Kế toán quản trị đang ngày càng trở lên quan trọng, là mục tiêu được nhiều người săn đón. Sở hữu chứng chỉ CMA hay CIMA giúp người sở hữu đến gần hơn với mục tiêu đề ra.
Trong hàng ngàn ứng viên tiềm năng cạnh tranh với bạn, “bỏ túi” một chứng chỉ mang tầm quốc tế sẽ giúp CV của bạn trở nên sáng giá, chắc chắn sẽ là ưu tiên số 1 dành cho nhà tuyển dụng. Hiện có rất nhiều chứng chỉ dành cho kế toán, chứng chỉ CIMA và CMA được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Vậy sự khác nhau của hai chứng chỉ này là gì? Tại sao nên chọn học CMA thay vì CIMA hoặc ngược lại? cùng SAPP Academy giải đáp nhé!
Chứng chỉ CMA hiện là chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận trên toàn cầu, với tên đầy đủ là Chứng chỉ Kế toán Quản trị Hoa Kỳ hay Certified Management Accountant. Nội dung đào tạo của CMA là về lĩnh vực tài chính kế toán dành cho nhiều đối tượng khác nhau theo đuổi lĩnh vực này. Đó có thể là sinh viên năm cuối, người đi làm, giảng viên hay chuyên gia… Thí sinh sẽ nhận được chứng chỉ danh giá này từ Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ sau khi hoàn thiện các yêu cầu mà IMA đưa ra. Đây là Hiệp hội lớn nhất tại Hoa Kỳ trong lĩnh vực quản trị tài chính kế toán với hơn 140.000 thành viên đến từ hơn 140 quốc gia.
Kiến thức trong chương trình đào tạo chủ yếu liên quan đến tài chính kế toán, các kiến thức gắn liền với thực tiễn trong doanh nghiệp, đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của tập đoàn lớn, doanh nghiệp FDI hay các công ty hàng đầu thế giới. Bởi vậy, khi sở hữu chứng chỉ, bạn sẽ trở thành một chuyên gia trong ngành, có thể hướng tới nhiều vị trí quan trọng trong doanh nghiệp.
Chứng chỉ CIMA là chứng chỉ Kế toán Quản trị công chứng Anh Quốc với tên gọi khác là Chartered Institute of Management Accountants. Chứng chỉ được cấp bởi một thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế là Hiệp hội Kế toán Quản trị công chứng Anh Quốc. Đây được coi là một tổ chức thuộc lĩnh vực kế toán quản trị có tầm ảnh hưởng nhất thế giới với hơn 250.000 thành viên làm việc tại khoảng 180 quốc gia. Người sở hữu chứng chỉ CIMA là các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực.
Kiến thức trong chương trình đào tạo CIMA cung cấp nhiều kỹ năng, kiến thức trong 3 mảng chính như sau:
Chứng chỉ |
CMA |
CIMA |
Tên đầy đủ
|
Chartered Institute of Management Accountants |
Certified Management Accountant |
Số lượng thành viên |
Có khoảng hơn 140.000 hội viên được công nhận tại hơn 140 quốc gia. |
Hơn 250.000 thành viên làm việc tại khoảng 180 quốc gia. |
Đối tượng & điều kiện theo học |
|
|
Mục tiêu chương trình học |
Với 12 chuyên đề tập trung vào kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, chương trình học CMA giúp học viên nâng cao trình độ chuyên môn và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, có thu nhập hấp dẫn.
|
Chương trình học CIMA giúp học viên nâng cao kỹ năng phân tích sâu các thông tin tài chính để có quyết định chính xác, mang đến hiệu quả cao, không chỉ tập trung vào lĩnh vực kế toán mà còn quản trị, giúp ứng viên đáp ứng đủ tiêu chí vào nhiều vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp hàng đầu với mức thu nhập cao. |
Nội dung chương trình học |
Chương trình học CMA gồm 2 phần chính, mỗi phần đều có môn học mở đầu là định hướng chiến lược học tập với nội dung khác nhau: - Phần 1 hoạch định tài chính, quản trị hoạt động và phân tích với các môn học về quyết định công bố báo cáo tài chính, lập kế hoạch, dự báo, quản trị về chi phí, hoạt động, kiểm soát nội bộ…; - Phần 2 Quản trị tài chính chiến lược gồm các nội dung: Phân tích BCTC doanh nghiệp, phân tích quyết định quản trị rủi ro, đầu tư và đạo đức nghề nghiệp. |
Chương trình CIMA gồm 16 môn học chuyên sâu vào quản lý doanh nghiệp, quản lý về kết quả kinh doanh, quản lý về tài chính… Trong đó có chương trình miễn giảm môn học dựa trên kinh nghiệm làm việc thực tế trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kinh doanh hoặc kết quả học tập các chương trình khác. |
Lệ phí thi chứng chỉ |
Theo quy định của IMA, các khoản lệ phí cần hoàn thiện như sau: - Phí đăng ký ban đầu là $15 đóng 1 lần; - Phí hội viên là $260 đóng thường niên; - Phí đầu vào chương trình $280 đóng 1 lần; - Phí thi $460/học phần. |
Các khoản phí CIMA: - Phí đăng ký (thanh toán 1 lần) tùy theo từng nhóm đối tượng từ: 95£ - 425£; |
Thời gian thi trong năm |
