CFA20/06/2024

​​​​​​​Ứng Viên CFA Được Miễn Giảm Những Chứng Chỉ Chuyên Môn Chứng Khoán Nào?

Tìm hiểu về chứng chỉ chuyên môn chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán

Theo Điều 3, Mục 2, Thông tư số 197/2015/TT-BTC ngày 03/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về hành nghề chứng khoán, Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm 3 loại chứng chỉ sau đây: 

(1) Chứng chỉ hành nghề Môi giới chứng khoán (có thể phục vụ cho cá nhân muốn thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán hay tư vấn đầu tư chứng khoán);

(2) Chứng chỉ hành nghề Phân tích tài chính (có thể dành cho cá nhân muốn thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán hay bảo lãnh phát hành chứng khoán);

(3) Chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹ (có thể dành cho cá nhân muốn thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán).

Để được cấp các chứng chỉ hành nghề chứng khoán kể trên, một trong những điều kiện cá nhân cần phải đáp ứng chính là đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán tương ứng với từng loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán được đề nghị cấp. 

Theo đó, có 7 chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán cá nhân muốn tự do hành nghề hay công tác tại các đơn vị/ doanh nghiệp đầu tư, tài chính, các công ty chứng khoán, đầu tư, quản lý quỹ… một cách hợp pháp cần phải nắm rõ, bao gồm: 

(1) Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán;

(2) Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán;

(3) Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán;

(4) Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán;

(5) Chứng chỉ Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán;

(6) Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;

(7) Chứng chỉ Quản lý quỹ và tài sản.

Ứng viên CFA được miễn giảm những chứng chỉ chuyên môn chứng khoán nào?

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 4, Mục 2, Thông tư số 197/2015/TT-BTC ngày 03/12/2015 được Bộ Tài chính ban hành quy định về hành nghề chứng khoán, cá nhân được miễn giảm một hoặc một số chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán khi sở hữu các văn bằng, chứng chỉ sau đây: 

  • Ứng viên vượt qua CFA Level 2 – Được miễn giảm 3 chứng chỉ chuyên môn, bao gồm: 

(1) Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

(2) Phân tích và đầu tư chứng khoán;

(3) Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

  • Ứng viên vượt qua CFA Level 1 – Được miễn giảm 2 chứng chỉ chuyên môn, bao gồm:

(1) Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán;

(2) Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Đặc biệt, căn cứ vào Điểm c, Khoản 3, Điều 4, Điều 4, Mục 2, Thông tư số 197/2015/TT-BTC, cá nhân là CFA Charterholder được miễn giảm điều kiện 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng để được cấp Chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹ.

>>> Xem thêm: 5 lý do khiến dân chứng khoán “đua nhau” học CFA

Lời kết

Như vậy có thể thấy được, việc vượt qua các kỳ thi CFA và sở hữu danh vị CFA Charterholder chắc chắn sẽ giúp những cá nhân muốn sở hữu chứng chỉ hành nghề chứng khoán tiết kiệm thời gian cũng như chi phí tham gia đào tạo và sát hạch 7 chứng chỉ chuyên môn chứng khoán đã kể trên. 

Không dừng lại ở đó, việc theo đuổi chứng chỉ CFA cũng đem lại vô số lợi ích về mặt kiến thức chuyên môn, cơ hội nghề nghiệp, lương thưởng, thăng tiến, danh vị cũng như mở rộng mối quan hệ. Vậy nên, nếu muốn phát triển và tiến xa hơn trong ngành phân tích – đầu tư – tài chính, chứng chỉ CFA chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu bạn nhất định không nên bỏ qua.

Tham khảo thêm về khóa học CFA tại đây hoặc liên hệ trực tiếp với SAPP để được hỗ trợ đầy đủ thông tin và tư vấn lộ trình học tối ưu nhất dành riêng cho bạn!


Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Công thức lập kế hoạch tài chính cá nhân TỐI ƯU cho bất kỳ ai

Kinh nghiệm lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết và cách triển khai...

Tài chính công là gì? Phân tích bản chất và chức năng của tài chính công

Tài chính công là gì? Nội dung, đặc điểm và vai trò của tài chính...

Ứng Dụng Thực Tế Của CFA Qua Lời Business Development Manager MB Bank

Các lĩnh vực như tư vấn tài chính, quản trị rủi ro, chứng khoán luôn...

Tìm Hiểu Sơ Lược Bộ Môn Financial Reporting And Analysis CFA

Financial Reporting and Analysis là môn học thuộc chương trình CFA, cung cấp kiến thức...

Lãi suất cơ sở là gì? Công thức tính lãi suất cơ sở

Lãi suất cơ sở một trong những tiêu chí luôn được quan tâm khi thực...

Current ratio là gì? Cách tính và ý nghĩa của hệ số này

Như các bạn đã biết, vốn của một doanh nghiệp không chỉ đến từ nguồn...

​​​​​​​Chính Sách Tài Chính Là Gì? Mục Tiêu Và Vai Trò Trong Nền Kinh Tế

Chính sách tài chính là một khái niệm quan trọng và phức tạp trong lĩnh...

Tóm Tắt Về Kỳ Thi CFA Online Có Giám Sát (Online Proctored Testing – OPT)

Kể từ lần đầu tiên được thông báo chính thức vào 12/01/2021, viện CFA đã nhanh chóng...