CMA20/06/2024

Những yêu cầu khi trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính

Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính một cách chính xác, khách quan, minh bạch và tuân thủ theo những yêu cầu quy định trong chế độ kế toán hiện hành là một trong những điều mà một người làm kế toán hay các doanh nghiệp cần phải biết để giúp các đối tượng liên quan nắm bắt các thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng. Trong bài viết dưới đây, SAPP Academy sẽ bật mí cách trình bày thông tin trên báo cáo tài chính.

1. Tại sao cần trình bày thông tin trên báo cáo tài chính đúng phương pháp?

Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính đúng phương pháp là một yếu tố quan trọng vì nó đảm bảo tính chính xác, minh bạch và uy tín của thông tin tài chính, cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp lý và tiêu chuẩn kế toán quốc tế hoặc quốc gia. Trình bày thông tin theo phương pháp đúng giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ luật pháp và tránh mọi rủi ro pháp lý.
  • Thứ hai, báo cáo tài chính là công cụ để cung cấp thông tin cho các bên liên quan như cổ đông, ngân hàng, nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Trình bày thông tin đúng giúp tạo ra một môi trường minh bạch, giúp bên ngoài hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Thứ ba, khi thông tin tài chính được trình bày theo phương pháp đúng giúp tăng cơ hội của doanh nghiệp trong việc thu hút vốn đầu tư, vay vốn hoặc thiết lập các mối quan hệ kinh doanh.
  • Thứ tư, báo cáo tài chính cung cấp thông tin để đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Nếu thông tin được trình bày không đúng phương pháp, sẽ rất khó để thực hiện các phân tích và so sánh hiệu suất giữa các giai đoạn hoặc giữa các công ty khác nhau.
  • Thứ năm, trình bày thông tin trên báo cáo tài chính đúng phương pháp giúp các nhà quản lý doanh nghiệp hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra quyết định thông minh về nguồn lực tài chính, chiến lược kinh doanh và đầu tư trong tương lai.

Xem thêm: Kinh nghiệm đọc báo cáo tài chính

2. Những yêu cầu khi trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

Yêu cầu khi trình bày thông tin trên báo cáo tài chính có sự khác nhau giữa các thông tư.

2 yêu cầu khi trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

2.1. Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong báo cáo tài chính theo Thông tư 200

– Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Để đảm bảo sự trung thực, thông tin phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót.

+ Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện.

Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.

+ Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính.

Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính.

+ Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng.

Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác.

Việc trình bày thông tin trên báo cáo tài chính một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính.

– Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.

– Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

Thông tin đư­ợc coi là trọng yếu trong trư­ờng hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo.

Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.

– Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.

– Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau.

(Nguồn tham khảo: Điều 101 Thông tư 200/2014/TT-BTC)

2.2. Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong báo cáo tài chính theo Thông tư 133

– Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phải đầy đủ, khách quan, không có sai sót để phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện.

Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.

+ Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính.

Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính.

+ Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng.

Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác.

Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính.

– Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.

– Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo.

Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.

– Thông tin tài chính phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.

– Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau.

– Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính. Doanh nghiệp được chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

(Nguồn tham khảo: Điều 72 Thông tư 133/2016/TT-BTC)

3. Những lưu ý khi trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

Doanh nghiệp cần lựa chọn và thực hiện chính sách kế toán phù hợp với các chuẩn mực kế toán đang áp dụng. Trong trường hợp không có hướng dẫn cụ thể từ chuẩn mực kế toán hoặc chế độ kế toán hiện hành, doanh nghiệp phải dựa vào nguyên tắc chung để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý. Mục tiêu là đảm bảo rằng báo cáo tình hình tài chính cung cấp thông tin đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng: Báo cáo tài chính cần cung cấp thông tin cần thiết để người sử dụng có thể đưa ra quyết định kinh tế chuẩn xác.
  • Thông tin đáng tin cậy:
    • Thứ nhất, việc trình bày thông tin trên báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh và các sự kiện một cách trung thực và hợp lý;
    • Thứ hai, thông tin cũng phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện, không chỉ tuân theo hình thức pháp lý;
    • Thứ ba, báo cáo tài chính cần được trình bày một cách khách quan, không ưa thích hay thiên vị bất kỳ bên nào;
    • Thứ tư, doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong việc xác định và đánh giá các sự kiện và giao dịch kế toán;
    • Thứ năm, thông tin cần được trình bày đầy đủ và tổng hợp đủ mọi khía cạnh quan trọng để người sử dụng có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp.

Để cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, dễ so sánh và dễ hiểu, doanh nghiệp cần trình bày mọi thông tin liên quan, bao gồm cả các chính sách kế toán giúp người sử dụng hiểu rõ tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi chuẩn mực kế toán không cung cấp đủ thông tin, doanh nghiệp cần bổ sung các thông tin khác để giúp người sử dụng hiểu tác động của các giao dịch hoặc sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh.

Ngoài ra, đội ngũ Kế toán có thể tham gia khóa học CMA Hoa Kỳ tại SAPP Academy để được cung cấp kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính sâu rộng, giúp kế toán trình bày thông tin trên báo cáo tài chính một cách chính xác và hiệu quả hơn. Khóa học giúp hiểu rõ về quản trị tài chính, phân tích tài chính và cách ứng dụng kiến thức này để cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp và các bên liên quan. (Tìm hiểu chi tiết hơn: CMA là gì)

Những lưu ý khi trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

Tham khảo thêm: Các nhóm chỉ số phân tích báo cáo tài chính

Kết luận

Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính là một phần quan trọng trong quy trình kế toán và quản lý tài chính của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính chính xác, minh bạch của thông tin, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành. Tạo ra một báo cáo tài chính đúng phương pháp giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư, xây dựng uy tín và đưa ra các quyết định kinh doanh thông thái.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

CMA Hoa Kỳ yêu cầu trình độ tiếng Anh thế nào? 4 giải pháp nâng cao năng lực để chinh phục U.S. CMA

Theo kinh nghiệm giảng dạy của SAPP, bạn không cần quá xuất sắc tiếng Anh...

Những yêu cầu khi trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính

Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính một cách chính xác, khách quan,...

# Thủ Tục Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? Các Loại Thủ Tục Cần Biết

Thủ tục kiểm soát nội bộ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến...

Kế toán giá thành – Bạn đã biết gì về vị trí công việc này?

Kế toán giá thành đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thành công...

Cách lập Kế hoạch dòng tiền CHẶT CHẼ cho doanh nghiệp

Lập kế hoạch dòng tiền hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong việc...

3 Thông số đánh giá Hệ thống Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp

Khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, việc đảm bảo...

Tìm hiểu các quyết định trong Quản trị Tài chính doanh nghiệp

Định nghĩa về tài chính doanh nghiệp khác nhau trên toàn thế giới, là các...

Phân tích Báo cáo tài chính và đánh giá sức khoẻ tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là công cụ quan trọng để đánh giá sức khỏe tài...