CFA20/06/2024

[Mới Nhất] Những Thay Đổi Chính Thức Trong Kỳ Thi CFA Từ Năm 2024

Không thể phủ nhận, sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số đã và đang ảnh hưởng sâu sắc tới lĩnh vực Tài chính – Đầu tư. Để bắt kịp với các vấn đề và thách thức hiện tại mà nhân sự trong ngành đối diện, Viện CFA không ngừng cải tiến chương trình học và thi; từ đó đảm bảo giá trị của chứng chỉ đối với ứng viên, nhà tuyển dụng và cả thị trường lao động.

Mới đây, Viện đã công bố những thay đổi đáng chú ý cho kỳ thi chứng chỉ CFA từ năm 2024. Việc nắm bắt được các thông tin này sẽ giúp bạn xác định đầu việc cần thực hiện để có một chiến lược học tập đúng đắn và kế hoạch ôn thi hiệu quả. Cùng theo dõi các cập nhật này trong bài viết dưới đây!

1. Tăng lệ phí thi CFA

Từ kỳ thi tháng 02/2024, lệ phí thi CFA các cấp độ đồng loạt tăng 4%. Cụ thể,

  • Lệ phí đăng ký thi sớm: tăng từ $900 lên $940;

  • Lệ phí đăng ký thi chuẩn: tăng từ $1200 lên $1250.

Phí ghi danh sẽ giữ nguyên là $350.

Giải thích cho việc tăng lệ phí thi, Viện CFA đã đưa ra 3 lý do:

  • Phản ánh những cải tiến về giáo trình và tính năng của chương trình CFA được thực hiện từ tháng 05/2023;

  • Khuyến khích ứng viên đăng ký thi vào đợt tháng 11/2023 (tiết kiệm 4% so với lệ phí thi trong năm 2024);

  • Giữ mức tăng học phí dưới mức lạm phát. 

2. Giới thiệu Practical Skills Module

Để đáp ứng những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng thực tiễn, lần đầu tiên trong 60 năm qua, Viện CFA đã tích hợp một học phần chuyên biệt vào kỳ thi – Practical Skills Module. Đây là học phần sử dụng kết hợp các video, câu hỏi trắc nghiệm, case study cũng như phần thực hành có hướng dẫn; từ đó giúp người học phát triển các kỹ năng thực tiễn trong công việc. 

Ước tính, tổng thời lượng của học phần này là khoảng 10 – 15 giờ. Ngay khi đăng ký thi thành công, modules này sẽ xuất hiện trong learning ecosystems của thí sinh, cho phép học bất cứ lúc nào miễn là hoàn thành trước ngày nhận kết quả thi từ Viện CFA

PSM sẽ không nằm trong nội dung thi CFA nhưng để nhận được kết quả thi, thí sinh bắt buộc phải hoàn thành ít nhất một PSM ở mỗi cấp độ.

Yêu cầu về Practical Skills Modules sẽ được áp dụng cho thí sinh đăng ký dự thi CFA Level 1 vào tháng 02/2024 và CFA Level 2 vào tháng 8/2024. Học phần dành cho Level 3 sẽ được bổ sung từ kỳ thi năm 2025.

Thí sinh mỗi Level sẽ được chọn 1 trong các nội dung sau để hoàn thành yêu cầu của Practical Skills Module: 

Đối với Level 1 

  • Financial Modeling: Phân tích 3 báo cáo tài chính bằng Excel;

  • Python Programming Fundamentals: Lập trình Python cơ bản, cách sử dụng Jupyter Notebook để phát triển, trình bày dự án về khoa học dữ liệu (data science projects) liên quan đến Tài chính.

Đối với Level 2 

 

  • Python Programming Fundamentals (Nếu chưa học ở Level 1);

  • Analyst Skills: Phát triển các kỹ năng của một Equity Analyst;

  • Python, Data Science & AI: Giới thiệu về Machine learning, AI, khoa học dữ liệu để phân tích Báo cáo Tài chính sử dụng ngôn ngữ lập trình Python.

