Các nhóm chỉ số phân tích báo cáo tài chính rất quan trọng trong doanh nghiệp. Dưới đây SAPP sẽ chia sẻ các chỉ số quan trọng phân tích báo cáo tài chính
Các nhóm chỉ số phân tích báo cáo tài chính không chỉ quan trọng đối với nhà phân tích tài chính, mà còn đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp và các chủ nợ. Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích dễ dàng nhận biết xu hướng phát triển của doanh nghiệp từ các báo cáo tài chính, đồng thời hỗ trợ nhà đầu tư và các chủ nợ trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây SAPP xin chia sẻ về một số chỉ số tài chính quan trọng cần được chú ý khi đọc Báo cáo tài chính.
Chỉ số tài chính sẽ giúp nhà phân tích dễ dàng nhận biết xu hướng phát triển của doanh nghiệp
Chỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratio) đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong đáp ứng nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Thông thường, chỉ số từ 2-3 được xem là tốt. Một chỉ số thấp cho thấy doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, trong khi một chỉ số thanh toán quá cao cũng không luôn có ý nghĩa tốt. Điều này chỉ ra rằng tài sản của doanh nghiệp đang tập trung quá nhiều vào "tài sản lưu động", làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản.
Chỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratio) đánh giá mức độ thanh khoản cao hơn của doanh nghiệp. Chỉ có những tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền mới được tính trong chỉ số này. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được loại bỏ vì tính thanh khoản của chúng thường thấp khi cần tiền để trả nợ.
Công thức tính chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn
Chỉ số tiền mặt đo lường số tiền mặt và chứng khoán có thể sử dụng để trả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó thể hiện mức độ tiền mặt và chứng khoán khả mại sẵn có để đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Công thức tính chỉ số tiền mặt = (Tiền mặt + Chứng khoán khả mại) / Nợ ngắn hạn
Khi doanh nghiệp có ít khoản phải thu và duy trì vòng quay hàng tồn kho hạn chế, thông tin từ các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh có thể không mang ý nghĩa như mong đợi của người sử dụng báo cáo tài chính. Vì vậy, chỉ số dòng tiền hoạt động trở thành một chỉ báo quan trọng hơn để đánh giá khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn bằng tiền mặt thu được từ hoạt động kinh doanh.
Công thức tính chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động / Nợ ngắn hạn
Accounts Receivable Turnover thể hiện sự hiệu quả khi doanh nghiệp áp dụng chính sách tín dụng đối với khách hàng. Một chỉ số vòng quay cao cho thấy doanh nghiệp thu nợ từ khách hàng nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu chỉ số cao hơn nhiều so với đối thủ thì khả năng cao khách hàng sẽ chuyển qua đơn vị có thời gian tín dụng lâu hơn dẫn đến sụt giảm doanh số của doanh nghiệp chúng ta. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nếu nhận thấy sự sụt giảm, có thể cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu rằng doanh số đã vượt quá mức.
Công thức tính vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm / Các khoản phải thu trung bình.
Accounts receivable turnover thể hiện sự hiệu quả trong doanh nghiệp
Tương tự như vòng quay các khoản phải thu, chỉ số này cho chúng ta biết số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền từ khách hàng.
Công thức tính số ngày trung bình = 365 / Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả của doanh nghiệp, chỉ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng hiệu quả, không có nhiều hàng tồn. Điều này cho thấy doanh nghiệp có ít rủi ro hơn nếu giá trị hàng tồn kho giảm qua các năm trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì có thể chỉ ra rằng lượng hàng dự trữ trong kho không đủ, không đủ dự trữ nguyên liệu và vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất có thể gây trục trặc trong dây chuyền sản xuất.
Công thức tính vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho trung bình
Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay) / 2
Tương tự như vòng quay hàng tồn kho, số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365/ Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số cho biết cách doanh nghiệp sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp, nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Công thức tính vòng quay các khoản phải trả = (Giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ – Hàng tồn kho đầu kỳ) / Phải trả bình quân, trong đó: phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay) / 2.
