CFA20/06/2024

Financial Modeling Là Gì? Cấu Trúc Và Nội Dung Học Phần Đào Tạo

Practical Skills Modules (PSM) là một học phần mới được tích hợp vào kỳ thi CFA từ năm 2024 để hỗ trợ người học nâng cao kiến thức và phát triển kỹ năng trong công việc. Theo đó, thí sinh bắt buộc phải hoàn thành ít nhất một PSM ở mỗi cấp độ để nhận kết quả thi.

Đối với CFA Level 1, Financial Modeling là một trong hai chủ đề thuộc PSM bạn có thể lựa chọn để hoàn thành. Đây là kỹ năng công việc quan trọng và vô cùng cần thiết cho bất kỳ ai mong muốn theo đuổi và phát triển sự nghiệp Tài chính – Đầu tư.

Vậy Financial Modeling trong chương trình học của CFA sẽ bao gồm những nội dung gì? Cùng SAPP Academy tìm hiểu chi tiết về Financial Modeling thông qua bài viết dưới đây!

1. Tổng quan về Financial Modeling

Financial Modeling (Mô hình tài chính) là bảng tổng hợp kết quả hoạt động của doanh nghiệp cùng các yếu tố đầu vào và một số giả định cụ thể, từ đó giúp doanh nghiệp dự đoán kết quả hoạt động tài chính trong tương lai. Để thiết lập hiệu quả mô hình tài chính, các chuyên gia được yêu cầu sở hữu các tổ chất như: 

  • Sự thành thạo về công cụ;
  • Khả năng xây dựng mô hình tài chính;
  • Sự am hiểu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Nhạy bén với các xu hướng của thị trường. 

Trong PSM Financial Modeling, người học sẽ được tìm hiểu về mô hình 3 báo cáo tài chính (Three-statement financial models). Học viên có cơ hội tiếp cận với những phương pháp thiết lập mô hình hiệu quả nhất, đồng thời khám phá quy trình xây dựng và thiết kế mô hình tối ưu.

Ngoài ra, Excel – một trong những công cụ không thể thiếu trong việc xây dựng các mô hình báo cáo tài chính. Với PSM Financial Modeling, người học sẽ được trau dồi và nâng cao kỹ năng Excel dưới sự hướng dẫn từ các giảng viên dày dặn kinh nghiệm chuyên môn thông qua những video bài giảng được quay sẵn. Các câu hỏi kiểm tra kiến thức sẽ được tích hợp trong suốt quá trình học học phần này.

Sau khi hoàn thành PSM Financial Modeling, học viên sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng để xây dựng các chức năng phù hợp cho mô hình tài chính hiệu quả, từ đó làm tiền đề để doanh nghiệp ra các quyết định tài chính và kinh doanh trong tương lai.

2. Mục tiêu học tập

Để giúp người học hiểu rõ hơn về Financial Modeling cũng như trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc, học phần hướng đến:

  • Cung cấp các phương pháp thiết lập mô hình tài chính hiệu quả, trang bị kiến thức về mô hình và quy trình thiết kế mô hình tối ưu và hướng dẫn xây dựng báo cáo tài chính.
  • Xây dựng các khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính như doanh thu, chi phí, tài sản cố định, thuế, vốn lưu động, nợ và vốn chủ sở hữu.
  • Thực hành các kỹ thuật Excel nâng cao cùng với giảng viên.
  • Thiết lập mô hình tài chính bằng Excel.
  • Giải quyết các vấn đề thường gặp trong khi xây dựng mô hình tài chính.

3. Nội dung chương trình đào tạo

PSM Financial Modeling bao gồm 10 unit (bài học) với những nội dung và mục tiêu học tập khác nhau.

3.1. Unit 1: Getting Started

  • Khám phá mục đích và cách sử dụng mô hình tài chính.
  • Nghiên cứu về nhiệm vụ và công ty mà bạn chuẩn bị lập mô hình tài chính.
  • Khám phá các phương pháp để lập kế hoạch và thiết kế mô hình tài chính.
  • Khám phá các cách tiếp cận phổ biến đối với tab structure.
  • Nghiên cứu về quy trình thiết kế tối ưu cho mô hình tài chính.