3. Tinh gọn nội dung thi CFA Level 1

Theo khảo sát trong những năm gần đây, Viện CFA nhận thấy rằng hầu hết các ứng viên Level 1 đã nắm vững những khái niệm cơ bản nhất của Tài chính qua các chương trình Đại học hoặc đi làm. Vì vậy, bắt đầu từ kỳ thi năm 2024, những kiến thức mang tính nền tảng như Time value of money, thống kê cơ bản, kinh tế vi mô,… sẽ được chuyển vào phần tài liệu đọc trước và không có trong nội dung thi. Điều này dẫn đến sự thay đổi trong cấu phần CFA Level 1 như sau:

4. Lộ trình chuyên biệt cho ứng viên CFA Level 3

Có thể hiểu đơn giản, trước đây giáo trình Level 3 chỉ có một phiên bản, định hướng ứng viên trở thành Portfolio Manager (Nhà Quản lý danh mục đầu tư) trong tương lai. Tuy nhiên, theo khảo sát, Viện CFA ghi nhận nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực Wealth ManagementPrivate Market đang ngày càng gia tăng và có tiềm năng vươn lên dẫn đầu thị trường. 

Vì vậy, bắt đầu từ năm 2025, ứng viên Level 3 được bổ sung hai hướng đi mới trên, tương ứng với 3 phiên bản giáo trình: Portfolio Management, Wealth Management Private Market. Ba phiên bản sẽ có một chương trình giảng dạy cốt lõi chung, và các chương trình bổ sung bởi nội dung chuyên biệt cho từng lộ trình. Theo dự kiến, chương trình giảng dạy cốt lõi chung bao gồm 5 nội dung sau:

  • Asset Allocation;

  • Portfolio Construction;

  • Performance Measurement;

  • Derivatives & risk management;

  • Ethics.

Các nội dung này sẽ chiếm khoảng 50-70% khối lượng môn học. Sau đó, ứng viên sẽ đi nghiên cứu chuyên sâu các chủ đề bổ sung cho từng hướng đi. Cụ thể, 

Topic bổ sung của Portfolio Management

  • Equity Portfolio Management;

  • Fixed Income Portfolio Management;

  • Trading and Execution;

  • Case studies; 

  • Ethics in Portfolio Management. 

Topic bổ sung của Wealth Management

  • Private Wealth Industry; 

  • Client Management;

  • Wealth Structuring; 

  • Investment Planning; 

  • Ethics in Wealth Management.

Topic bổ sung của Private Market

  • Structures and Investment Process; 

  • Private Equity;

  • Private Debt; 

  • Private Real Estate & Infrastructure; 

  • Ethics in Private Markets.

5. Chứng nhận kỹ thuật số (Digital Badge) cho ứng viên vượt qua CFA Level 1 và Level 2

Trong khi đỉnh cao của chương trình CFA là trở thành một Charterholder và sử dụng danh vị “CFA” kèm theo tên của bạn, việc có thêm sự ghi nhận dành cho những nỗ lực mà ứng viên bỏ ra suốt hành trình ôn luyện Level 1 và Level 2 là cần thiết. 

Vì vậy, ứng viên vượt qua kỳ thi Level 1 và Level 2 sẽ được chứng nhận kỹ thuật số (Digital Badge), thể hiện bạn đang trên hành trình trở thành CFA Charterholder và có cam kết lâu dài trong lĩnh vực Tài chính – Đầu tư. 

Sau khi vượt qua mỗi level, ứng viên sẽ nhận được một email thông báo từ Viện CFA, bao gồm đường link dẫn đến basno.com – một trang web chuyên cung cấp Digital Badge cho các chứng chỉ. Ứng viên đăng nhập trên nền tảng này bằng email và mật khẩu mà đã đăng ký cho tài khoản trên trang web của Viện CFA. Sau đó, bạn sẽ nhận được Digital Badge dưới định dạng PDF để sử dụng cho mục đích riêng của mình, bao gồm việc đính kèm trên CV.

