt nghiệp đại học/cao đẳng hoặc đang đi làm theo chuyên ngành tài chính, kế toán.
Để đăng ký dự thi chứng chỉ CPA Úc, bạn cần nộp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu đến CPA Úc (bằng cấp và kinh nghiệm sau đại học).
Tổng quan chương trình học Chương trình học của CMA được phân chia thành 2 phần với lối sắp xếp các môn học khoa học, học viên có thể áp dụng luôn vào thực tiễn, cụ thể từng phần học như sau:

  • Phần 1 là hoạch định tài chính, quản trị hoạt động và phân tích với nội dung học đầu tiên là khái quát về định hướng chiến lược học tập, sau đó mới đến các kiến thức chuyên môn sâu như lập kế hoạch, quản trị hoạt động, báo cáo tài chính, dự toán…;
  • Phần 2 quản trị tài chính chiến lược với bước đầu tiên là định hướng chiến lược học tập cho học viên, sau đó đi sâu phân tích, quản trị rủi ro, đưa ra quyết định đầu tư cũng như học về đạo đức nghề nghiệp.
Chương trình học của CPA Úc gồm 2 cấp độ là:

– Cấp độ cơ bản;

– Cấp độ chuyên nghiệp.

Trong đó cấp độ cơ bản gồm 6 môn học, cấp độ chuyên nghiệp gồm 4 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn.

Cấu trúc đề thi và thời gian hoàn thành Thực hiện dự thi CMA trên máy tính với cấu trúc mỗi phần thi như sau:

Phần 1 và phần 2 có cấu trúc giống nhau với 100 câu trắc nghiệm thi trong 4 giờ và 2 bài tự luận thi trong 1 giờ. Bạn cần vượt qua bài thi trắc nghiệm với tối thiểu 50% thì mới được thi tiếp phần thi tự luận.

Dự thi CPA Úc thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức thi: trên máy tính hoặc trên giấy. Với những môn học bắt buộc sẽ kết hợp thi trắc nghiệm và tự luận.

Môn học tự chọn thi theo hình thức trắc nghiệm 100% với đề thi mở, áp dụng case study thực tế; thời lượng thi là 3 giờ 15 phút.

Lệ phí thi Một số khoản lệ phí thi theo quy định của IMA khi tham gia chương trình CMA như sau:

– Khoản phí đăng ký ban đầu là $15 đóng 1 lần duy nhất;

– Khoản phí hội viên thường niên là $260;

– Khoản phí đầu vào chương trình đóng 1 lần duy nhất là $280;

– Phí thi 1 học phần là $460.

Lệ phí chương trình CPA Úc (chưa bao gồm tài liệu học và chương trình ôn thi) được quy định như sau:

– Phí dự thi CPA Úc là $580;

– Phí gia hạn ngày thi là $75;

– Phí hoãn thi là $330-$450;

– Phí kỳ thi nền tảng là $345;

Với thí sinh muốn đến ÚC để dự thi thì bài thi đánh giá kỹ năng CPA  Úc là $320.

Thời hạn yêu cầu hoàn thành Trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn tất đăng ký, bạn cần hoàn thành đầy đủ 2 phần thi. Trong vòng 6 năm từ lúc đăng ký trở thành hội viên (Associate member), bạn cần hoàn thành chứng chỉ CPA Úc.
Điều kiện cấp chứng chỉ Để nhận được chứng chỉ CMA, người học cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau:

– Sở hữu bằng Đại học chính quy tại các trường đại học được công nhận;

– Có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm hoạt động và làm việc trong lĩnh vực kế toán quản trị, tài chính,…;

– Thành công vượt qua 2 kỳ thi của chương trình CMA của Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA;

– Phí đầu vào CMA còn hiệu lực;

– Tuân thủ Tuyên bố của IMA về Đạo đức hành nghề.

