18/07/2024

Prize Winner Môn PM ACCA Chia Sẻ Câu Chuyện Học ACCA Từ Năm 15 Tuổi – “Liều Lĩnh” Hay “Bản Lĩnh”?

1. Lựa chọn theo đuổi ACCA thay vì học cấp ba có phải lựa chọn mạo hiểm?

Prize Winner Môn PM ACCA Chia Sẻ Câu Chuyện Học ACCA Từ Năm 15 Tuổi - “Liều Lĩnh” Hay “Bản Lĩnh”?

ACCA là hướng đi vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí

Người ta có thể đi đến thành công bằng nhiều cách. Tuy nhiên, con đường an toàn và ít gập ghềnh nhất mà nhiều người theo đuổi đó là học hết cấp 3 sau đó học tiếp đại học để có được tấm bằng cử nhân. Như vậy, thời gian trung bình để sở hữu bằng đại học sẽ là 4 năm.

Nhận thức được những ưu điểm của chương trình ACCA, Anh Thư và gia đình đã đưa ra lựa chọn mà có lẽ nhiều người nhìn vào sẽ thấy đó là một quyết định mạo hiểm. Cô bạn không học cấp ba mà theo đuổi ACCA ngay sau khi kết thúc cấp 2. Lựa chọn này được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ mẹ của cô bạn – một giáo viên đã công tác lâu năm trong nghề.

Prize Winner tuổi 16 cho rằng: “Thay vì học cấp 3, mình thấy học ACCA là hướng đi vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí. Việc học ACCA từ sớm mang lại cho mình khá nhiều lợi thế, ví dụ như: rút ngắn thời gian sở hữu bằng cử nhân và có thể đi làm sớm. Theo lộ trình thông thường, mọi người sẽ học 3 năm cấp 3 sau đó mới thi đại học và học hết 4 năm để có được bằng đại học đi xin việc. Mình chỉ cần khoảng 1-2 năm hoàn thành một số môn ACCA là có thể chuyển đổi sang các bằng cấp quốc tế như OBU. Học tại Việt Nam mà được nhận bằng cấp quốc tế cũng là một trong những ưu điểm của chương trình ACCA”.

Mục tiêu của Anh Thư đó là có được Bằng Cử Nhân Kế Toán Ứng Dụng OBU hạng First Class (Xuất sắc). Một trong những điều kiện để đạt được mục tiêu này đó là không môn thi ACCA nào dưới 68 điểm. Anh Thư đã và đang hoàn thành xuất sắc điều này, minh chứng là các môn từ BT/F1 đến PM/F5 chưa môn nào cô nàng dưới 68 điểm.

>> Tìm hiểu về khóa học ACCA tại SAPP: tại đây

2. 03 lý do lựa chọn ACCA

Sự linh hoạt của chương trình học

Một điểm mà Thư rất thích ở chương trình ACCA đó là sự linh hoạt. Người học hoàn toàn có thể chọn học offline tại các trung tâm, học online tại nhà hoặc tự học.

Cơ hội việc làm rộng mở

ACCA là chứng chỉ được công nhận rộng rãi trên hơn 180 quốc gia. Do vậy, cơ hội việc làm sẽ vô cùng rộng mở với nhân sự nghiêm túc theo đuổi lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, Tài chính. Hệ thống 13 môn mang lại cho người học kiến thức về nhiều mảng như: Quản trị, Thuế, Kế, Kiểm,…và có tính ứng dụng cao.

Dự định của Thư là sẽ có được danh vị ACCA Member, sau đó sẽ ứng tuyển tại các công ty đa quốc gia. Với cô nàng Prize Winner sinh năm 2007, các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ là môi trường tốt để trau dồi thêm kiến thức chuyên môn và mở rộng networking. Mong muốn của Anh Thư đó là được gặp gỡ, học hỏi thêm kinh nghiệm từ các anh chị đi trước và chuyên gia trong ngành.

Cơ hội chuyển đổi sang bằng cấp quốc tế

Cô bạn Prize Winner PM ACCA chia sẻ: “Một trong những lý do khiến mình quyết định theo đuổi ACCA đó là cơ hội nhận được bằng đại học danh giá từ Đại học Oxford Brookes (OBU). Mình dự định tới tháng 5/2026 sẽ có được tấm bằng này. Hiện tại mình đã xong 5F đầu tiên và sẽ cố xong thêm 4F nữa trong năm 2024.

>> Tìm hiểu về khóa học ACCA tại SAPP: tại đây

3. Chiến lược học – thi PM ACCA “trăm trận trăm thắng”

Prize Winner Môn PM ACCA Chia Sẻ Câu Chuyện Học ACCA Từ Năm 15 Tuổi - “Liều Lĩnh” Hay “Bản Lĩnh”?

Điểm thi đáng mơ ước của cô nàng Prize Winner PM ACCA sinh năm 2007

  • Quá trình “giảm xóc” với các thuật ngữ kinh tế:

Học ACCA ngay sau khi hoàn thành chương trình cấp 2, Anh Thư đã gặp một số khó khăn với các thuật ngữ kinh tế. Tuy nhiên cô bạn đã cố gắng đọc thêm sách BPP, tìm tòi xem thêm các video trên Youtube. OpenTuition và aCOWtancy cũng là hai trang web mà Anh Thư hay tìm đọc để hiểu thêm về các thuật ngữ.

  • Chiến lược ôn tập

Anh Thư bật mí: “Quá trình học thi của mình diễn ra trong 4 tháng. Bí kíp của mình là làm thật nhiều bài tập. Học lý thuyết trước sau đó áp dụng vào làm bài tập”. Prize Winner thường đặt mục tiêu về số lượng bài tập cần làm trong ngày sau đó cứ học khoảng 45 phút thì lại giải lao 10 phút, nghe nhạc thư giãn để giúp tinh thần thoải mái hơn.

Phần C nhiều câu hỏi tự luận là phần khó nhất. Tuy nhiên trong quá trình ôn tập mình cũng được giảng viên tại SAPP hỗ trợ rất nhiệt tình. Thư chia sẻ: “Thầy Trần Nhật Tường là giảng viên của mình thường tới từng bàn để xem phần học viên viết. Tips của thầy đó là nên viết ý chính, đừng viết dài dòng. Mình thấy mẹo của thầy khá hay vì nếu viết dài như các bài giải mẫu trong BPP thì đã không kịp giờ rồi”. Trong quá trình học, Thư đọc thêm giáo trình của SAPP. Cô bạn nhận xét rằng tài liệu rất cô đọng, dễ hiểu, không bị quá dài như BPP. Trước khi thi, Anh Thư ôn tập các ý chính bằng các mindmap trong giáo trình SAPP. Ngoài thời gian học trên lớp, Thư cũng đọc thêm các bài mẫu trong past exam và kit BPP.

  • Chiến lược phân bổ thời gian & kỹ thuật làm bài trong quá trình thi

Phân bổ thời gian:

Thời gian làm bài thi là 3 tiếng. Anh Thư dành 1 tiếng cho phần A và B. Phần C dài và khó nhất, Prize Winner sẽ hoàn thiện trong tầm gần 2 tiếng. Còn thừa thời gian, cô bạn sẽ check lại phần bài đã làm.

Kỹ thuật làm bài đối với phần C (tự luận):

Bước 1. Đọc câu hỏi, tìm động từ yêu cầu để biết mình cần làm gì

Bước 2. Đọc tình huống, tìm keyword, note lại ra giấy

Bước 3: Tận dụng các keyword đã note để làm bài

Cảm ơn Anh Thư về câu chuyện truyền cảm hứng với lựa chọn tưởng như táo bạo nhưng lại vô cùng bản lĩnh ở tuổi 16. Chúc cô bạn Prize Winner sẽ sớm đạt được ước mơ của mình: trở thành ACCA Member, sở hữu bằng đại học danh giá OBU và có thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính nhé!

>> Tìm hiểu về khóa học ACCA tại SAPP: tại đây

Prize Winner Môn PM ACCA Chia Sẻ Câu Chuyện Học ACCA Từ Năm 15 Tuổi - “Liều Lĩnh” Hay “Bản Lĩnh”?

Học viên tiêu biểu khác