CMA và CFA - Đâu Là Chứng Chỉ Phù Hợp Dành Cho Bạn?

CMA và CFA là hai chứng chỉ quốc tế được nhiều người theo đuổi trong lĩnh vực Tài Chính và Kế toán. Vậy đâu là chứng chỉ hành nghề phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn? Hãy cùng SAPP đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

CMA và CFA đều là những chứng chỉ hành nghề quốc tế được công nhận rộng rãi trên nhiều quốc gia. Sở hữu những chứng chỉ này sẽ giúp bạn mở rộng con đường sự nghiệp, thăng tiến lên những vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp hoặc khi muốn đầu quân vào những công ty top đầu thì CV của bạn sẽ trở nên nổi bật trong hàng ngàn ứng viên tiềm năng khác. Tuy nhiên, có khá nhiều thông tin về các chứng chỉ và bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn chứng chỉ CMA hay CFA. Bài viết dưới đây, SAPP sẽ so sánh chi tiết hai chứng chỉ này để giúp bạn lựa chọn được chứng chỉ phù hợp nhất với bản thân.

1. Thông tin về chứng chỉ CMA - Chứng chỉ Kế toán quản trị Hoa Kỳ

cma và cfa

 

Chứng chỉ CMA hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Certified Management Accountant, là chứng chỉ nghề nghiệp đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Tài chính kế toán, quản trị chiến lược giúp tìm ra các chuyên gia trong lĩnh vực này. Chứng chỉ CMA được Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ cấp sau khi thí sinh vượt qua kỳ thi và đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà IMA đưa ra. Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ IMA nổi danh toàn cầu về lĩnh vực quản trị tài chính kế toán, được thành lập lâu đời (năm 1919) với 140+ quốc gia trên thế giới công nhận và có hơn 140 nghìn hội viên.

Chứng chỉ CMA có chương trình đào tạo kiến thức liên quan đến tài chính kế toán, quản trị một cách chuyên sâu. Vì vậy khi sở hữu chứng chỉ CMA sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này. Bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp cũng như có một sự chuẩn bị tốt nhất, tạo ra bàn đạp vững chắc để trở thành Giám đốc tài chính hay chuyên gia tư vấn tài chính doanh nghiệp.

2. Thông tin về chứng chỉ CFA - Chứng chỉ Phân tích đầu tư tài chính

cma và cfa

Chứng chỉ CFA là chứng chỉ “vàng” chứng nhận chuyên môn và đạo đức của các nhà phân tích tài chính. Chứng chỉ CFA được cấp bởi Hiệp hội quốc tế dành cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp CFA được thành lập từ năm 1962, có đóng góp to lớn vào tiêu chuẩn chung trên toàn cầu về kiến thức chuyên môn cũng như tiêu chuẩn khắt khe về đạo đức với sự công nhận tại 165+ quốc gia với hơn 178 nghìn thành viên.

Chứng chỉ nghề nghiệp CFA được công nhận trên toàn cầu, chứng minh cho khả năng của người sở hữu trong lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính và không thể bỏ qua nếu bạn muốn trở thành những nhà quản lý đầu tư ở nhiều vị trí quan trọng và đáng mơ ước.

3. So sánh chứng chỉ CMA và chứng chỉ CFA

Bảng dưới đây, SAPP sẽ bật mí về sự khác biệt giữa hai chứng chỉ CMA và CFA để bạn có thể nắm rõ hơn:

Nội dung

CMA

CFA

Tên đầy đủ của chứng chỉ

Certified Management Accountant

The Chartered Financial Analyst

Năm thành lập

1919

1947

Thời hạn danh vị chứng chỉ

Sau khi đã hoàn thành 2 phần thi, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm và bằng đại học được công nhận thì học viên sẽ được sở hữu danh vị vĩnh viễn.

Sau khi hoàn thành 3 cấp độ thi và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng bằng đại học theo yêu cầu, học viên được sở hữu danh vị vĩnh viễn.

Số lượng thành viên của tổ chức

Hiện tại, chương trình CMA có hơn 140 nghìn thành viên tại hơn 140 quốc gia, trong đó số lượng thành viên được cấp giấy chứng nhận là hơn 70 nghìn và tăng trung bình hàng năm là 4 nghìn hội viên.

Cộng đồng tổ chức CFA hiện có hơn 178 nghìn thành viên rộng khắp 165 quốc gia.

