CFA20/06/2024

Quick Ratio (Tỷ số thanh toán nhanh) là gì? Cách tính ra sao?

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hàng kỳ là công việc không thể bỏ qua của các nhà quản trị để có thể nắm rõ được thực trạng hoạt động của công ty và có sự điều chỉnh phù hợp. Để đánh giá được tình hình tài chính, người phân tích sẽ phải dựa trên rất nhiều chỉ số khác nhau. Tại bài viết này, SAPP Academy sẽ giới thiệu cho các bạn một trong những chỉ số quan trọng – Quick Ratio. Cụ thể, Quick Ratio là gì và có ý nghĩa như nào? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

1. 1. Tỷ số thanh toán nhanh (Quick Ratio) là gì?

Quick Ratio còn được gọi trong Tiếng Việt là tỷ số thanh toán nhanh hay hệ số khả năng thanh toán tức thời. Chỉ số này thể hiện khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản vay ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền. 

Hiểu một cách đơn giản, việc tính tỷ số khả năng thanh toán giúp các nhà phân tích tài chính hiểu được rằng, tại thời điểm đó, doanh nghiệp đang có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán tức thời 1 đồng nợ trong ngắn hạn. 

quick ratio

Một doanh nghiệp sẽ có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Các khoản nợ ngắn hạn sẽ phải giải quyết sớm. Bởi vậy, doanh nghiệp cần sử dụng những tài sản có tính thanh khoản cao. Tính thanh khoản nói về khả năng sử dụng ngay lập tức của tài sản. Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Đối với những tài sản khác không phải tiền, tính thanh khoản cao hay thấp được đánh giá dựa trên khả năng chuyển thành tiền mặt nhanh hay chậm. 

2. 2. Cách tính tỷ số thanh toán nhanh – Quick ratio

Để tính tỷ số thanh toán nhanh của công ty, công thức như sau: 

Quick ratio = Tài sản nhanh / Nợ ngắn hạn

              = Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu / Nợ ngắn hạn 

                     = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho / Nợ ngắn hạn

Trong đó, các giá trị liên quan đến tiền và các tài khoản tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, nợ ngắn hạn sẽ có trong bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

quick ratio là gì                 

3. 3. Ý nghĩa  của Tỷ số thanh toán nhanh

Như đã đề cập qua, Quick Ratio được dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản có tính thanh khoản cao.

Nếu giá trị tỷ số thanh toán nhanh cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu giá trị Quick Ratio thấp đồng nghĩa với việc tài sản có tính thanh khoản cao của công ty đang ở mức thấp và doanh nghiệp sẽ khó có thể thanh toán nhanh được các khoản nợ ngắn hạn.

Thông thường, tỷ lệ tối ưu giữa tài sản nhanh và nợ ngắn hạn là 1:1, tức là doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán nợ ngắn hạn tức thời.

quick ratio là gì

 

4. 4. Ví dụ về cách tính Quick Ratio

Để hiểu kỹ hơn về cách tính Quick Ratio, các bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

tỷ số thanh toán nhanh

Theo như bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp, ta có số liệu như bảng. Để tính giá trị Quick Ratio năm 2021, công thức như sau:

=> Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

                                            = (49.000 – 27.000) / 36.4000

                                            = 0.6 

=> Hiện tại, doanh nghiệp có 0.6 đồng tài sản ngắn hạn không tính hàng tồn kho để thanh toán 1 đồng nợ ngắn hạn. 

Tạm kết: Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản liên quan đến tỷ số thanh toán nhanh. Hy vọng bài viết đã giải đáp được khúc mắc của các bạn. Nếu có vấn đề gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với SAPP qua Website hoặc Fanpage nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Ngành kinh tế đầu tư là gì? Cơ hội việc làm nào cho sinh viên ngành

Dù nằm trong nhóm ngành Kinh tế đang “lên ngôi", tuy nhiên Kinh tế đầu...

Phân tích đầu tư là gì? Ưu nhược điểm các kiểu phân tích đầu tư

Phân tích đầu tư là gì? Đánh giá ưu, nhược điểm các kiểu phân tích...

[CẬP NHẬT] NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH THỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH CFA LEVEL 3 NĂM 2025

Trong bối cảnh thị trường Tài chính toàn cầu trải qua những biến động mạnh...

Ngành đầu tư tài chính nên học trường nào?

Ngành đầu tư tài chính lĩnh vực rất hấp dẫn trong thời đại hiện nay.Chọn...

CFA Level 1 – Từ A đến Z những thông tin bạn cần biết cho kỳ thi 2025

CFA Level 1 là khóa học đang được nhiều người quan tâm nhất trong khoá...

Chứng khoán nợ có phải lựa chọn đầu tư an toàn nhất?

Hiểu biết sự khác nhau giữa chứng khoán nợ và chứng khoán vốn sẽ giúp...

Nên học chuyên ngành nào của Tài chính Ngân Hàng

Bạn đang đứng trước một quyết định quan trọng trong sự nghiệp - Nên học...

MBA vs CFA – Đâu là đường tắt cho chuyên gia Tài chính

Chứng chỉ MBA hay CFA sẽ phù hợp hơn với dân Tài Chính? Liệu CFA...