Hoàn Thành Môn AFM/P4 Với 70 Điểm, Former Audit Associate – KPMG Việt Nam Chính Thức Trở Thành ACCA Affiliate
Nguyễn Mai Hương, sinh viên chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp tại Học viện Tài chính, đã có thành tích học tập và làm việc đầy ấn tượng: Prize Winner môn SBL trong kỳ thi ACCA tháng 12/2022; Cựu Advisory service intern tại Grant Thornton và cựu Audit intern & Audit associate tại KPMG Việt Nam. Không dừng lại ở đó, cô bạn tiếp tục ghi dấu ấn khi hoàn thành môn AFM/P4 với số điểm: 70/100 trong kỳ thi ACCA tháng 6/2024, hoàn thành hành trình chinh phục 13/15 môn ACCA. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của Mai Hương qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chia sẻ về kỳ thi ACCA tháng 6/2024 – Môn AFM/P4 (Advanced Financial Management)
1.1. Vì sao bạn quyết định chinh phục chứng chỉ ACCA?
Khi còn học năm 2 ở Học Viện Tài Chính, mình đã có cơ hội tiếp cận với ACCA thông qua chương trình học ở trên lớp và hội thảo liên kết với ACCA Việt Nam. Mình thấy rằng ACCA không chỉ là một chứng chỉ bình thường, mà còn là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tương lai cho bản thân.
Có thể nói, giá trị thực tiễn mà chứng chỉ mang lại chính là động lực để mình học ACCA. Các kiến thức trong ACCA được xây dựng một cách bài bản và mang tính ứng dụng cao, đặc biệt là có thể áp dụng trực tiếp vào công việc. Hơn nữa, sự uy tín của ACCA còn tạo điều kiện cho mình tiếp cận với các chương trình ACCA Job Fast Track khi ứng tuyển vào các công ty BIG4 – một lợi thế không hề nhỏ cho bất kỳ ai muốn theo đuổi con đường Kế – Kiểm – Tài chính.
Mặc dù quyết định theo học ACCA phần nào được định hướng từ gia đình, nhưng bản thân mình cũng nhận ra tầm quan trọng của chứng chỉ. Đây chính là lý do để mình có thể kiên trì hoàn thành hành trình dài với 13 môn học.
1.2. Bạn có thể chia sẻ về giai đoạn học và ôn thi môn AFM của mình được không?
Theo đánh giá cá nhân, trong các môn thuộc cấp độ P, AFM/P4 là môn “dễ thở” nhất. Bởi môn AFM dù thiên về tính toán nhưng cũng không quá phức tạp nếu bạn chăm chỉ, chủ động luyện tập các dạng bài tập. Ngoài ra, phần tự luận cũng đóng vai trò quan trọng, nhưng nếu đã vượt qua môn SBL – Strategic Business Leader hoặc các môn P khác thì sẽ không có gì quá mới hay đáng lo.
Trong quá trình học và ôn môn AFM/P4, sau khi học xong một chương, mình liền tự tìm và luyện tập một vài bài tập liên quan đến nội dung đó trong sách BPP vì độ khó tương đương với bài thi thật. Đến gần cuối, khi cảm thấy kiến thức của bản thân đã liền mạch hơn, mình chuyển sang luyện tập đề thi mẫu của các năm trước (past exam).
Bên cạnh kỹ năng tính toán, mình cũng trau dồi kỹ năng viết thường xuyên, rèn luyện cách viết sao cho ngắn gọn, đúng trọng tâm và lập luận đầy đủ. Nếu để đến gần thi mới luyện viết, bạn sẽ cảm thấy thời gian quá gấp rút và khó đạt kết quả cao.
Đến giai đoạn cuối chương trình học (trước kỳ thi khoảng 1 tháng), mình tập trung hoàn toàn vào việc làm các bài thi thử trên nền tảng CBE. Để ôn tập hiệu quả, không chỉ cho môn AFM mà cho tất cả các môn P, một số nguyên tắc mình đã tuân thủ như sau:
- Đọc kỹ các Báo cáo từ giám khảo (examiner’s reports) để nắm bắt lỗi sai thường gặp và cách giám khảo chấm điểm, từ đó điều chỉnh cách viết sao cho trúng ý, trúng từ khoá và dễ dàng ghi điểm.
- Sắp xếp thời gian cuối tuần để làm ít nhất một bài thi thử trên nền tảng CBE trong điều kiện tương tự như khi thi thật: Bật đồng hồ đếm ngược đủ 3 giờ 15 phút, ngồi tập trung, và tự làm bài mà không tham khảo đáp án có sẵn.
1.3. Chiến thuật làm bài thi AFM của bạn là gì?
Có một số “bí kíp” mà mình thường áp dụng không chỉ cho môn AFM, mà cả các môn P khác để tối ưu hóa thời gian và công sức khi làm bài thi:
- Đọc kỹ câu hỏi: Mình luôn dành thời gian để đọc kỹ câu hỏi và đánh dấu (highlight) các nội dung chính để không bị trả lời lệch đề, hoặc thiếu sót những điểm quan trọng trong đề bài.
- Phân tích dữ kiện: Khi đọc đề, mình cũng đánh dấu các từ khóa (keywords) để dễ dàng xác định thông tin cần thiết. Đề thi của các môn P thường rất dài, nên việc này hỗ trợ tiết kiệm thời gian mà không cần phải đọc lại đề từ đầu.
- Quản lý thời gian: Mình luôn phân bổ thời gian cho mỗi câu hỏi, với nguyên tắc 1.8 phút/điểm để tránh sa đà vào một câu trả lời, đảm bảo đủ thời gian để hoàn thành tất cả các câu hỏi.