Tương tự như vậy, số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365 chia cho vòng quay các khoản phải trả
Xem thêm: Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Các Thông Tin Cần Nắm Rõ
Chỉ số Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin) thể hiện mức độ lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Đây là một chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị của chỉ số này có thể khác nhau giữa các ngành.
Công thức tính biên lợi nhuận thuần bằng lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần
Công thức tính ROA bằng cách lấy thu nhập trước thuế và lãi vay chia cho tổng tài sản trung bình.
Công thức tính ROCE bằng cách lấy hiệu số (thu nhập ròng – cổ tức ưu đãi) chia cho vốn cổ phần thường bình quân.
Công thức tính ROE bằng cách lấy thu nhập ròng chia cho tổng vốn cổ phần bình quân.
Công thức tính ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay) / Tổng vốn trung bình.
Công thức tính tỷ suất vòng quay tổng tài sản bằng doanh thu thuần chia cho tổng tài sản trung bình.
Vòng quay vốn cổ phần được xác định bằng doanh thu thuần chia cho tổng vốn cổ phần trung bình.
Với chương trình CMA Hoa Kỳ cung cấp bởi SAPP Academy, trong quá trình học tập và chuẩn bị cho kỳ thi CMA, học viên sẽ được tiếp cận với các khái niệm và công cụ phân tích báo cáo tài chính để đánh giá và hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các nhóm chỉ số phân tích báo cáo tài chính là một phần quan trọng trong khóa học CMA Hoa Kỳ. Nhóm này bao gồm các chỉ số tài chính và các công cụ phân tích để đo lường, đánh giá và theo dõi hiệu suất tài chính của doanh nghiệp.
Thông qua việc học và áp dụng các chỉ số phân tích báo cáo tài chính này, học viên CMA sẽ trang bị cho mình khả năng đánh giá, phân tích và đưa ra quyết định thông minh về tài chính trong môi trường kinh doanh. CMA cung cấp cho chuyên gia quản lý tài chính các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đóng góp tích cực vào quyết định chiến lược và thành công của doanh nghiệp.
Các nhóm chỉ số phân tích báo cáo tài chính là một phần quan trọng trong kháo học CMA Hoa Kỳ
Xem thêm: Khoá học CMA Hoa Kỳ
Tạm kết
Khóa học CMA Hoa Kỳ của SAPP giúp học viên nắm vững các nhóm chỉ số phân tích báo cáo tài chính, và biết cách áp dụng chúng để đưa ra những phân tích chính xác và đưa ra quyết định kinh doanh thông minh. Đây một công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả và sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp.
CẬP NHẬT MỚI NHẤT
TIN TỨC LIÊN QUAN
28
Tháng 09
# Báo Cáo Lãi Lỗ Nội Bộ Là Gì? Các Mẫu Báo Cáo Lãi Lỗ Thông Dụng
Báo cáo lãi lỗ nội bộ là tài liệu thể hiện doanh thu, chi phí, và kết quả lợi nhuận hoặc lỗ của một doanh nghiệp trong một giai đoạn thời gian cụ thể.
26
Tháng 09
# Retained Earnings Là Gì? Công Thức Tính Và Ý Nghĩa
Retained earnings thường được dịch là "lợi nhuận sau thuế chưa phân phối". Đây là số tiền lợi nhuận duy trì sau khi đã trừ các khoản như cổ tức cho cổ đông.
25
Tháng 09
# Những Yêu Cầu Về Trình Bày Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính đúng phương pháp là một yếu tố quan trọng vì nó đảm bảo tính chính xác, minh bạch và uy tín của thông tin tài chính
25
Tháng 09
5+ Thủ Thuật Làm Đẹp Báo Cáo Tài Chính Và Cách Nhận Diện
Hiện nay một trong những thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính phổ biến là thay đổi hạch toán doanh thu hoặc chi phí không đúng niên độ kế toán