Thí sinh cần hoàn thành chương trình CPA, sở hữu bằng cấp được CPA Úc công nhận, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, tài chính, kinh doanh.
Tỷ lệ đỗ Mỗi phần thi CMA có tỷ lệ đỗ khá cao, từ 45-50%. Tỷ lệ đỗ của CPA Úc dao động từ 45-55%.
Kỹ năng đạt được Chương trình CMA giúp tích lũy các kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực tài chính, kế toán cũng như các kỹ năng phù hợp với thực tiễn môi trường doanh nghiệp trong nước, FDI hay các công ty hàng đầu thế giới. Chương trình CPA Úc giúp phát triển kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ kiểm toán như xem xét báo cáo tài chính và giao dịch liên quan, xem xét tính hợp lý hợp lệ các khoản thu, chi phí hoặc lợi nhuận doanh nghiệp một cách chuyên sâu.
Cơ hội nghề nghiệp Những người sở hữu chứng chỉ CMA mang đến cơ hội nghề nghiệp rộng mở, bộ hồ sơ tuyển dụng của bạn sẽ trở nên sáng giá hơn trong hàng ngàn ứng viên nếu “bỏ túi” thêm chứng chỉ CMA. Chứng chỉ CPA Úc được nhiều Hiệp hội kiểm toán đánh giá cao, bởi vậy, nó là chứng chỉ “must have” khi bạn muốn đầu quân cho các công ty hàng đầu thế giới cùng những chức vụ quan trọng trong lĩnh vực tài chính, kế toán.
Các vị trí công việc Sở hữu chứng chỉ CMA giúp bạn có nhiều cơ hội hướng đến các vị trí như: Giám đốc tài chính, Trưởng phòng tài chính kế toán, Kế toán trưởng, Chuyên viên phòng tài chính kế toán,… Sở hữu chứng chỉ CPA Úc giúp bạn có cơ hội tại nhiều vị trí quan trọng trong doanh nghiệp Việt Nam, FDI hay công ty hàng đầu thế giới như: kiểm toán viên, kiểm toán nội bộ, chuyên viên kiểm toán công nghệ thông tin, quản lý tài chính doanh nghiệp, chuyên viên kiểm soát tài chính, tư vấn kế toán và thuế,…
Mức lương trung bình Mức lương trung bình người sở hữu chứng chỉ CMA đạt được là $1047 đến $5028 tùy thuộc vào vị trí công việc và kinh nghiệm làm việc. Tại Úc, những người sở hữu chứng chỉ CPA Úc có thu nhập trung bình $82,562/năm.

Trong khi đó, tại Việt Nam, những người sở hữu chứng chỉ CPA Úc có thu nhập từ $1000-$2000/tháng.

=> Xem thêm: So Sánh CIMA và CMA – Đâu Là Chứng Chỉ Phù Hợp Dành Cho Bạn?

Nên học chứng chỉ CMA hay chứng chỉ CPA Úc

CPA Úc và CMA

Mỗi chứng chỉ quốc tế có một mục đích nghề nghiệp riêng và thật khó để so sánh chứng chỉ nào tốt hơn. Tuy nhiên, điểm chung là những người theo đuổi các chứng chỉ nghề nghiệp này cần đầu tư về thời gian, tài chính cũng như tích lũy kinh nghiệm và bằng cấp được công nhận.

Bởi vậy, ngay từ khi theo đuổi chứng chỉ CMA hay chứng chỉ CPA Úc, bạn cần xác định mục tiêu để tìm ra cho mình chứng chỉ phù hợp nhất. Ví dụ muốn phát triển lên các vị trí cao trong lĩnh vực tài chính kế toán thì chứng chỉ CMA là phù hợp nhất, trong khi đó chứng chỉ CPA Úc sẽ phù hợp hơn cho con đường phát triển trong lĩnh vực kiểm toán.

Tạm kết

Hy vọng với những thông tin tổng hợp trong bài viết được SAPP Academy bật mí, bạn đã hình dung được tổng quan về hai chứng chỉ CMA và chứng chỉ CPA Úc cũng như sự khác biệt giữa hai chứng chỉ này, từ đó lựa chọn được cho mình một chứng chỉ phù hợp với lĩnh vực mà bạn theo đuổi.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Con đường trở thành giám đốc tài chính trong thời đại MỚI

“Học ngành gì để làm Giám đốc Tài chính?”, “Một CFO cần những gì?” – Dưới...

Dự toán ngân sách kế toán quản trị và phương pháp áp dụng

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, vai trò của kế toán quản trị ngày...

CMA Part 2 – Những thông tin quan trọng nhất cần nắm

Part 2 trong chương trình học CMA đề cập tới quản trị tài chính chiến...

CMA Part 1 – Section F: Technology and Analytics

Là môn cuối cùng trong Part 1 CMA, Section F chiếm 15% tỷ trọng kiến...

Ảnh hưởng của kế toán quản trị đến việc định giá bán

Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh hiện nay, kế toán quản trị đóng...

[Cập Nhật] Những Thay Đổi Về Nội Dung Bài Thi CMA Năm 2024

Để đảm bảo kiến thức được cập nhật phù hợp với thực tiễn, một số nội dung...

Kiểm toán Báo cáo Tài chính là gì? Đặc điểm, quy trình thực hiện ra sao?

Kiểm toán báo cáo tài chính là quy trình xác minh sự minh bạch của...

Kiểm soát nội bộ – Công cụ giám sát khách quan cho mọi doanh nghiệp

Kiểm soát nội bộ là phương pháp giúp quản trị viên giảm thiểu rủi ro...