Tổng quan chương trình học

Chương trình học của CMA phân thành 2 phần cụ thể như sau:

  • Phần 1 có nội dung là hoạch định tài chính, quản trị hoạt động và phân tích. Học viên sẽ được định hướng về chiến lược học tập sau đó mới đi sâu vào các kiến thức chuyên môn như báo cáo tài chính, dự toán, lập kế hoạch, quản trị hoạt động…;
  • Phần 2 học viên sẽ đi chuyên sâu về quản trị tài chính chiến lược với các môn học được sắp xếp khoa học, bước đầu là định hướng chiến lược học tập sau đó là các môn học thiên về phân tích và quản trị về rủi ro, các quyết định đầu tư và đạo đức nghề nghiệp.

Chương trình học của CFA phân chia theo 3 level, cụ thể như sau:

  • Cấp độ 1: Tập trung giới thiệu tổng quan về những kiến thức cơ bản, khái niệm trong lĩnh vực Tài chính;
  • Cấp độ 2: Kiến thức mỗi level sẽ tăng thêm độ khó và phức tạp hơn, ở level 2 sẽ tập trung phân tích tài chính;
  • Cấp độ 3: Kiến thức trọng tâm là hướng tới mảng quản lý từng danh mục đầu tư và lập kế hoạch một cách hiệu quả.

Thời gian hoàn thành chương trình học chứng chỉ

Nếu học viên đăng ký học online, mất khoảng 12 tháng để hoàn thành chương trình học. Nếu học trực tiếp thì tổng cộng cần 198 giờ học với 66 buổi, mỗi buổi 3 giờ tương đương với mỗi phần học là 33 buổi. Thời gian trung bình để hoàn thành khóa học từ 12 - 18 tháng.

Để hoàn thành chương trình của CFA, trung bình mỗi người cần 300 giờ để hoàn thiện một level trong chương trình học CFA, tương đương với khoảng 3 năm hoàn thiện.

Cấu trúc đề thi và thời gian hoàn thành

Chương trình CMA được dự thi trên máy tính với 2 phần thi có cấu trúc như sau:

  • Hình thức thi bao gồm bài thi trắc nghiệm và tự luận được chia thành 2 phần (phần 1 - phần 2). Thời gian cho mỗi phần thi là 4 giờ với 100 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi tự luận (mỗi câu tự luận được hoàn thành trong 30 phút). Phần thi tự luận sẽ hiện ra sau khi thí sinh làm xong phần trắc nghiệm.

Lưu ý, thí sinh hoàn thành và đúng đáp án ít nhất 50% phần trắc nghiệm mới có thể chuyển qua phần tự luận. Điểm tối đa là 500, thí sinh đạt 360 điểm được xem là đậu.

Chương trình CFA, thí sinh dự thi trên máy tính với 3 level, mỗi level có cấu trúc như sau:

  • Cấp độ 1 được thi với hình thức trắc nghiệm, bao gồm 2 phần, mỗi phần 90 câu hỏi tổng cộng là 180 câu, thời gian làm bài 4.5 giờ,
  • Cấp độ 2 thi theo hình thức trắc nghiệm với 2 phần thi, mỗi phần 44 câu hỏi tổng cộng là 88 câu với thời gian kéo dài trong 4.5 giờ,
  • Cấp độ 3 thi phối hợp giữa hình thức trắc nghiệm (50%) và tự luận (50%) với 8 đến 11 câu hỏi phần tự luận và 44 câu hỏi phần trắc nghiệm, thời gian thi diễn ra trong 4.5 giờ.

Tỷ lệ đỗ của chứng chỉ

Tỷ lệ đỗ của mỗi phần trong chương trình CMA có phần nhỉnh hơn, dao động từ 45% đến 50%.

Theo thống kê của các kỳ thi gần đây nhất thì mỗi cấp level của chương trình CFA sẽ có tỷ lệ pass khác nhau, CFA level 1 có tỷ lệ là 36%; CFA level 2 có tỷ lệ pass là 44% và CFA level 3 là 43%.

Chi phí thi lấy chứng chỉ

Chương trình CMA có lệ phí thi theo quy định như sau:

- Phí đăng ký ban đầu: $15 (đóng 1 lần);

- Phí hội viên $260 (đóng thường niên);

- Phí đầu vào chương trình $280 đóng 1 lần);

- Phí thi $460/học phần.

Trước năm 2023, mức lệ phí thi như sau: - - Phí ghi danh là $450;

- Phí đóng sớm là $700;

- Phí đóng chuẩn là $1000.

 

Từ năm 2023 trở đi sẽ có sự thay đổi phí thi như sau:

- Phí ghi danh $350;

- Phí đóng sớm $900;

- Phí đóng chuẩn $1200.

Điều kiện hoàn thiện chứng chỉ

  • Sở hữu bằng Đại học chính quy tại các trường đại học được công nhận;
  • Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc về kế toán, tài chính,...;
  • Vượt qua 2 kỳ thi của chương trình CMA của Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA;
  • Phí đầu vào CMA còn hiệu lực;
  • Tuân thủ Tuyên bố của IMA về Đạo đức hành nghề.
  • Điều kiện với chương trình CFA yêu cầu thí sinh vượt qua cả 3 cấp độ thi level 1, level 2, level 3
  • Trước, trong hoặc sau khi hoàn tất chương trình, thí sinh cần có kinh nghiệm ít nhất 3 năm trong lĩnh vực Đầu tư, Tài chính
  • Thí sinh cần phải đăng ký làm thành viên của cộng đồng CFA

 

Khi đáp ứng được những yêu cầu trên, thí sinh sẽ trở thành CFA Charterholder

Kỹ năng có được khi học chương trình

Chương trình CMA giúp người học tích lũy được các kỹ năng phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp hàng đầu Thế giới về khả năng quản trị Tài chính, kế toán.

Rất nhiều những kỹ năng tuyệt vời học viên sẽ tích lũy được sau khi hoàn thành chương trình của CFA, đó là khả năng phân tích tài chính và quản lý danh mục đầu tư với những tình huống sát với thực tế để học viên dễ dàng vận dụng.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Sở hữu chứng chỉ “vàng” trong lĩnh vực Tài chính, kế toán nên rất nhiều cơ hội việc làm mà người sở hữu chứng chỉ CMA có thể đảm nhiệm như:  Management Accountant, Finance Manager, Finance Analyst, Controller,...

Được coi là chứng chỉ “must have” để đầu quân vào các vị trí quan trọng và đáng mơ ước, nên sau khi sở hữu chứng chỉ CFA, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí như: cố vấn tài chính, chuyên gia phân tích tài chính, nhà quản lý rủi ro, nhà phân tích nghiên cứu, chuyên viên quan hệ khách hàng…

Mức lương trung bình khi sở hữu chứng chỉ

Mức lương mà người sở hữu chứng chỉ CMA đạt được trung bình là $1047 USD đến $5028 USD/tháng tăng hoặc giảm tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc và loại hình công ty.

Theo thống kê của Hiệp hội CFA, mức lương trung bình của người sở hữu chứng chỉ dao động từ $180.000 đến $300.000 tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm và vị trí công việc.

Có lẽ, dựa vào những thông tin SAPP Academy phân tích trên đây, bạn đọc cũng đã hiểu được sự khác nhau giữa hai chứng chỉ CMA và CFA, tổng kết lại như sau:

  • Chứng chỉ CMA cung cấp kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực Quản trị Tài chính Kế toán;
  • Trong khi đó, chứng chỉ CFA đào tạo kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực Phân tích Đầu tư Tài chính.

=> Có thể bạn quan tâm: So Sánh Chứng Chỉ CPA Úc và CMA - Nên Học Chứng Chỉ Nào?

4. Nên học CMA hay CFA?

Để trả lời cho câu hỏi “ Nên học CMA hay CFA”, bạn cần xác định được mục tiêu nghề nghiệp, định hướng công việc mà mình đặt ra để lựa chọn văn bằng phù hợp. Nếu bạn muốn phát triển trong lĩnh vực quản trị tài chính kế toán thì CMA là một lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất. Còn nếu mong muốn của bạn là theo đuổi lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính thì CFA là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

nên học cma hay cfa

Lời kết

Bài viết đã được SAPP Academy đã đưa ra những thông tin cơ bản về chứng chỉ CMA và chứng chỉ CFA cũng như so sánh sự khác biệt để các bạn có thể lựa chọn cho mình một chứng chỉ bỏ túi phù hợp. Nếu bạn muốn theo đuổi chứng chỉ CMA nhưng đang băn khoăn chưa biết bắt đầu lộ trình từ đâu, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với SAPP để được đưa ra định hướng và có lộ trình học tập phù hợp nhất.

nên học cma hay cfa

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

0889 66 22 76 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY