ACCA20/06/2024

[Phân Biệt] Hóa Đơn Bán Hàng Và Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng

Cả hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng thường được lập sau khi doanh nghiệp thực hiện giao dịch bán hàng và xuất hàng. Tuy nhiên, chúng có mục tiêu và nhiệm vụ riêng biệt, điều này quyết định các điểm khác biệt quan trọng giữa chúng. Hãy cùng SAPP Academy xem xét chi tiết để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa hai loại hóa đơn này.

1. Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng dựa trên mẫu hóa đơn

Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng dựa trên mẫu hóa đơn

1.1. Mẫu hóa đơn bán hàng

TÊN CỬA HÀNG

Địa chỉ:………………
ĐT:……………………

HÓA ĐƠN BÁN HÀNG
Mặt hàng bán (Hoặc ngành nghề kinh doanh)

Tên khách hàng:…………………………………….

Địa chỉ:………………………………………………….

TT

TÊN HÀNG

SỐ LƯỢNG

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN

1

       

2

       

3

       

4

       

5

       

6

       

7

       

8

       

9

       

10

       

11

       

12

       

13

       

14

       

15

       

TỔNG CỘNG

     

Thành tiền (viết bằng chữ):………………………….

 

Ngày ……. tháng ……. năm 20…..

KHÁCH HÀNG

NGƯỜI BÁN HÀNG

Nguồn tham khảo: Luật Dương Gia

1.2. Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

 
               

 

 

 

         

Ký hiệu: ……………

 

 

 

         

Số: …………………

 

 

 

Ngày………..tháng………..năm…………

 

 

 

Tên người bán: ……………………………………………………………

 

 

Mã số thuế: ………………………………………………………….……

 

 

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

 

 

Điện thoại: ……………………

Số tài khoản: ……………………

 

 

Họ tên người mua: …………………………………………………..……

 

 

Tên người mua: ……………………………………………………..……

 

 

Mã số thuế: ……………………………………………………………….

 

 

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

 

 

Hình thức thanh toán: ……………

Số tài khoản: ………………………

 

 

         

Đồng tiền thanh toán: VNĐ

 

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thuế suất

Thành tiền chưa có thuế GTGT

Tiền thuế GTGT

Thành tiền có thuế GTGT

 
 

1

2

3

4

5

6

7=4×5

8=7×6

9=7+8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng tiền chưa có thuế GTGT:

 

 

 

 

 

 

Tổng tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất: ……………………………

 

Số tiền viết bằng chữ: ……………………………………………………………..

 

 

             

 

 

NGƯỜI MUA HÀNG

 

NGƯỜI BÁN HÀNG

 

Chữ ký số (nếu có)

 

(Chữ ký điện tử, chữ ký số)

 

 

             

 

 

 

             

 

 

 

 

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, nhận hóa đơn)

 

 

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

2. Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng phân biệt đối tượng và phát hành lập hóa đơn

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng phân biệt đối tượng và phát hành lập hóa đơn

Dưới đây là những đối tượng sử dụng, phát hành hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng

2.1. Đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn bán hàng được sử dụng trong các tình huống sau đây:

  • Doanh nghiệp hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ trong khu phi thuế quan
  • Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo hình thức thuế khoán lấy hóa đơn của cơ quan Thuế hoặc hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai tự xuất hóa đơn bán hàng
  • Doanh nghiệp hoạt động một số dịch vụ đặc thù theo quy định

Hóa đơn giá trị gia tăng

Doanh nghiệp thực hiện tính thuế theo phương pháp khấu trừ và xuất hóa đơn GTGT trong các trường hợp:

  • Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoạt động trong nội địa;
  • Doanh nghiệp hoạt động vận tải quốc tế;
  • Doanh nghiệp xuất hàng hóa, dịch vụ vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu

2.2. Đối tượng phát hành hóa đơn

Hóa đơn bán hàng

Cơ quan Thuế bán quyển hóa đơn cho cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thì tự phát hành hóa đơn và gửi cơ quan Thuế cấp mã

Hóa đơn giá trị gia tăng

Doanh nghiệp/ tổ chức có thể tự lập và phát hành hóa đơn và gửi cơ quan Thuế cấp mã

3. Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng dựa trên thuế suất hóa đơn

Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng dựa trên thuế suất hóa đơn

Hóa đơn bán hàng

Dòng thuế suất không thể hiện trên hóa đơn bán hàng và tổng cộng tiền hàng đã bao gồm thuế.

Hóa đơn giá trị gia tăng

Có đầy đủ dòng thuế suất và tiền thuế trên hóa đơn

Xem thêm:  # Mẹo Xử Lý Hóa Đơn Điện Tử Viết Sai Chi Tiết Theo Quy Định

4. Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng dựa trên chữ ký

Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng dựa trên chữ ký

Hóa đơn bán hàng

Chỉ có chữ ký của người bán hàng hóa, khách hàng

Hóa đơn giá trị gia tăng

Bao gồm cả chữ ký của khách hàng, người bán hàng hóa và chữ ký của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền. Theo Thông tư 78/2021, hóa đơn còn có chữ ký của cơ quan thuế

5. Dựa trên hình thức kê khai hóa đơn

Dựa trên hình thức kê khai hóa đơn

Hóa đơn bán hàng

Chỉ kê khai hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào không kê khai

Hóa đơn giá trị gia tăng

Doanh nghiệp cần kê khai cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào đủ điều kiện khấu trừ

6. Dựa vào quy định thuế GTGT

Dựa vào quy định thuế GTGT

6.1. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ kê khai thuế GTGT 

Hóa đơn bán hàng

Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ nhận hóa đơn bán hàng không được khấu trừ nên chỉ cần kê khai vào Chỉ tiêu 23 trên Tờ khai 01/GTGT 

Hóa đơn GTGT

Doanh nghiệp nhận hóa đơn giá trị gia tăng đủ điều kiện khấu trừ, được khấu trừ thì tiến hành kê khai vào Chỉ tiêu 25 trên tờ khai 01/GTGT

6.2. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp kê khai thuế GTGT 

Hóa đơn bán hàng

Doanh nghiệp không cần kê khai hóa đơn đầu vào, chỉ hạch toán và kê khai hóa đơn đầu ra

Hóa đơn GTGT

Doanh nghiệp không cần kê khai hóa đơn đầu vào, phần thuế GTGT hạch toán vào nguyên giá của hàng hóa, tài sản, chi phí

7. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp, hợp lý thì được ghi nhận vào chi phí

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng nếu kế toán kiểm tra hợp lệ, hợp pháp, hợp lý thì đều được ghi nhận vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Ngoài ra, để phân biệt được hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng một cách chuẩn xác, đội ngũ kế toán có thể tham khảo khóa học ACCA tại SAPP Academy để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích về kế toán, nâng cao cơ hội nghề nghiệp và hướng tới mức lương đáng mơ ước.

Kết luận

Tham gia khóa học ACCA tại SAPP phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng

Việc phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng là một nhiệm vụ quan trọng đối với nhân viên kế toán và doanh nghiệp. Hai loại hóa đơn này, mặc dù liên quan đến thuế GTGT nhưng hướng tới mục tiêu và ứng dụng khác nhau. Khóa học ACCA cung cấp sự hiểu biết sâu rộng về kế toán, thuế và quy tắc quốc tế, giúp kế toán có khả năng phân biệt, xử lý và báo cáo đúng loại hóa đơn tùy theo tình huống kinh doanh cụ thể. 

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Cách Sử Dụng Các Hàm Excel Cơ Bản Cho Dân Kế Toán

Cho dù bạn đang là một kế toán viên cho các cơ quan nhà nước...

#1 ACCA SBR (P2 Cũ) Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay (Update 2024)

Nếu bạn đã và đang theo đuổi lĩnh vực kế toán, kiểm toán đã không...

VLOOKUP Là Hàm Gì?

VLOOKUP, viết tắt của từ Vertical Lookup, là hàm tìm kiếm theo chiều dọc. 1....

Kinh Nghiệm Thi Tuyển Grant Thornton Kỳ Fresh 2017 Với Hoàng Đức Anh

Grant Thornton được gọi là BIG5 trong ngành kiểm toán, quy trình tuyển dụng kỳ...

Phân Biệt Giữa Sai Sót Và Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính

Sai sót và gian lận trong báo cáo tài chính là điều chắc chắn bạn...

Vì Sao Nên Đầu Tư Vào Chứng Chỉ ACCA? Lộ Trình ACCA Để Tối Ưu Chi Phí

Tại sao nên đầu tư vào chứng chỉ ACCA? Lộ trình ACCA nào là hiệu...

Kỹ Năng Làm Việc Nhóm – Đòn Bẩy Cho Mọi Công Việc

Trong thi tuyển của các công ty, đặc biệt là với các công ty kiểm...

Trải Nghiệm Miễn Phí Khóa ACCA Online 3 TỐI ƯU Của SAPP Academy

1. ACCA là gì? Vì sao nên học ACCA Online? 1.1. ACCA là gì? ACCA...