Nhìn Lại Toàn Cảnh Kỳ Fresh Graduate 2023 Của BIG4 – Ứng Viên Rút Ra Điều Gì?

Đợt tuyển dụng BIG4 Fresh Graduate 2023 vừa khép lại. Hãy cùng SAPP Academy nhìn lại kỳ tuyển dụng Fresh Graduate 2023 để đúc rút thêm kinh nghiệm cho năm 2024 nhé!

1.  Đôi điều về kỳ tuyển dụng BIG4 Fresh Graduate

 

BIG4 Fresh Graduate Recruitment Program là kỳ tuyển dụng được BIG4 tổ chức thường niên dành cho những sinh viên đã tốt nghiệp, không giới hạn về độ tuổi. Kỳ tuyển dụng này thường bắt đầu vào tháng 3, kết thúc vào tháng 6 và sau đó ứng viên sẽ bắt đầu làm việc chính thức từ tháng 9. Những năm gần đây, do số lượng các bạn sinh viên trải qua kỳ Intern được giữ lại tăng lên, nên số lượng các sinh viên được tuyển qua kỳ Fresh giảm đi, vì thế kỳ tuyển dụng này chỉ lấy khoảng trên dưới 10 người, tỷ lệ chọi tăng lên đáng kể so với các năm trước.

 

2. Quy trình tuyển dụng BIG4 kỳ Fresh Graduate 2023

2.1. Chiến lược tuyển dụng

Kỳ Fresh Graduate Recruitment sẽ tuyển dụng nhân viên Associate chính thức cho BIG 4 nên các ứng viên thường được đặt tiêu chí cao hơn về GPA, kỹ năng, khả năng ngoại ngữ hay là kinh nghiệm so với tuyển dụng thực tập sinh. Kỳ tuyển dụng Fresh Graduate 2023 của BIG4 diễn ra không quá dồn dập, chỉ gồm ba firm tham gia đó là: PwC, KPMG và EY. Tuy nhiên thời gian tuyển dụng cũng cách khá xa nhau. Trong đó, “ông lớn” Deloitte đã không tham gia vào cuộc đua tuyển dụng lần này. 

2.2. Quy trình tuyển dụng

Các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng kỳ Fresh Graduate 2023 vẫn giữ nguyên hình thức thi tuyển bao gồm 4 vòng 

  • Vòng CV;

  • Vòng Test năng lực;

  • Vòng Phỏng vấn nhóm;

  • Vòng Phỏng vấn cá nhân.

 

2.2.1. Vòng CV

a. Các tiêu chí đánh giá của vòng CV

Đây là vòng có tỷ lệ loại cao nhất, do đầu vào hồ sơ của từng BIG4 sẽ dao động từ 1.000 – 3.000 hồ sơ cho mỗi đợt tuyển dụng. Bình thường, phòng nhân sự các BIG sẽ chỉ tập trung đọc thông tin nổi bật, ý chính trong CV. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn mất điểm với các ông lớn ngành Kế Kiểm thì vẫn nên chú ý trau chuốt lại các thành tích và kĩ năng. Bởi vì BIG4 thường sàng lọc CV rất kỹ càng.

 

Ngoài ra, ứng viên cũng nên tự làm cho mình một chiếc CV thật dễ nhìn, dễ đọc và thể hiện được sự sáng tạo. Những công cụ như Topcv, Ybox có thể hỗ trợ nhiều trong công đoạn này với những khung mẫu CV đẹp mắt, nổi bật hơn nhiều so với khi tự làm bằng word.

 

Bên cạnh đó, bạn có thể gây ấn tượng hơn nữa với các BIG bằng việc viết thêm Cover Letter, bày tỏ lý do tại sao mình ứng tuyển vào công ty cũng như những điểm mạnh của bạn là gì để phù hợp với vị trí này, hoặc bày tỏ nguyện vọng, khát khao muốn cống hiến những gì cho doanh nghiệp.

 

Cuối cùng, bạn đừng quên đính kèm các tài liệu để chứng thực các thông tin mình ghi trong CV như bảng điểm, chứng nhận thành tích hay các chứng chỉ liên quan nhé!

>> Tìm hiểu về cách viết CV chuẩn BIG4 trong bộ tài liệu Cẩm nang chinh phục BIG4 của SAPP tại đây

 

b. Đặc thù vòng CV của từng BIG

EY: EY Là một doanh nghiệp lọc CV khá kỹ và chú trọng các thành tích, kĩ năng, kinh nghiệm của ứng viên. Vì vậy, ngoài điểm GPA, bạn hãy đầu tư thêm về chứng chỉ ACCA, bỏ túi thêm kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa hoặc tham gia những cuộc thi chuyên ngành nhé!

 

PwC: Ở vòng CV, PwC hầu như không yêu cầu nhiều về những kiến thức chuyên ngành kiểm toán trong các vòng thi mà công ty rất chú trọng vào khả năng tiếng Anh của các ứng viên. Vậy, ứng viên cần để ý thể hiện thành tích về tiếng Anh thật nổi bật ở trong CV của mình.

 

KPMG: Khác với các BIG khác, vòng CV của KPMG yêu cầu ứng viên điền một application form khá dài bao gồm những thành tựu bạn đạt được, định hướng tương lai, cảm nhận về trường đại học như thế nào,... Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng bởi vì, nếu phải điền đơn dài như vậy, bạn sẽ không cần viết thêm cover letter để thu hút nhà tuyển dụng nữa. Thay vào đó, hãy chuẩn bị một đường truyền mạng thật ổn định để tránh lỗi mất thông tin, và cũng nên dành thời gian để suy nghĩ về câu trả lời thật sớm để tránh hoang mang khi tới hạn nộp đơn nhé.

 

2.2.2. Vòng test đánh giá năng lực

Các công ty có mục đích tuyển người và chiến lược nhân sự khác nhau sẽ có cấu trúc bài thi khác nhau. Ví dụ, trong khi bài thi của EY thường có cả kỹ năng và kiến thức chuyên ngành, tiếng Anh và tư duy logic thì Deloitte lại đi sâu vào kỹ năng và kiến thức chuyên ngành hơn. Trong khi đó, KPMG và PwC lại ưu tiên cho những ứng viên thành thạo tiếng Anh và tư duy giải quyết và xử lý nhạy bén. 

 

Mỗi BIG có mức độ yêu cầu về tiếng Anh khác nhau nhưng 100% đề thi của các BIG đều bằng tiếng Anh nên lời khuyên đầu tiên dành cho bạn chính là xây dựng nền tảng tiếng anh thật tốt để có khả năng xử lý tốt đề bài, đặc biệt là IELTS Writing task 2 để thể hiện tốt phần thi viết luận.

 

Bên cạnh đó, bài đánh giá năng lực nhất định sẽ kiểm tra kiến thức chuyên ngành và các kiến thức xã hội, tư duy logic, độ nhạy với số cũng như IQ/EQ. Vậy, nếu bạn chọn con đường nghề nghiệp tại Big4, hãy đảm bảo luyện tập, ôn luyện những dạng bài tập trên kỹ càng.

 

a. Đề test đánh giá năng lực của EY

Format của đề thi EY bao gồm: 60 câu trắc nghiệm (MCQs) + 1 bài viết luận.

 

60 câu trắc nghiệm:

 

Phần chuyên ngành: Mỗi đề cho mỗi vị trí khác nhau sẽ phân bổ các mảng kiến thức khác nhau. Ví dụ như, Accounting sẽ xoay quanh các phần tính toán cơ bản về Tài sản cố định, Hàng tồn kho, tiêu chuẩn ghi nhận tài sản; Finance, bao gồm các câu tính toán các chỉ số về tính thanh khoản cũng như dòng tiền thuần hay dòng tiền hoạt động...;

 

Phần kiến thức khác: Phần này EY hỏi về kiến thức xã hội như GDP, Covid-19, ngoài ra là những câu hỏi IQ Verbal xử lý các tình huống bằng tiếng anh cùng với các câu IQ logic về quy luật số và hình nữa nhé.

