CMA20/06/2024

Điều kiện và lệ phí thi CMA – Những thông tin cập nhật mới nhất

“Thi CMA bao nhiêu tiền?” – Từ 01/10/2023 Hiệp hội Kế toán Quản trị (IMA) đã có sự thay đổi về lệ phí thi. Với người đi làm lệ phí thi tăng từ 460$ lên 495$. Với sinh viên lệ phí thi tăng từ 345$ lên 370$. Mời các bạn cùng SAPP tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này.

Điều kiện dự thi CMA tại Việt Nam

Tổ chức IMA – Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (đơn vị tổ chức thi chứng chỉ CMA) không đưa ra điều kiện đầu vào cho các ứng viên đăng ký thi CMA. Tuy nhiên, để được dự thi CMA tại Việt Nam cũng như các khu vực khác bạn cần đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

  • Thứ 1: Đăng ký trở thành thành viên của Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA). Đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc đối với mỗi học viên.
  • Thứ 2: Tham gia và hoàn thành chương trình đào tạo CMA do Hội đồng Quản lý Kế toán Quản trị (IMA) tổ chức hoặc các chương trình đào tạo tương đương.
  • Thứ 3: Thanh toán các khoản phí cần đóng theo yêu cầu của CMA đúng thời điểm (phí hồ sơ, phí hội viên, phí đầu vào chương trình, phí thi) để có thể tham gia chương trình học và thi CMA.

Để có thể dự thi CMA người học cũng cần đáp ứng một số điều kiện

Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn có thể đăng ký tham gia kỳ thi CMA. Bên cạnh đó, để hoàn thành tốt kỳ thi cũng như được cấp chứng chỉ CMA ngay sau khi hoàn thành kỳ thi chứng chỉ CMA và đáp ứng các điều kiện để được IMA cấp chứng chỉ CMA, học viên cần đáp ứng thêm những tiêu chí sau:

  • Thi đậu cả 2 phần thi trong bài thi Chứng chỉ CMA.
  • Người học có bằng cấp trình độ đại học, cao đẳng hoặc tương đương từ một trường đại học được công nhận.
  • Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán hoặc quản lý tài chính tối thiểu 2 năm. Kinh nghiệm này có thể được tính từ trước, trong và sau khi hoàn thành các phần thi CMA.
  • Hiện tại đang là thành viên của hiệp hội IMA.

Cách thức đăng ký tham gia kỳ thi CMA

Bạn có thể đăng ký tham gia kỳ thi CMA theo quy trình 4 bước cụ thể dưới đây:

Đăng ký tài khoản thành viên

Bước 1: Đăng nhập tài khoản bạn dùng để đăng ký thành viên: https://www.imaonlinestore.com/personifyebusiness.

Bước 2: Ở màn hình chính, ta chọn “Member Login”.

Ở màn hình chính, ta chọn “Member Login”

Bước 3: Tiếp tục chọn “Register now”

Tiếp tục chọn “Register now”

Bước 4: Màn hình hiển thi ô trống nhập email, bạn điền email của mình (lưu ý nên sử dụng email cá nhận thay vì email công ty). Sau khi điền địa chỉ email, bạn nhấn “Continue” để chuyển tiếp tới bước điền các thông tin cá nhân.

Sau khi điền địa chỉ email, bạn nhấn “Continue” để chuyển tiếp tới bước điền các thông tin cá nhân.

Bước 5: Điền các thông tin cá nhân sau đó nhấn “Next” để chuyển tiếp.

Điền các thông tin cá nhân sau đó nhấn "Next" để chuyển tiếp

Bước 6: Từ phần chuyển tiếp sang, bạn nhấn “Add to cart”.

Từ phần chuyển tiếp sang, bạn nhấn “Add to cart”

Bước 7: Sau khi chọn “Add to cart” xong popup sẽ nhảy ra  chọn phần “Checkout” như hình.

Sau khi chọn “Add to cart” xong popup sẽ nhảy ra  chọn phần "Checkout" như hình

Bước 8: Kiểm tra lại các thông tin cá nhân và nhấn “Next”.

kiểm tra lại các thông tin cá nhân và nhấn “Next”.

Bước 9: Kiểm tra lại các item đã chọn, tiếp tục nhấn “Next”.

Kiểm tra lại các item đã chọn, tiếp tục nhấn “Next”

Bước 10: Tiến hành nhập thông tin thanh toán. Hiện tại, IMA cho phép thanh toán đối với: Master Card, Visa, Thẻ JCB, Paypal, Alipay, Discover và American Express. Dưới đây là các thông tin bạn chọn thanh toán qua thẻ:

  • Credit Card Number: Là số trên thẻ
  • Name on card: Tên chủ thẻ
  • Expiration Date: Thời gian hết hạn của thẻ
  • Security Code: Mã xác minh thẻ

Sau đó nhấn “Complete order”.

Điền đầy đủ các thông tin thanh toán. Sau đó nhấn "Complete Order".
Điền đầy đủ các thông tin thanh toán. Sau đó nhấn “Complete Order”.
Điền các thông tin bổ sung về lĩnh vực ngành nghề của bạn và nhấn “Complete order”.
Điền các thông tin bổ sung về lĩnh vực ngành nghề của bạn và nhấn “Complete order”.

Đăng ký thi CMA tại Việt Nam

Sau khi đăng nhập vào IMA (Hội đồng Quản lý Kế toán Quản trị), bạn cần đăng ký lịch thi ở Trung tâm kiểm tra Prometric (đây là trung tâm khảo thí được IMA ủy quyền tổ chức kỳ thi CMA, tổ chức này có trụ sở hoạt động tại Việt Nam).

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ www.prometric.com/ICMA để tìm trung tâm kiểm tra và lựa chọn thời gian phù hợp.

Nhấn chọn “Schedule” (góc trái bên dưới hình).

Bước 2: Nhấn chọn “Schedule” (góc trái bên dưới hình).

Đọc kỹ các thông tin ở mục Schedule Appointment và Sau đó ấn mũi tên (màu xanh lá cây) bên phải

Bước 3: Đọc kỹ các thông tin ở mục Schedule Appointment và Sau đó ấn mũi tên (màu xanh lá cây) bên phải.

Ấn tick vào các ô vuông “I confirm…” , “I consent…”

Bước 4: Bạn tiếp tục mũi tên bên phải chuyển tiếp sang bước kế tiếp. Tại đây:

  • Nhập Authorization Number (dãy số có định dạng “1xxxxxxxxx-x” được IMA gửi qua email cho thí sinh ngay sau khi đóng phí thi thành công)
  • Nhập 4 chữ cái đầu của họ trong họ tên mà bạn đăng ký, trường hợp họ của bạn ít hơn 4 chữ cái thì vẫn nhập vào bình thường.

Nhập Authorization Number và 4 chũ cái đầu của họ trong tên

Bước 5: Sau đó nhấn “Submit”. Màn hình xuất hiện mục chọn địa điểm và ngày thi:

  • Đối với địa điểm: Hiện tại, kỳ thi CMA diễn ra tại 2 khu vực: Hồ Chí Minh và Hà Nội, bạn nhập địa điểm vào mục “Address” địa điểm đăng ký thi
  • Đối với thời gian: Hệ thống chỉ cho phép xem lịch thi trong 2 tuần, bạn nhập ngày bắt đầu theo cú pháp “DD/MM/YYYY” và ngày kết thúc (cộng thêm 2 tuần so với ngày bắt đầu).

Màn hình xuất hiện mục chọn địa điểm và ngày thi

Bước 6: Màn hình sẽ hiển thị các ngày thi mà IMA đang mở theo khung thời gian bạn chọn, bạn nhấn vào ngày thi mình muốn đăng ký.

Sau đó màn hình sẽ hiển thị thêm ca thi, bạn tiếp tục tục nhấn vào ca thi đăng ký và ấn mũi tên (màu xanh lá cây) bên phải để hoàn tất đăng ký ngày thi.