Cùng việc phát triển Digital Badge cho ứng viên vượt qua Level 1 và Level 2, Viện CFA đang triển khai các hoạt động tiếp thị và xây dựng nhận thức về chứng nhận này với đối tượng nhà tuyển dụng, từ đó cải thiện giá trị, uy tín của CFA Digital Badge trên thị trường lao động. Ứng viên sở hữu Digital Badge sẽ được Viện CFA công nhận về sự cam kết đối với ngành thông qua các kỹ năng, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp đã thể hiện trong kỳ thi.

Dự kiến, Digital Badge sẽ được Viện CFA cấp cho các ứng viên ngay từ năm 2023. Các ứng viên đã từng vượt qua Level 1 và 2 trước đây cũng sẽ được nhận chứng nhận này. 

>>> Xem thêm: Học CFA Level 1 Xong Làm Gì? Top Nghề Nghiệp Lý Tưởng Ngành Tài Chính.

6. Giảm bớt điều kiện đăng ký dự thi CFA Level 1

Thay đổi này đã được Viện CFA thông báo vài tháng trước đây, áp dụng bắt đầu từ kỳ thi tháng 05/2023. Cụ thể, đối với nhóm đối tượng là sinh viên Đại học, các bạn có thể đăng ký thi với điều kiện khoảng thời gian từ lúc dự thi CFA Level 1 đến ngày tốt nghiệp là dưới 02 năm

Sự thay đổi về điều kiện thi này tạo cơ hội thuận lợi cho các bạn trẻ có định hướng theo đuổi lĩnh vực Tài chính – Đầu tư từ sớm, giúp các bạn tận dụng thời gian trau dồi kiến thức, xác định rõ con đường sự nghiệp; đồng thời đáp ứng nhu cầu lớn về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có trình độ trong ngành. 

>>> Xem thêm: Điều kiện dự thi CFA.

Tạm kết

Qua bài viết trên, SAPP mong rằng bạn đã nắm được thông tin về những thay đổi mới nhất của kỳ thi CFA, từ đó chủ động lên kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. 

Luôn hướng đến chất lượng đào tạo tốt nhất, SAPP Academy không ngừng cập nhật các kiến thức, phương pháp giảng dạy và dịch vụ để phù hợp với nhu cầu học viên. Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu bạn đang quan tâm và mong muốn được tư vấn thêm về khóa học CFA nhé!

 

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Có Nên Học Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng?

Có nên học thạc sĩ Tài chính Ngân hàng không? Bên cạnh CFA, bằng thạc...

#1 Ocf Là Gì? Tìm Hiểu Về Dòng Tiền Từ Hoạt Động Kinh Doanh

  Những nhà đầu tư khi đọc Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp...

Ngành Phân tích Tài chính học trường nào? 9 lựa chọn hấp dẫn NHẤT hiện nay

Ngành phân tích Tài Chính học trường nào chính là một trong những câu hỏi...

Cơ Cấu Vốn (Capital Structure) Là Gì? Các Chỉ Tiêu Phân Tích

Cơ cấu vốn là yếu tố quan trọng với các hoạt động tài chính DN....

Phân Tích Đầu Tư Là Gì? Ưu Nhược Điểm Các Kiểu Phân Tích Đầu Tư

Phân tích đầu tư là gì? Đánh giá ưu, nhược điểm các kiểu phân tích...

Vốn Oda Là Gì? Ưu – Nhược Điểm Của Nguồn Vốn Oda?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe thuật ngữ vốn ODA nhưng chưa thực sự hiểu...

“Bật mí” 5 kênh đầu tư Tài chính ngắn hạn “tiền đẻ ra tiền”

Đầu tư tài chính ngắn hạn là gì? Nên đầu tư vào những kênh tài...

17 Thuật Ngữ Quan Trọng Cần Biết Khi Học CFA

Learning Outcome Statements (LOS) - Kết Quả Đầu Ra Cần Đạt là phần mô tả...