 

Phần viết luận: Phần viết luận sẽ diễn ra trong vòng 30 phút. Hãy tập trung vào các ý tưởng cũng như cấu trúc của bài viết sao cho thật logic. Đây là điều được giám khảo đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, liên kết những vấn đề trong bài luận với nghề nghiệp kiểm toán sẽ được đánh giá rất cao.

 

b. Đề test đánh giá năng lực của KPMG

Bài test năng lực của KPMG có cấu trúc như sau:

 

  • Bài test tiếng anh: kiểm tra kỹ năng đọc hiểu tiếng anh;

  • Bài test kỹ thuật: kiểm tra kiến thức chuyên ngành (mức độ cơ bản) có bao gồm các bài test IQ, EQ và các kiến thức xã hội (đặc biệt là kiến thức về kinh tế - thị trường Việt Nam).

 

Cũng chính một phần do KPMG lựa chọn đa dạng thí sinh từ các trường đại học và mới đưa chuyên ngành vào đề Test nên đề thi chuyên ngành không quá khó khăn. Những thí sinh học đúng chuyên ngành thì học giáo trình Kiểm toán căn bản và Kiểm toán tài chính, sau đó học tiếng Anh chuyên ngành là có thể tự tin bước qua vòng này. Những thí sinh học khác chuyên ngành có thể lựa chọn khóa học F8 ACCA – Audit and Assurance vừa mở rộng từ vựng cũng như trang bị kiến thức chuyên ngành cho mình. 

 

c. Đề test đánh giá năng lực của PwC

Vòng test bao gồm 2 bài numerical và verbal test làm trên máy tính kéo dài 90 phút. 

 

  • Bắt đầu với bài Verbal test (30 câu/19ph): Chủ yếu xoay quanh reading skills. Cần lưu ý thời gian làm bài là có hạn nên việc ứng dụng các kỹ năng làm reading như skim, scan,... trong IELTS sẽ đóng vai trò rất quan trọng;

 

  • Numerical test (18 câu/25ph): Chủ yếu là một số bài kiểm tra khả năng số học của ứng viên với các dạng tính toán không quá phức tạp. Bao gồm các bài test IQ, các dạng bài tính toán đơn thuần xen lẫn các bài toán kinh tế (tính tỷ giá hối đoái, ROI hay ROE,...). Khác với các Big khác thì PwC chỉ test khả năng số học, IQ và hoàn toàn không đề cập bất cứ kiến thức kế kiểm nào. 


 

2.2.3. Vòng phỏng vấn nhóm

Vòng phỏng vấn nhóm là một vòng thi gây khá nhiều khó khăn cho các bạn. Ở vòng thi này, bạn phải trao đổi và thảo luận với nhiều bạn khác để giải quyết một vấn đề do công ty tuyển dụng đưa ra. Để vượt qua vòng thi, bạn hãy rèn luyện khả năng hòa nhập với đám đông cũng như khả năng kết hợp ăn ý với đồng đội khi làm việc theo nhóm nhé. Cũng tùy theo công ty, sẽ có những công ty đưa ra tình huống nghiệp vụ hoặc không. Do đó, kiến thức chuyên ngành cũng là một điểm nhấn giúp bạn vượt qua vòng thi này.

 

a. Vòng phỏng vấn nhóm của EY

Các bạn được chia thành nhiều nhóm từ 6 đến 8 người, thảo luận về một case study và lên thuyết trình bằng tiếng Anh trước HR. Sẽ chỉ có khoảng thời gian là 5 - 7 phút cho các nhóm thảo luận. Nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu quá khắt khe về mặt trình bày nhưng họ rất quan tâm cách thức mà nhóm hoạt động.

 

b. Vòng phỏng vấn nhóm của KPMG

Tương tự với EY, các thí sinh của KPMG sẽ được phân nhóm để giải một case study. Họ sẽ cùng nhau thảo luận, thuyết trình và trả lời câu hỏi từ ban giám khảo. Lưu ý rằng tất cả quá trình đều phải sử dụng tiếng anh.