Bước 7: Sau lựa chọn ngày và lịch thi cụ thể, màn hình sẽ hiển thị thêm ca thi, bạn tiếp tục tục nhấn vào ca thi đăng ký và ấn mũi tên (màu xanh lá cây) bên phải để hoàn tất đăng ký ngày thi.

Bạn đọc kĩ các thông tin liên quan đến đăng ký thi hiển thị trên màn hình

Bước 8: Bạn đọc kĩ các thông tin liên quan đến đăng ký thi hiển thị trên màn hình. Sau đó kéo xuống dưới, ấn tick vào các ô vuông  “I consent…”

Sau đó kéo xuống dưới, ấn tick vào các ô vuông  “I consent…”

Bước 9: Màn hình sẽ hiển thị thông tin các thông tin cá nhân của bạn, bạn kiểm tra kỹ các thông tin và điền thêm thông tin về “Email Address” và “Validate Email”. Sau đó ấn mũi tên (màu xanh lá cây) bên phải màn hình.

Màn hình sẽ hiển thị thông tin các thông tin cá nhân của bạn, bạn kiểm tra kỹ các thông tin và điền thêm thông tin về “Email Address” và “Validate Email”. Sau đó ấn mũi tên (màu xanh lá cây) bên phải màn hình.

Bước 10: Màn hình tiếp tục hiển thị thông tin cá nhân và chi tiết ngày thi của bạn, bạn kiểm tra lại và nhấn “Complete Appointment”.

Màn hình tiếp tục hiển thị thông tin cá nhân và chi tiết ngày thi của bạn, bạn kiểm tra lại và nhấn “Complete Appointment”.

Bước 11: Khi đăng ký ngày thi thành công, màn hình sẽ hiển thị tick xanh “Appoitment Confirmed”, bạn tiến hành chụp lại màn hình và thông tin đăng ký thành công.

Khi đăng ký ngày thi thành công, màn hình sẽ hiển thị tick xanh “Appoitment Confirmed”, bạn tiến hành chụp lại màn hình và thông tin đăng ký thành công.

Lưu ý:

  • Các kỳ thi được chia ra theo Part 1 và Part 2, vì vậy hãy lựa chọn phần thi phù hợp với bạn.
  • Các kỳ thi Chinese Language CMA Exam sẽ thi bằng tiếng Trung và có ngày tháng thi cụ thể.
  • Các kỳ thi còn lại sẽ thi bằng tiếng Anh, ngày thi sẽ được lựa chọn trong khoảng thời gian mà kỳ thi cung cấp. Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA) tổ chức kỳ thi CMA thông qua ba Testing Window (đợt thi) mỗi năm. Các Testing Window này có thời gian cụ thể là từ tháng 1 đến tháng 2, từ tháng 5 đến tháng 6, và cuối cùng là từ tháng 9 đến tháng 10.

Nhận giấy xác nhận (Appointment Confirmation)

Sau khi thanh toán lệ phí thi, bạn hãy check email bởi IMA sẽ gửi đến hộp thư của bạn mẫu giấy xác nhận về kỳ thi của bạn.

Thông qua các bước trên, bạn sẽ hoàn tất quy trình đăng ký thi CMA.

Lệ phí thi CMA

Để đảm bảo thành công trong kỳ thi, việc quan trọng nhất là bạn cần hiểu rõ về cấu trúc đề thi chứng chỉ CMA. Hãy cùng khám phá chi tiết về các phần thi, nội dung của từng phần, phần trăm tỷ trọng và một số thông tin quan trọng khác.

Cấu trúc đề thi của kỳ thi CMA

Đề thi của kỳ thi CMA được chia thành 2 Part (2 phần). Quy trình thi CMA không bắt buộc học viên phải thi part nào trước, có thể linh hoạt để đăng ký cả hai part cùng một kỳ hoặc chọn tách biệt ra để có thời gian ôn tập cho mỗi phần một cách riêng lẻ.

Mỗi part thi CMA bao gồm nhiều chủ đề và tỷ trọng phần trăm các chủ đề sẽ khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn có thể biết được tần suất xuất hiện của mỗi chủ đề trong bài kiểm tra. Thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về trọng số của từng chủ đề và có thể tập trung ôn tập vào các lĩnh vực quan trọng hơn để đạt được kết quả tốt nhất. Cụ thể như sau:

  • Part 1 bài thi CMA: Financial Planning, Performance, and Analytics (Lập kế hoạch tài chính, Hiệu suất và Phân tích)
Nội dung chính Tỷ trọng nội dung (%)
External Financial Reporting Decision 15
Planning, budgeting and forecasting 20
Performance management 20
Cost Management 15
Internal control 15
Technology and Analysis 15
  • Part 2 bài thi CMA: Strategic Financial Management (Quản trị tài chính chiến lược)
Nội dung chính Tỷ trọng nội dung (%)
Financial Statement Analysis 20
Corporate Finance 20
Decision analysis 25
Risk Management 10
Investment decision 10
Professional ethics 15

Thời gian làm bài cho mỗi phần là 4 giờ đồng hồ, trong đó mỗi phần bao gồm: 100 câu hỏi trắc nghiệm (MCQ – Multiple-choice questions)2 bài tiểu luận (Essay).

Phần thi trắc nghiệm (MCQ)

Thí sinh có 3 giờ để hoàn thành phần thi MCQ. Nếu bạn hoàn thành phần trắc nghiệm sớm, thời gian còn lại có thể được sử dụng để tập trung vào làm bài tiểu luận.

Với 100 câu hỏi trắc nghiệm, IMA đã phân loại thành các dạng câu hỏi để hỗ trợ học viên trong quá trình ôn tập.

  • Câu hỏi đóng: Dạng câu hỏi mà người dự thi được hỏi chỉ có thể trả lời bằng câu ngắn gọn và có một câu trả lời duy nhất.
  • Hoàn thành câu: Dạng câu hỏi chưa hoàn thiện, yêu cầu học viên lựa chọn đáp án đúng dựa vào gợi ý đã có trong đề thi để hoàn thiện câu.
  • Câu hỏi phủ định: Đây là những câu hỏi bao gồm các cụm từ phủ định, như ngoại trừ , không , trừ khi , ít nhất , v.v. Bạn sẽ có bốn lựa chọn. Ba trong số đó sẽ đúng và bạn sẽ phải chọn một câu sai.
  • Câu hỏi đánh giá: Dạng câu hỏi mà học viên lựa chọn đáp án dựa trên mức độ từ chưa tốt đến tốt nhất.

Thí sinh cần phải trả lời đúng ít nhất 50% phần câu hỏi trắc nghiệm trong mỗi phần của kỳ thi để có thể tiếp tục và làm bài phần tự luận tương ứng. Nếu thí sinh không vượt qua phần thi MCQ thì bài thi sẽ không được ghi nhận.

Xem thêm: Nên chọn tài liệu tự học CMA nào? “Bật mí” lời khuyên cho bạn

Phần thi viết bài luận (Essay)

Với bài thi luận, thí sinh có 1 giờ để hoàn thành 2 bài luận của từng part, mỗi bài tương đương 30 phút. Đề thi sẽ được hiện ra trên máy tính., sau 30 phút sẽ tự động chuyển sang bài luận khác. Vì thế thí sinh cần chú ý, tập trung để hoàn thành bài thi.

Vậy để vượt qua kỳ thi CMA thí sinh cần đạt bao nhiêu điểm?

Điều kiện để vượt qua kỳ thi CMA là gì?

Điểm tối đa mà mỗi part của chứng chỉ CMA mà thí sinh có thể đạt được là 500 điểm. Theo đó, thí sinh cần đạt ít nhất 360 điểm cho mỗi Part (72% điểm số điểm tối đa). Quy định này đảm bảo rằng người đạt được chứng chỉ CMA có nền tảng kiến thức vững chắc và có khả năng áp dụng chúng vào thực tế công việc.

Đối với phần thi MCQ:

Thí sinh cần trả lời đúng ít nhất 50% câu hỏi, tương đương 50/100 câu. Tổng điểm phần thi MCQ chiếm 75% số điểm, tương đương 375/500 điểm. Các câu hỏi trắc nghiệm trong kỳ thi CMA tuân thủ các quy tắc tính điểm của hệ thống chấm điểm tiêu chuẩn, với mỗi câu hỏi được gán điểm tùy thuộc vào độ khó của câu hỏi đó trong bài thi.

Đối với phần thi Essay:

Thí sinh hoàn thiện 2 bài luận trong thời gian 1 giờ. Bài luận chiếm 25% số điểm, với 4 – 7 câu trả lời ngắn và 2 câu phân tích tình huống. Số điểm tối đa cho phần này là 125/500 điểm.

Điều kiện để vượt qua kỳ thi CMA

Hình thức thi CMA hiện nay

Vào thời điểm xuất hiện đại dịch Covid-19, Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA) đã triển khai kỳ thi CMA với hình thức thi từ xa (remote) như một biện pháp giúp học viên thuận lợi. Tuy nhiên, từ sau khi đại dịch biến mất, thị trường trở nên ổn định. Nhằm mục tiêu cải thiện hệ thống học và thi online để hỗ trợ cộng đồng hội viên toàn cầu, hiện tại IMA đã quyết định thi offline tại địa điểm cụ thể, tạm ngừng việc tổ chức kỳ thi từ xa.

Quyết định này có thể phản ánh sự chú trọng vào việc phát triển và nâng cao chất lượng các giải pháp học trực tuyến chính thức, cũng như điều chỉnh theo sự ổn định của tình hình toàn cầu và khả năng hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng học viên. Thông tin chi tiết và cập nhật bạn có thể theo dõi trên các kênh thông tin chính thức của IMA.

Địa điểm tổ chức kỳ thi CMA ở Việt Nam

Thí sinh tham gia kỳ thi CMA sẽ thi tại các trung tâm khảo thí, còn gọi là Prometric. Tại Việt Nam, gồm có 2 trung tâm thi CMA ở Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cụ thể:

Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Tại Thành phố Hà Nội:

Lệ phí thi CMA (Cập nhật mới nhất)

Để tham gia thi CMA, học viên cần hoàn thành một số lệ phí khác nhau. Gần đây, Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA) đã chính thức thông báo về việc điều chỉnh một số khoản phí trong chương trình đào tạo CMA Hoa Kỳ, có hiệu lực từ kỳ thi tháng 1/2024.

Để tham gia thi CMA người dự thi phải hoàn thành 4 khoản lệ phí

Bạn có thể chọn thanh toán trực tiếp cho Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán của trung tâm đào tạo CMA. Có tổng cộng 04 loại lệ phí thi CMA mà bạn cần thanh toán, được phân thành 2 nhóm đối tượng chính, gồm có người đi làm và sinh viên. Với mỗi đối tượng IMA sẽ đưa mức phí khác nhau, chi tiết như sau:

Professionals Current Public Fees (USD) New Public Fees (USD) starting 1 Oct 2023
IMA Membership 260 295
CMA Entrance Fee 280 300
Processing Fee 15 0
Part I Exam 460 495
Part II Exam 460 495
USD 1,475 USD 1,585
University Students Current Public Fees (USD) New Public Fees (USD) starting 1 Oct 2023
IMA Membership (3 years) 135 147
CMA Entrance Fee 210 225
Part I Exam 345 370
Part II Exam 345 370
USD 1,035 USD 1,112

Chú thích:

  • Phí đăng ký ban đầu (Application fee): Đóng khi nộp hồ sơ và đăng ký mở tài khoản CMA theo quy định của Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ IMA. Phí này sẽ có mức 15$, nhằm duy trì tài khoản và cập nhật kết quả thi.
  • Phí hội viên IMA (IMA membership fee): Thanh toán hàng năm để trở thành hội viên của IMA và duy trì chứng chỉ nghề nghiệp CMA.
  • Phí đầu vào chương trình CMA (CMA entrance): Đóng một lần duy nhất để tham gia kỳ thi CMA. Thời hạn yêu cầu (3 năm) mà học viên chưa hoàn tất cả hai phần thi thì phải đóng lại.
  • Phí này và phí thi sẽ phải đóng lại nếu quá hạn Phí thi CMA (Exam fee): Thanh toán để tham gia kỳ thi CMA.

Lưu ý: SAPP có chế độ biểu phí riêng dành cho các học viên khi đăng ký học CMA tại SAPP. Để nhận được nhiều ưu đãi, hãy liên hệ ngay với SAPP.

Xem thêm: Cơ hội sở hữu chứng chỉ CMA MIỄN PHÍ với học bổng CMA 2024

Lịch thi CMA 2025

Trong một năm IMA sẽ có 3 đợt tổ chức thi và được chia thành các khoảng thời gian khác nhau để thí sinh có thể lên kế hoạch học CMA cũng như ôn tập linh hoạt. Trong đó mỗi đợt thi kéo dài 2 tháng, ví dụ: Tại window 1/2025 là đợt thi tháng 1-2/2025, kéo dài từ 01/01/2025 – 29/02/2025.

Sau đây là chi tiết về lịch thi CMA năm 2025:

Kỳ thi Ngày thi đầu tiên Ngày thi cuối Ngày đăng ký thi cuối cùng
Thứ nhất 01/01/2025 28/02/2025 15/02/2025
Thứ hai 01/05/2025 30/06/2025 15/06/2025
Thứ ba 01/09/2025 31/10/2025 15/10/2025

Khi thí sinh đăng ký thành công, IMA sẽ gửi mail cung cấp cho bạn mã Authorization Number. Mã này được sử dụng nhằm mục đích xem ngày thi cụ thể trên hệ thống. Nếu không dùng mã đó thì bạn sẽ không biết được ngày thi chính xác.

Điều quan trọng cần lưu ý là số lượng đăng ký thi CMA mỗi ngày có sự giới hạn, khi đạt đủ số lượng của ngày đó, IMA sẽ đóng lại ngày thi đó. Do đó, thí sinh nên đăng ký sớm để có cơ hội lựa chọn ngày thi phù hợp với kế hoạch của cá nhân.

Một số quy định trong ngày thi cần chú ý

Bên cạnh việc nắm rõ cấu trúc bài thi, lịch thi, và chi phí thi CMA, thí sinh cũng cần đặc biệt chú ý đến các khía cạnh khác như thời gian, giấy tờ cá nhân cần mang theo và các quy định về việc mang máy tính vào phòng thi trong ngày thi.

Quy định về thời gian vào thi

Thí sinh phải có mặt tại địa điểm thi trước 30 phút so với thời điểm bắt đầu thi để hoàn tất các thủ tục. Nếu thí sinh đến trễ hơn 15 phút, điều đó đồng nghĩa với thí sinh sẽ không được phép tham gia kỳ thi. Trong trường hợp này, sẽ cần phải đăng ký thi lại vào đợt tiếp theo và thanh toán lại phí thi.

Giấy tờ tùy thân

Để tham gia thi CMA, bạn cần xuất trình các giấy tờ tùy thân chứng minh danh tính phù hợp. Dưới đây là danh sách các giấy tờ tùy thân hợp lệ:

  • Passport: passport là giấy tờ quốc tế quan trọng, cần được mang theo vì đây là chứng chỉ quốc tế. Do chính phủ cấp, phải hợp lệ, có chữ ký và chưa hết hạn. Đây là loại giấy tờ quan trọng nhất, tuyệt đối không được quên.
  • Hai loại giấy tờ tùy thân phải có ảnh của bạn, chưa hết hạn. Cả hai giấy tờ đều phải có chữ ký của bạn. Các loại giấy tờ tùy thân chấp nhận bao gồm: Bằng lái xe, Thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ ngân hàng có ảnh và chữ ký. Thẻ ghi nợ ngân hàng có chữ ký hoặc ID công ty.
  • Thẻ căn cước quốc gia phải được cấp bởi chính phủ và đi kèm với ảnh của bạn (có hoặc không có chữ ký). Một loại giấy tờ tùy thân hợp lệ khác được chấp nhận có chữ ký, như được nêu ở điều 2 trước đó.

Ngoài ra thí sinh cần mang bản photo của giấy xác nhận đăng ký thi (Appointment Confirmation). Email với tiêu đề “Appointment Confirmation” được Prometric gửi về địa chỉ email cá nhân của bạn sau khi bạn đã đăng ký lịch thi thành công.

Lưu ý quan trọng: Nếu không có đầy đủ giấy tờ tùy thân phù hợp bạn sẽ không được phép vào phòng thi. Trong trường hợp bạn không đủ điều kiện truy cập vào bài thi, bạn sẽ phải đăng ký lại và thanh toán toàn bộ lệ phí thi. Nếu bạn không cung cấp được tất cả các loại giấy tờ tùy thân như đã được liệt kê ở trên, bạn sẽ không có thể tham dự kỳ thi CMA.

Xem thêm: Tổng hợp 7 nguồn đề thi CMA và các trang thi thử chất lượng

Quy định đối với máy tính mang vào phòng thi

Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ (IMA) chấp thuận sử dụng một số loại máy tính trong kỳ thi CMA. Các loại máy tính được phép mang vào phòng thi bao gồm:

  • Máy tính tài chính Texas Instruments: BA II Plus.
  • Máy tính tài chính HP 12c và HP 12c Platinum.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng máy tính chỉ được phép trong phần thi trắc nghiệm của kỳ thi CMA. Máy tính không được sử dụng trong phần thi tự luận. Trước kỳ thi, bạn nên kiểm tra và đảm bảo rằng máy tính của mình đang hoạt động đúng cách và tuân thủ các quy định của IMA.

Một số câu hỏi khác thường gặp về kỳ thi CMA bạn cần biết!

Một số câu hỏi thường gặp về kỳ thi CMA

Đơn vị nào tổ chức kỳ thi CMA tại Việt Nam?

Ở Việt Nam, IMA đã có đối tác chính thức cấp quyền tổ chức thi CMA do trung tâm khảo thí Prometric đảm nhận. Prometric là đối tác với IIG Việt Nam, vì thế mà thí sinh sẽ thi tại IIG Việt nam ở 2 địa điểm HCM và Hà Nội (địa chỉ cụ thể mời bạn xem ở mục 6).

Thời gian trả kết quả thi CMA là bao lâu?

Thời gian công bố kết quả thi CMA thường là sau 6 tuần kể từ ngày thi cuối cùng của kỳ thi tham gia. Bạn sẽ nhận được kết quả thông qua email từ Bộ phận Chứng nhận kỳ thi IMA.

Thí sinh cũng cần lưu ý rằng IMA không công bố đáp án của kỳ thi CMA. Nếu sau khi nhận kết quả và phát hiện có sai sót, bạn có thể liên hệ với trung tâm khảo thí Prometric để yêu cầu phúc khảo. Quá trình phúc khảo thường bao gồm xem xét lại các phần thi và kiểm tra lại điểm số để đảm bảo tính chính xác của kết quả. Thí sinh nên thực hiện các bước phúc khảo theo hướng dẫn cụ thể của tổ chức quản lý kỳ thi để đảm bảo rằng mọi thắc mắc được giải quyết một cách công bằng và chính xác.

Điều kiện thay đổi lịch thi – hoãn thi

Nếu bạn quyết định hủy bỏ lịch thi với Prometric, khoản phí đã thanh toán sẽ không được hoàn lại. Tuy nhiên, bạn vẫn có cơ hội đăng ký lại vào một ngày khác trong chu kỳ thi bạn đã đăng ký trước đó.

  • Trong trường hợp bạn hủy lịch thi trong khoảng 72 giờ trước thời điểm thi đã đăng ký, bạn có thể thực hiện việc hủy và đặt lại lịch thi cho một ngày mới trong cùng kỳ thi ban đầu. Tuy nhiên, Prometric sẽ áp đặt một khoản phí là $50 nếu bạn quyết định hủy lịch thi trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận thi.
  • Nếu quyết định hủy lịch thi trong khoảng thời gian ít hơn 72 giờ tính từ thời điểm đăng ký, bạn sẽ mất lệ phí thi của ICMA và sẽ phải thanh toán lại toàn bộ chi phí đăng ký mới. Bạn cũng sẽ phải tham gia kỳ thi vào thời điểm đã đăng ký trước đó.

Để thực hiện việc hủy bỏ hoặc điều chỉnh lịch thi trực tuyến, hãy chuẩn bị số xác nhận của bạn và truy cập trang web www.prometric.com/ICMA. Nếu bạn không tuân thủ chính sách hủy bỏ của họ, bạn sẽ bị coi là “vắng mặt” và phải đăng ký lại với ICMA, đồng thời thanh toán lệ phí thi lại.

Tôi có thể được hoàn lại lệ phí thi không?

Phí đăng ký đầu vào CMA không được hoàn lại. Tuy nhiên, lệ phí thi sẽ được hoàn lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày bạn đăng ký thi, miễn là không có lịch thi nào được đặt với Prometric. Có thể có một khoản phí hồ sơ được trừ khỏi số tiền hoàn trả. Ngoài ra, nếu bạn đã đăng ký thi nhưng không tham gia thi, thì phí không sẽ được hoàn lại.

CMA có thể thi lại nhiều lần trong năm không?

IMA (Hiệp hội Quản lý Kế toán) cho phép thí sinh tham gia kỳ thi chứng chỉ CMA nhiều lần trong năm. Không có giới hạn về số lần thí sinh có thể tham gia kỳ thi CMA. Tuy nhiên, mỗi kỳ thi lại đều đòi hỏi thí sinh phải đăng ký và thanh toán lệ phí tương ứng. Vì thế hãy ôn tập thật kỹ và đạt được chứng chỉ CMA trong lần đầu tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.

Hy vọng với những thông tin cung cấp từ SAPP Academy, bạn đọc đã có cơ hội hiểu rõ về các điều kiện, quy trình đăng ký, thời gian và các lệ phí thi CMA Hoa Kỳ.

Nội dung tiếp theo sẽ đề cập đến những kinh nghiệm trong giai đoạn ôn thi CMA đến từ chính những thí sinh thành công, mời các bạn cùng theo dõi!

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với SAPP. Đội ngũ tư vấn sẽ hỗ trợ bạn trong việc giải đáp mọi vấn đề một cách chuyên nghiệp.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Top 10 Chứng chỉ Tài chính được trả lương cao nhất hiện nay

Các cá nhân đam mê và đang theo đuổi lĩnh vực Tài chính sẽ nhanh...

Kế toán Quản trị doanh thu và chiến lược cho doanh nghiệp

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, kế toán quản trị nói chung cũng...

Nên học CMA ở đâu TPHCM? Gợi ý 5 cái tên nổi bật nhất!

Bạn đang phân vân không biết nên học CMA ở đâu tại TP.HCM? Cơ sở,...

CMA Part 1 – Section A: External Financial Report Decisions

Môn học thứ 1 trong Part 1 CMA – External Financial Report Decisions (hay còn...

Quản trị dòng tiền – Công cụ định hình chiến lược cho DN

Phương pháp quản trị dòng tiền không chỉ đảm bảo sự ổn định tài chính...

Báo cáo Tài chính là gì? Các thông tin cần nắm rõ

Báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng trong quản lý tài chính...

Những điều cần biết về Tổ chức Công tác Kế toán doanh nghiệp

Trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, kế toán đóng vai trò quan trọng trong...

CMA vs CIMA – Lựa chọn chứng chỉ phù hợp với sự nghiệp cá nhân

CMA vs CIMA, hai chứng chỉ có gì tương tự nhau và có thể thay...