Trong 1 năm có 3 kỳ thi ở các ngày: - Tháng 1,2 đăng ký trước ngày 15/2; - Tháng 5,6 đăng ký trước ngày 15/6; - Tháng 9,10 đăng ký trước ngày 15/10. |
Chương trình CIMA có 2 mô hình thi gồm: môn thi cấp độ chứng chỉ và môn objective thì linh hoạt thi trên máy tính; bài thi tình huống để kết thúc từng cấp độ thi trên máy tính vào các tháng 2,5,8,11. |
Số lượng bài thi |
2 phần tương ứng với 2 bài thi kết thúc Part 1 và Part 2. |
Chương trình CIMA thông thường có 16 môn thi, chương trình C-SEP có 2 môn thi và chương trình SCS có 1 môn thi. |
Thời gian thi |
Tổng thời gian thi là 4 giờ 1 phần với cấu trúc ở cả 2 phần thi giống nhau: 100 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 3 giờ và 2 bài tiểu luận trong thời gian 1 giờ. |
Với các bài tình huống, thời gian thi là 180 phút/môn, các bài còn lại thời gian thi là 90 phút/môn. |
Hình thức làm bài thi |
Làm bài thi trên máy tính |
Làm bài thi trên máy tính |
Nội dung tập trung chủ yếu |
Kế toán tài chính, kế toán quản trị |
Kế toán tài chính, Quản lý điều hành doanh nghiệp, Đội ngũ quản trị chiến lược của doanh nghiệp |
Tỷ lệ đỗ |
Tỷ lệ đỗ mỗi phần thi CMA từ 45-50% |
Tỷ lệ đỗ chứng chỉ CIMA là 52-94% |
|
CMA |
CIMA |
Cơ hội nghề nghiệp |
Với chương trình học gồm 2 phần và 12 chuyên đề đi sâu vào chuyên môn trong lĩnh vực tài chính kế toán, học viên sau khi theo học chương trình sẽ có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, theo đuổi nhiều lĩnh vực như: Quản lý rủi ro tài chính, Kiểm toán viên nội bộ, Nhà phân tích và lập kế hoạch tài chính, Kế toán và quản lý chi phí, Liên doanh vốn. |
Với chương trình học theo chuẩn quốc tế được sắp xếp khoa học, dễ hiểu, kiến thức chuyên sâu, học viên sau khi theo học chương trình CIMA có khả năng theo đuổi các lĩnh vực như: Chuyên viên phân tích tài chính, Kiểm toán viên nội bộ, Kế toán tài chính, Chuyên gia phân tích tài chính, Người quản lý tài chính, Chuyên viên thuế. |
Chức vụ đảm nhận |
Finance Manager, Controller, , Management Accountant, Finance Analyst |
Head of Finance, CFO, FD, Sr. Finance Manager, Controller. |
Mức lương trung bình |
$1047 đến $5028 là mức lương trung bình người sở hữu chứng chỉ CMA nhận được tùy thuộc vào vị trí công việc và kinh nghiệm làm việc |
Tại Anh, chứng chỉ CIMA có thể giúp bạn sở hữu mức lương lên tới £50.000 - 55.000/ năm |
=> Xem thêm: So Sánh CIMA và CMA - Đâu Là Chứng Chỉ Phù Hợp Dành Cho Bạn?
Khó có thể trả lời câu hỏi “chứng chỉ nào tốt hơn” bởi mỗi chứng chỉ phục vụ một mục tiêu, định hướng riêng. Dựa vào sự khác nhau giữa chứng chỉ CIMA và CMA để lựa chọn một chứng chỉ phù hợp nhất với bản thân, SAPP Academy đưa ra gợi ý như sau:
Nếu bạn muốn sở hữu một chứng chỉ quốc tế trong thời gian ngắn khoảng 12 - 18 tháng thì chứng chỉ CMA phù hợp với bạn, chương trình CMA tập trung vào các kiến thức kỹ năng cụ thể trong lĩnh vực quản trị tài chính kế toán như: lập ngân sách, dự toán, đánh giá báo cáo tài chính… Học chương trình CMA giúp bạn sở hữu chứng chỉ “vàng” trong thời gian ngắn và tiết kiệm chi phí.
Trong khi đó chương trình học CIMA có nhiều chủ đề, cung cấp kho tàng kiến thức rộng lớn và bao quát về nhiều lĩnh vực kế toán tài chính, kinh doanh cùng những bài tập tình huống đa dạng. Nhờ đó, học viên sẽ nâng cao được kỹ năng chuyên môn và có nhiều cơ hội thăng tiến trong kinh doanh.
Tạm kết
Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát về chứng chỉ CMA và CIMA, điểm giống và khác nhau, từ đó có định hướng nghề nghiệp để lựa chọn cho mình một chứng chỉ phù hợp nhất.
CẬP NHẬT MỚI NHẤT
TIN TỨC LIÊN QUAN
28
Tháng 09
# Báo Cáo Lãi Lỗ Nội Bộ Là Gì? Các Mẫu Báo Cáo Lãi Lỗ Thông Dụng
Báo cáo lãi lỗ nội bộ là tài liệu thể hiện doanh thu, chi phí, và kết quả lợi nhuận hoặc lỗ của một doanh nghiệp trong một giai đoạn thời gian cụ thể.
26
Tháng 09
# Retained Earnings Là Gì? Công Thức Tính Và Ý Nghĩa
Retained earnings thường được dịch là "lợi nhuận sau thuế chưa phân phối". Đây là số tiền lợi nhuận duy trì sau khi đã trừ các khoản như cổ tức cho cổ đông.
25
Tháng 09
# Những Yêu Cầu Về Trình Bày Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính đúng phương pháp là một yếu tố quan trọng vì nó đảm bảo tính chính xác, minh bạch và uy tín của thông tin tài chính
25
Tháng 09
5+ Thủ Thuật Làm Đẹp Báo Cáo Tài Chính Và Cách Nhận Diện
Hiện nay một trong những thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính phổ biến là thay đổi hạch toán doanh thu hoặc chi phí không đúng niên độ kế toán