- Không quá “ám ảnh” với việc tính toán chính xác: Một trong những bài học mình rút ra được là không nên quá ám ảnh với việc phải tính đúng từng con số. Bởi nó sẽ làm mất thời gian còn lại của bạn. Các giám khảo vẫn sẽ cho điểm nếu bạn đưa ra được lời giải thích hợp lý, logic dựa trên những con số đã tính toán.
Có thể nói, những chiến lược làm bài mà Hương đưa ra là vô cùng hợp lý. Khi tham gia bất cứ môn thi ACCA nào, bạn không chỉ quản lý được thời gian làm bài, mà còn phải trang bị kỹ năng tóm tắt đề bài và nhận biết thông tin quan trọng để trả lời đúng “keywords”. Khi tham gia khoá học ACCA Online tại SAPP với nền tảng LMS Pro, học viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng cần thiết thông qua:
- Bộ đếm thời gian tích hợp sẵn giúp bạn theo dõi và quản lý thời gian làm bài hợp lý, tối ưu hóa hiệu quả làm bài.
- Dễ dàng đánh dấu những từ khóa quan trọng với tính năng Highlight (Đánh dấu), giúp bạn tập trung và ghi nhớ tốt hơn trong quá trình làm bài.
- Máy tính, nháp và các tài liệu bổ sung được tích hợp sẵn trên giao diện, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả làm bài
2. Chia sẻ về hành trình trở thành ACCA Affiliate 13/15 môn
2.1. Trong 13 môn, bạn có gặp khó khăn khi học môn nào không và vì sao?
Mình cảm thấy môn APM/P5 (Advanced Performance Management) có độ phức tạp “nhỉnh” hơn so với các môn khác trong ACCA. Môn học này đòi hỏi học viên phải tiếp cận với vô số mô hình và chỉ số để đánh giá hiệu suất hoạt động. Dù không yêu cầu nhiều về tính toán, nhưng APM lại yêu cầu khả năng hiểu sâu sắc về ý nghĩa của các con số. Việc phân tích, đánh giá, và đưa ra giải pháp từ những dữ liệu này đòi hỏi một tư duy logic và khả năng phản biện cao.
2.2. Bạn có thể chia sẻ cách bạn đã áp dụng kiến thức từ ACCA vào công việc thực tế không?
Trong quá trình làm việc ở cả hai mảng Tư vấn (Advisory) và Kiểm toán (Audit), mình nhận thấy kiến thức từ ACCA rất thực tiễn. Khi làm về tài chính, mình thường xuyên áp dụng được các kiến thức, kỹ năng như chiết khấu dòng tiền, định giá,… Khi chuyển sang Kiểm toán, những phần kiến thức mình đã học ở môn AA/F8 (Audit and Assurance) như kiểm toán chi phí, doanh thu, tài sản, và hàng tồn kho,… đều xuất hiện rõ nét trong công việc hàng ngày, giúp bản thân nắm bắt và xử lý công việc một cách hiệu quả hơn.
Xem thêm: Học ACCA Thì Làm Gì Trong Lĩnh Vực Kế – Kiểm – Tài chính?
2.3. Bạn đánh giá thế nào về giá trị của ACCA và tầm quan trọng của việc học theo lộ trình thay vì học riêng từng môn?
Mình nghĩ việc học ACCA theo lộ trình không chỉ giúp nắm vững kiến thức một cách hệ thống, mà còn tăng cơ hội thành công trong kỳ thi và giảm bớt căng thẳng trong quá trình học tập. Các môn học trong ACCA được thiết kế theo một lộ trình nhất định để xây dựng kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Nhờ học theo lộ trình, mình đã nắm vững các khái niệm nền tảng trước khi tiến đến những kiến thức phức tạp hơn. Để chinh phục được môn AFM, trước hết các bạn cần nắm vững các môn ở hai cấp độ đầu: Kiến thức ứng dụng và Kỹ năng ứng dụng, đặc biệt là môn FM/F9 (Financial Management).
Ngoài ra ACCA là một chương trình khó, và việc học theo lộ trình sẽ là sự chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi ACCA. Các kỹ năng và kiến thức từ môn học trước sẽ hỗ trợ trực tiếp cho môn học tiếp theo.
2.4. Cuối cùng, lời khuyên bạn muốn dành cho các bạn có ý định học ACCA là gì?
Đối với mình, yếu tố quan trọng nhất khi chinh phục ACCA chính là sự kiên trì. ACCA không phải là một cuộc đua ngắn mà là một hành trình dài, giống như một cuộc thi marathon đòi hỏi sự bền bỉ. Với 13 môn học cần hoàn thành, bạn cần phải có đủ quyết tâm để duy trì động lực suốt cả hành trình dài này.
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng không kém là bạn phải xây dựng một kế hoạch ôn tập hiệu quả ngay từ đầu. Kế hoạch này nên phù hợp với mục tiêu và nhu cầu cá nhân, đồng thời phải được thực hiện một cách nghiêm túc và kỷ luật. Việc lập ra một kế hoạch chỉ là bước đầu, điều quan trọng hơn là phải kiên định với kế hoạch đó
Nói tóm lại, kiên trì và kỷ luật chính là chìa khóa không chỉ giúp bạn chinh phục từng môn học của ACCA, mà còn nhanh chóng đạt được mục tiêu trong sự nghiệp của mình.
Kết:
Xin cảm ơn Mai Hương đã dành thời gian trò chuyện cùng SAPP để chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình. SAPP tin rằng câu chuyện của Mai Hương sẽ trở thành nguồn động lực to lớn cho các bạn đang trên con đường chinh phục ACCA. Chúc Mai Hương luôn giữ vững sự nhiệt huyết trong công việc và tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp!
Xem thêm: