ACCA20/06/2024

Kinh Nghiệm Học & Thi F7 ACCA Của Nguyễn Vũ Khải

F7 ACCA – Lập báo cáo tài chính là môn học không quá khó thi đỗ nếu như bạn có 1 mục tiêu và chiến lược học và ôn thi F7 ACCA rõ ràng ngay khi bắt đầu học – theo chia sẻ của bạn Nguyễn Vũ Khải. Kiến thức trọng tâm của môn F7 ACCA được phân bổ vào phần chính bao gồm: các chuẩn mực kế toán quốc tế IAS, các khung khái niệm vào việc lập báo cáo tài chính cho các cá thể doanh nghiệp, cũng như đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính. Những kinh nghiệm học & thi F7 ACCA của bạn Nguyễn Vũ Khải, học viên đã hoàn thành 9/9 môn F ACCA, sẽ giúp bạn xây dựng lộ trình học F7 ACCA hiệu quả nhất.

1. Bạn có thể giới thiệu về bản thân và quá trình học ACCA của mình?

Chào các bạn, mình là Nguyễn Vũ Khải, sinh viên trường Đại học Thương mại. Hiện tại mình đang theo học chương trình ACCA, đã hoàn thành F1- F9 ACCA. Với số điểm môn F7 – Financial Reporting là 78/100.

Bắt đầu theo đuổi ACCA từ năm 2 đại học, cá nhân mình nhận thấy kiến thức ACCA mang lại khá hữu ích. Kiến thức môn học mang tính chuyên sâu, giúp mình hiểu rõ được bản chất của các vấn đề về ngành kế koán, kiểm toán và tài chính.

Ngoài ra, ACCA còn có những kiến thức rất hay về mảng tài chính và thuế.

2. Bạn có nhận xét gì về những khó khăn gặp phải trong môn F7 ACCA?

F7 ACCA là môn học lập báo cáo tài chính, giúp học viên hiểu và nắm vững cách áp dụng các khung khái niệm, các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS/IAS. Việc lập các báo cáo tài chính hợp nhất cho tập đoàn và kết hợp đọc hiểu, phân tích báo cáo cũng là một trong những nội dung chính của môn học này.

Về kiến thức nằm trong môn F7 ACCA, mình thấy không hề khó. Bài tập tự luận trong môn F7 sẽ tập trung phần lớn về: hợp nhất (consolidated), bảng cân đối thử (trial balance), phân tích tỷ lệ (ratio) và dòng tiền (cash flow). Đây là những mảng kiến thức bạn đã được học trong môn F3 ACCA – Kế toán tài chính. Theo như kinh nghiệm đạt 90 điểm môn F3 ACCA của bạn Minh Khuê, mình thấy nắm vững nền tảng nguyên lý kế toán – tài chính trong môn F3 ACCA là đòn bẩy tốt giúp bạn học F7 ACCA hiệu quả.

Đa phần các khó khăn của môn F7 ACCA sẽ đến từ việc đọc hiểu và làm bài tập. Lí do nằm ở việc bạn chưa hiểu rõ bản chất của các dạng câu hỏi đề thi ACCA và lúng túng trong việc nhìn nhận ra vấn đề trong câu hỏi. Chính vì thế sẽ dẫn đến việc điểm thi F7 ACCA sẽ không cao như các môn khác. Pass rate môn F7 ACCA kỳ thi tháng 3 năm 2017 là 47% – theo ACCA.

3. Hoàn thành 9/9 môn F ACCA trong 2 năm không phải là 1 điều dễ dàng. Bạn đã đặt mục tiêu cho mình như thế nào để hoàn thành việc học ACCA nhanh chóng vậy?

Ngay khi bắt đầu môn học đầu tiên, mình đã phải xác định mục tiêu là có được kiến thức để áp dụng vào làm việc sau này chứ không phải là việc học chỉ để thi qua môn. Nếu suy nghĩ như vậy, quan điểm và cách tiếp nhận kiến thức của bạn sẽ thiên về việc hiểu rõ bản chất, vấn đề của kiến thức được tiếp nhận. Làm theo cách này, bạn sẽ thấy kiến thức học được khá thú vị. Từ đó sẽ chủ động hơn trong việc học hơn, mang lại sự hiệu quả về học tập hơn.

4. Bạn có thể chia sẻ thêm về cách tự học & ôn thi F7 ACCA của mình được không?

Theo quan điểm cá nhân, mình đánh giá quá trình tự học là yếu tố quan trọng nhất quyết định bạn có thi đỗ F7 ACCA hay không. Yếu tố này quan trọng hơn rất nhiều so với chiến lược làm bài thi hay đoán đề thi (cười).

Với mình nguồn tài liệu tuyệt vời nhất để ôn thi không chỉ cho môn F7 ACCA mà cho cả các môn khác của ACCA là past examstudy text ngoài ra còn có revision kit của nhà xuất bản BPP. Bạn có thể download bộ sách ACCA của BPP kỳ tháng 9 năm 2017 tại đây.

Bước vào quá trình ôn thi, mình sẽ làm lần lượt các past exam từ các năm gần nhất cho đến các năm về trước. Trung bình mình làm tầm 10 đề past exam là yên tâm đi thi. Mình sẽ làm trung bình 3 ngày 1 đề. Bạn có thể rút ngắn thành 2 ngày để thêm phần thử thách.

Để ôn thi F7 ACCA hiệu quả, mình áp dụng 2 cách ôn thi như sau.

  • Với 6 đề thi đầu tiên:

    • Mình sẽ đọc đề trước và sau đó đọc luôn đáp án. Mục đích của mình là cố gắng đọc để hiểu cách giải câu hỏi đó và hiểu bản chất của vấn đề, tìm ra những điểm mà trước đây mình bị hiểu sai, bị nhầm lẫn về kiến thức trong câu hỏi đó. Nếu như vẫn chưa hiểu, nắm được nội dung có trong câu hỏi, mình sẽ tìm kiến thức liên quan có trong study text để đọc.
    • Quy trình đọc của mình cũng có chút khác biệt, theo trình tự đọc phần case study (phần ví dụ) trước, lý thuyết sau. Sau khi hiểu được cách giải và nắm được kiến thức giải được câu hỏi đó, mình mới bắt tay vào giải bài tập.
    • Trong trường hợp mình đã đọc sách nhưng chưa hiểu câu hỏi, mình sẽ tạm thời đánh dấu câu hỏi đó và nhờ giải đáp của thầy cô bạn bè sau.
    • Về cách thức trình bày bài thi: Bạn hãy cố gắng giải theo hình thức của past exam answer. Bởi vì cách giải của examiner đa phần là khá khoa học, dễ nhìn, dễ hiểu.
  • Với 4 đề thi sau:

    • Mình sẽ áp dụng cách học theo trình tự: đọc past exam, làm đề rồi sau đó mới xem đáp án. Sau khi xem đáp án, nếu có phần nào mình vẫn không hiểu thì mình lại áp dụng cách học dùng study text như trên.
    • Lời khuyên của mình dành cho bạn đó là: Bạn nên để ý tới lượng kiến thức bạn sẽ thu nhận được thay vì làm mọi cách để có được kết quả đúng như phần đáp án trong suốt quá trình ôn thi.

5. Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm gì để làm bài thi F7 ACCA hiệu quả không?

Mình xin chia sẻ 2 yếu tố bạn cần nắm vững để làm bài thi F7 ACCA hiệu quả, đó là:

  • Nắm chắc cấu trúc đề thi F7 ACCA:

Cấu trúc đề thi F7 ACCA từ tháng 9/2016 đến nay vẫn chưa có thay đổi, cụ thể:

  • Phần A: 30 điểm, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm (Muiltiple choices questions) sẽ hỏi bạn những kiến thức về chuẩn mực kế toán quốc tế IAS.
  • Phần B: 30 điểm, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm (Scenario questions) tương ứng với 3 case study được đưa ra.
  • Phần C: 40 điểm, bao gồm 2 câu hỏi lớn. Kiến thức của phần C có thể rơi vào một trong các chủ đề sau: Lập báo cáo hợp nhất – consolidated report, Bảng cân đối thử – trial balance, phân tích ratio and cash flow.
  • Quản lý thời gian hiệu quả:

Điều quan trọng trong quá trình làm bài thi đó là phân bổ thời gian hợp lý. Mình đã phân bổ thời gian làm bài như sau:

  • Phần A: 15 phút đầu đọc đề mình tiến hành làm phần trắc nghiệm luôn. Thời gian cho phép làm 15 câu trắc nghiệm phần A là 30 điểm x 1.8 phút = 54 phút.
  • Phân B: tương tự mình dành 54 phút.
  • Phần C: Thời gian còn lại 87 phút mình chia đều cho 2 câu bài tập lớn.

6. Một số lưu ý trong quá trình thi F7 ACCA là gì?

Trong quá trình thi, bạn nên tối ưu hóa số thời gian làm bài của mình 1 cách tốt nhất, tránh việc bị thiếu thời gian làm các câu bài tập lớn. Câu nào dễ bạn hãy làm trước, câu nào khó quá bạn để đến khi hoàn thành các câu hỏi hẵng nên quay lại. Đối với 2 câu bài tập lớn phần C, bạn cố gắng làm đúng từng ý nhỏ, vì với mỗi ý bạn làm đúng sẽ được tính điểm luôn tại phần đó.

Không nên đặt nặng việc lên báo cáo tài chính cân hay không cân, vì đa phần khi làm bài khả năng cân là rất ít. Ví dụ trong đợt thi của mình, ở phần C có một bài cân và một bài không cân. Tuy nhiên mình vẫn bỏ qua việc cân hay không cân của bài đó, chú trọng vào việc rà soát lại từng ý nhỏ để không bỏ qua điểm nào.

7. Bạn có lời nhắn nhủ gì đến các bạn sinh viên đang chuẩn bị cho kỳ thi môn F7 ACCA không?

Không chỉ riêng F7 ACCA, mà còn với tất cả các môn ACCA, việc làm bài tập là yếu tố quyết định bạn có thể nắm chắc kiến thức nền của môn học được hay không. Thay vì phụ thuộc vào bài giảng trên lớp, mình thấy việc tự tìm kiếm 1 cách học giúp mình học và thi F7 ACCA hiệu quả hơn.  Đừng bỏ cuộc nhé, bạn học có tâm là sẽ thi đỗ hết thôi. Nếu bạn học theo cách của mình là không trượt môn nào đâu, chỉ thi không được cao lắm thôi (cười).

Cảm ơn bạn với những chia sẻ hết sức độc đáo, chúc bạn sẽ đạt được thành công trong công việc hiện tại của mình.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Kinh Nghiệm Tuyển Dụng A&C Dành Cho Thực Tập Sinh

1. Tổng Quan Năm thành lập: 1992 Quy mô: 400 nhân viên Website: http://www.a-c.com.vn/ Địa...

BIG4 Là Gì? 5 Lý Do BIG4 Được Đa Số Sinh Viên Vô Cùng Đón Nhận

BIG4 là gì? BIG4 là cách gọi quen thuộc của 4 công ty kiểm toán...

#Các Phương Pháp Hạch Toán Hàng Tồn Kho

Khám phá các phương pháp hạch toán hàng tồn kho và quy định kế toán...

#Tìm Hiểu Nhân Viên Kế Toán Nội Bộ Là Gì?

Tìm hiểu về công việc và tầm quan trọng của nhân viên kế toán nội...

#1 Công Việc Của Kế Toán Tiền Lương Chi Tiết Nhất Hiện Nay

Kế toán tiền lương luôn là một phần hành quan trọng trong doanh nghiệp, giúp...

# Kế Toán Tiền Mặt Là Gì? Chi Tiết Quy Trình Thực Hiện

Kế toán tiền mặt là gì? Tìm hiểu về kế toán tiền mặt và quy...

Hệ Thống 15 Môn Học ACCA

ACCA là tên viết tắt của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (The...

#Cách Hạch Toán Chi Phí Trả Trước – Tk 242 Theo Thông Tư 133

Không phải khoản chi phí nào trong doanh nghiệp cũng được hạch toán hết vào...