CMA20/06/2024

Thi CMA Hoa Kỳ – Bạn Cần Đóng Những Loại Phí Nào?

Các loại phí thi CMA Hoa Kỳ là một trọng điểm cần phải lưu ý vì nó liên quan trực tiếp đến kế hoạch tài chính khi bạn theo đuổi chứng chỉ này. Trong bài viết này, SAPP Academy sẽ giúp bạn xác định những loại phí cần đóng cho kỳ thi CMA Hoa Kỳ.

Có 2 hình thức thanh toán lệ phí thi CMA, bạn có thể thanh toán trực tiếp cho Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ hoặc thanh toán thông qua trung tâm đào tạo CMA. Có 4 loại lệ phí bạn cần thanh toán, cụ thể như sau:

1. Phí đăng ký ban đầu (Application fee)

Phí đăng ký ban đầu (Application fee) chỉ cần đóng 1 lần duy nhất với trị giá $15, học viên để theo học chương trình CMA sẽ cần nộp hồ sơ và đăng ký mở tài khoản CMA theo quy định của Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ IMA để sử dụng tài khoản và cập nhật kết quả thi hoặc một số hoạt động khác do Hiệp hội tổ chức dành cho mỗi cá nhân.

2. Phí hội viên IMA (IMA membership fee)

Phí hội viên IMA (IMA membership fee) là khoản phí thường niên bạn cần đóng hàng năm để trở thành hội viên của IMA và duy trì chứng chỉ nghề nghiệp CMA. Mức phí tiêu chuẩn là $260 (tương đương 6.097.000 VNĐ). Bạn cần thanh toán khoản phí này trước khi tham gia chương trình học và thi CMA.

3. Phí đầu vào chương trình CMA (CMA entrance)

Phí đầu vào chương trình CMA (CMA entrance) là loại phí chỉ đóng 1 lần duy nhất với mức phí tiêu chuẩn là $280 (tương đương 6.566.000 VNĐ), và học viên cần hoàn tất phí này để tham gia kỳ thi CMA. Khoản phí này và phí thi của 2 phần thi sẽ phải đóng lại nếu quá thời hạn yêu cầu (3 năm) mà học viên chưa hoàn tất 2 phần thi.

4. Phí thi CMA (Exam fee)

Phí thi CMA (Exam fee) là một loại phí bạn cần thanh toán để tham gia kỳ thi của CMA. Lệ phí thi CMA là như nhau cho cả hai học phần và có mức phí tiêu chuẩn là $460/học phần (tương đương 10.787.000 VNĐ).

*Lưu ý: Các mức phí và tỷ giá được cập nhật đến ngày 31/01/2023.

Các chi phí này sẽ được áp dụng đến hết ngày 30/09/2023 và sẽ có điều chỉnh bắt đầu từ ngày 01/10/2023. Các thay đổi về chi phí, bạn đọc vui lòng xem tại đây.

Tham khảo ngay khóa học CMA – Con Đường Trở Thành Nhà Quản Trị Tài Chính Chuyên Nghiệp tại SAPP Academy ngay hôm nay tại đây!

Hoặc liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/cma.sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Các phương pháp tổ chức bộ máy kế toán công ty thương mại

Tổ chức bộ máy kế toán công ty thương mại là một trong những phương...

# Nguyên Tắc Kiểm Soát Nội Bộ Là gì? Các Nguyên Tắc Quan Trọng

Bài viết chia sẻ các nguyên tắc quản lý nội bộ quan trọng và đưa...

Trưởng phòng Kế toán là gì? Khác biệt so với vị trí Kế toán trưởng

Trong lĩnh vực kế toán, hai chức danh quan trọng nhất là trưởng phòng kế...

# Quy Trình Kiểm Soát Nội Bộ Hàng Tồn Kho Hiệu Quả Trong Doanh Nghiệp

Quy trình kiểm soát nội bộ hàng tồn kho là điều rất quan trọng đối...

# Phương Pháp Giúp Doanh Nghiệp Tối Ưu Hóa Lợi Nhuận Hiệu Quả

Tối ưu hóa lợi nhuận là mục tiêu mà tất cả doanh nghiệp trên thị...

Tổng hợp tài liệu tự học CMA “gối đầu giường” cho bất kỳ ai

Sở hữu tài liệu tự học CMA “chuẩn” giúp người học có thể lên kế...

Những điều cần biết về một Hệ thống thông tin kế toán tối ưu

Việc quản lý và sử dụng hệ thống thông tin luôn được doanh nghiệp chú...

Kiểm toán Báo cáo Tài chính là gì? Đặc điểm, quy trình thực hiện ra sao?

Kiểm toán báo cáo tài chính là quy trình xác minh sự minh bạch của...