3.2. Unit 2: The Front End

  • Hiểu được tầm quan trọng của cover page(trang bìa) trong mô hình tài chính.​
  • (thiếu) Discover the need for a well-designed, customized executive summary => Nắm bắt nhu cầu cho bản tóm tắt chuyên biệt hóa.​
  • Xác định các cách tối ưu để căn giữa các tiêu đề trong mô hình tài chính.​
  • Nhận biết cách phù hợp để thêm đầu trang và chân trang vào mô hình.​
  • Hiểu tầm quan trọng của việc có một tab giả định được thiết kế đẹp trong mọi mô hình.​
  • Khám phá các kỹ năng định dạng chuyên biệt để đảm bảo tất cả các giá trị trong mô hình đều rõ ràng.​
  • Khám phá cách thiết kế và xây dựng scenarios page (trang giả định) trong mô hình.​
  • Nghiên cứu cách tạo combo box (danh sách lựa chọn) để kiểm soát và thay đổi giả định đang được sử dụng trong mô hình.​
  • Khám phá công cụ Data validation (kiểm tra dữ liệu), một cách khác để thay đổi giả định.

3.3. Unit 3: Revenues

  • Nghiên cứu các ý tưởng và chủ đề cần thiết để xây dựng động cơ của mô hình.​
  • Giải thích tầm quan trọng của một scenario tag và nắm bắt các kỹ năng để xây dựng nó.​
  • Khám phá phương pháp thiết kế, cấu trúc và quy trình tối ưu của khoản mục doanh thu.​

3.4. Unit 4: Costs

  • Hiểu được tầm quan trọng của việc dự báo chi phí biến đổi và chi phí cố định trong một mô hình tài chính.
  • Thực hành bốn bước để xây dựng bản kế hoạch chi phí trong bất kỳ mô hình nào.
  • Khám phá cách tính chi phí biến đổi và chi phí cố định nếu chúng không được cung cấp.
  • Xác định xem doanh nghiệp đang được lập mô hình tài chính đã sử dụng đòn bẩy kinh doanh hay chưa.
  • Khám phá loại chi phí thứ ba – semi-variable costs (chi phí bán biến đổi) và cách kết hợp chúng vào một mô hình.
  • Nghiên cứu khái niệm “build it, then link it” để có thể bắt đầu xây dựng báo cáo tài chính.

3.5. Unit 5: Depreciation

  • Nghiên cứu các khái niệm và kỹ năng cần thiết để xây dựng khoản mục khấu hao.
  • Khám phá thiết kế và cấu trúc tối ưu của khoản mục khấu hao.
  • Thực hành sử dụng hàm HLOOKUP để hiển thị CAPEX theo chiều dọc trên khoản mục  khấu hao.
  • Khám phá cách tự động hóa hàm HLOOKUP để hàm này hoạt động khi thêm hàng vào bảng.
  • Thực hành sử dụng hàm SUMIF để hiển thị CAPEX theo chiều dọc trên khoản mục khấu hao.
  • Nghiên cứu một vài cách khác nhau để chuyển đổi dữ liệu.
  • Khám phá cách tạo mô hình thác nước (waterfall) cho khoản mục khấu hao.
  • Nghiên cứu cách khấu hao hoàn toàn CAPEX trong vòng đời của mô hình tài chính.
  • Tính chi phí khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần.
  • Khám phá cách chuyển đổi khấu hao thành khấu hao tài sản cố định (PP&E).

3.6. Unit 6: Income Tax

  • Tìm hiểu lý do tại sao việc tạo biểu thuế thu nhập trong mô hình tài chính lại quan trọng.​
  • Khám phá lý do tại sao doanh nghiệp không phải lúc nào cũng nộp thuế bằng tiền mặt vào kỳ hiện hành.​
  • Nghiên cứu ví dụ để hiểu cách tính thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại trên báo cáo tài chính.​
  • Thực hành xây dựng biểu thuế thu nhập trong mô hình tài chính.

3.7. Unit 7: Working Capital

  • Nghiên cứu các khái niệm về vốn lưu động trong một mô hình tài chính.​
  • Khám phá khái niệm về kỳ vốn lưu động và tầm quan trọng của kỳ vốn lưu động trong mô hình tài chính.​
  • Khám phá thiết kế và các bước cần thiết để xây dựng khoản mục vốn lưu động hiệu quả.​
  • Thực hành cách tự động hóa số ngày vốn lưu động trong năm.​
  • Tính số ngày vốn lưu động trước đây và tìm hiểu cách dự báo số ngày trong tương lai.​
  • Tính số dư vốn lưu động trong các kỳ dự báo.

3.8. Unit 8: Capital Structure

  • Nghiên cứu cấu trúc và quy tắc cần thiết để xây dựng khoản mục nợ và vốn chủ sở hữu hiệu quả.​
  • Khám phá khoản mục nợ và phân tích thứ tự tối ưu để xây dựng khoản mục này.​
  • Thực hành xây dựng cash section cho khoản mục nợ.​
  • Thực hành xây dựng khoản nợ dài hạn trên khoản mục nợ.​
  • Khám phá mục đích của revolver (tín dụng xoay vòng) và các quy tắc để xây dựng tín dụng xoay vòng trong mô hình tài chính.​
  • Thực hành xây dựng cơ sở tín dụng xoay vòng trên khoản mục nợ.​
  • Thực hành xây dựng khoản mục vốn chủ sở hữu trong mô hình tài chính.

3.9. Unit 9: Financial Statements

  • Khám phá và thực hành xây dựng báo cáo thu nhập trong mô hình tài chính.
  • Khám phá và áp dụng xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong mô hình tài chính.
  • Nghiên cứu và thực hành xây dựng bảng cân đối kế toán trong mô hình tài chính.

3.10. Unit 10: Outputs and Troubleshooting

  • Khám phá 10 lý do hàng đầu khiến bảng cân đối kế toán trong các mô hình không cân.​
  • Khám phá cách kết hợp các kết quả đầu ra vào một mô hình và tạo một bản tóm tắt sơ bộ hiệu quả.​
  • Nghiên cứu các kỹ thuật quan trọng để đảm bảo mô hình như một phương tiện truyền thông chuyên nghiệp.

4. Điều kiện tiên quyết

Để quá trình học PSM Financial Modeling đạt được hiệu quả cao, người học cần có nền tảng kiến thức vững chắc về các nguyên tắc của mô hình tài chính hoặc đã hoàn thành nội dung Financial Statements Analysis của CFA Level I.

5. Tạm kết

Có thể nói, xây dựng mô hình tài chính là một kỹ năng “tối cần thiết” đối với những người đã, đang và sắp bước chân vào ngành Tài chính – Đầu tư. Một mô hình tài chính chuyên nghiệp sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp có đủ cơ sở để đưa ra những quyết định đầu tư quan trọng, giải quyết các vấn đề khác nhau trong thực tế và dễ dàng được thành công.

Qua bài viết trên, SAPP hy vọng các bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về PSM Financial Modeling để chủ động lên kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Đừng quên theo dõi fanpage và website của SAPP Academy để cập nhật thông tin về CFA và thị trường tài chính một cách nhanh chóng và chính xác nhất!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#CFA Program Là Gì? Tổng Hợp Những Gì Cần Biết Về Bằng CFA

CFA Program là gì? Đa số nhân sự làm việc trong lĩnh vực Phân Tích...

#Điều Kiện Học CFA Tốt Hơn Mà Bạn Nên Trang Bị

Điều kiện học CFA là gì? Trước tiên, bạn sẽ cần trang bị trước những...

Fixed Income Là Gì? – Tìm Hiểu Chứng Khoán Cố Định (Fixed Income Securities)

Fixed Income là môn học chiếm tỷ lệ khá cao trong cả 3 level của...

Blended Learning là gì? Khám phá hình thức học tập mới giúp nâng cao hiệu quả ôn luyện CFA

CFA từ lâu được xem như tấm “passport” giúp bạn tiếp cận với đỉnh cao...

Học Phí CFA Là Bao Nhiêu? Có Nên Đầu Tư Học CFA Không?

Hành trình chinh phục chứng chỉ CFA vốn không hề dễ dàng, các bạn không...

#CFA Research Challenge Là Gì? Tổng Quan Sơ Lược Về Cuộc Thi

CFA Research Challenge là gì? Được bảo trợ bởi CFA Institute, CFA Research Challenge là...

Phương pháp đầu tư top down bottom up có đem lại lợi nhuận nhanh chóng?

​​​​​​​Phương pháp đầu tư Top-Down và Bottom-Up là hai phương pháp phân tích mà nhà...

Đầu cơ là gì? Đầu cơ khác gì so với Đầu tư

Tất tần tật các thông tin về khái niệm đầu cơ là gì? Phân biệt...