 

 Để chiến thắng vòng thi này các thí sinh phải thể hiện được:

 

1. Khả năng nói và thuyết trình bằng tiếng anh lưu loát cùng với lập luận chặt chẽ và rõ ràng;

 

2. Khả năng giao tiếp, tương tác với đồng nghiệp và khả năng thương lượng cũng như tranh luận.

 

c. Vòng phỏng vấn nhóm của PwC

Tương tự như vòng kiểm tra năng lực, vòng phỏng vấn nhóm của PwC cũng không đề cập đến các technical cases mà chỉ xoay quanh social cases. Mỗi nhóm thường sẽ có 5 - 7 bạn với các topic khác nhau, được 2 - 3 anh/chị (HR và senior) quan sát và đánh giá. Vì topic là các vấn đề xã hội nên việc phân tích đề cũng như đưa ra những ý kiến phản biện tương đối giống với IELTS Writing task 2.


 

2.2.4. Vòng phỏng vấn cá nhân

Tới phòng phỏng vấn cá nhân, bạn sẽ có cơ hội với một buổi trò chuyện với bộ phận lãnh đạo của công ty. Mục đích của vòng này là để đánh giá sâu hơn về thái độ, tính cách và khả năng giao tiếp của bạn. Hãy xem như đây là một buổi trò chuyện thân mật giữa cấp trên và cấp dưới để bạn có thể chuẩn bị tâm lý và tinh thần thật thoải mái nhé. Bạn chỉ cần ăn mặc lịch sự, trả lời thành thật và tự tin là nắm chắc phần thắng rồi. 

 

a. Vòng phỏng vấn cá nhân tại EY

Vào được đến vòng này thì cánh cửa vào EY của các bạn khá rộng mở. Nếu kiến thức chuyên môn của bạn đã đạt yêu cầu, nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi một số câu hỏi khác như: Trình bày rõ hơn về kinh nghiệm ở những công việc trước đó, hỏi về cách xử lý một số tình huống khi làm kiểm toán,…

 

b. Vòng phỏng vấn cá nhân tại KPMG

Ứng viên sẽ trò chuyện và có cơ hội tiếp xúc với các giám đốc/phó tổng giám đốc của các ban ngành mà các bạn lựa chọn. Cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 30 phút. Vòng này của KPMG sẽ bao gồm kiến thức chuyên môn, câu hỏi về bản thân và kiến thức xã hội. Vào đến vòng này, KPMG sẽ dành nhiều thời gian để “chia sẻ” với bạn nhiều hơn về định hướng nghề nghiệp, phát triển nhiều câu chuyện của bạn hơn để đánh giá sự phù hợp của bạn với nghề. 

 

c. Vòng phỏng vấn cá nhân tại PwC

Vòng phỏng vấn cá nhân sẽ là vòng loại gay gắt nhất của PwC. Một số yếu tố quyết định trong vòng này sẽ là khả năng tiếng Anh, khả năng tư duy cùng thái độ làm việc và tinh thần học hỏi của bạn, còn về kiến thức chuyên môn thì sẽ không được hỏi nhiều ở vòng này. Trang phục (thường là business casual), thời gian check-in, thời gian phỏng vấn, địa điểm,... đều được ghi rõ trong mail Final Interview Invitation. Vậy nên, ứng viên hãy lưu ý check mail kĩ càng để tránh bỏ lỡ thông tin quan trọng nhé.

 

3. Sẵn sàng cho kỳ tuyển dụng Fresh Graduate 2024

 

Chặng đường sắp tới sẽ thật nhiều chông gai nhưng các ứng viên hãy nỗ lực hết mình để tiến gần hơn tới ước mơ nhé. Hy vọng những kinh nghiệm vượt vũ môn của năm 2023 mà SAPP Academy đã tổng hợp trên đây sẽ hỗ trợ bạn nhiều trong kỳ tuyển dụng 2024. Xin gửi lời chúc tới các cử nhân tham gia Fresh Graduate Recruitment sắp tới một kỳ thi thành công rực rỡ!

 

>> Tìm hiểu về khóa học ACCA của SAPP tại đây

 

Xem thêm:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

0889 66 22 76 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY