ACCA20/06/2024

Tổng quan môn học Performance Management (PM/F5 ACCA)

ACCA F5 – Performance Management (Quản trị hiệu suất) là một môn học thuộc cấp độ Applied Skills trong chương trình ACCA, được thiết kế để phát triển khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định trong bối cảnh quản trị doanh nghiệp.

Môn học này không chỉ là bước tiếp nối từ F2 mà còn là nền tảng cho các môn chiến lược sau này. Vậy F5 cụ thể học những gì, có khó không và nên học như thế nào để hiệu quả? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Giới thiệu môn học Performance Management (PM/F5 ACCA) 

f5 acca

1.1. Môn học Performance Management (PM/F5) là gì?

Bằng chứng chỉ ACCA là một trong những chứng chỉ nghề nghiệp uy tín nhất toàn cầu trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính quản trị. Được công nhận tại hơn 180 quốc gia, ACCA không chỉ là tấm bằng chuyên môn mà còn là công cụ để định hình tư duy tài chính hiện đại. Với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh, một nhà quản trị tài chính sở hữu ACCA luôn là lựa chọn ưu tiên.

Chương trình ACCA được chia thành ba cấp độ đào tạo, gồm: Kiến thức ứng dụng (Applied Knowledge), Kỹ năng ứng dụng (Applied Skills) và Chuyên môn chiến lược (Strategic Professional). Trong đó, môn học Performance Management, ký hiệu là PM/F5, thuộc cấp độ kỹ năng ứng dụng (Applied Skills). Đây là giai đoạn học viên bắt đầu dịch chuyển từ tư duy kế toán kỹ thuật sang cách tiếp cận quản trị bằng dữ liệu.

Môn Performance Management ACCA (F5/PM) giúp học viên rèn luyện cách sử dụng các công cụ kế toán quản trị để phân tích và xử lý thông tin trong doanh nghiệp. Học viên sẽ biết cách đọc hiểu số liệu, đánh giá hiệu quả hoạt động và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu định lượng lẫn định tính.

Kiến thức từ môn này đặc biệt hữu ích trong việc lập kế hoạch tài chính, kiểm soát chi phí và xây dựng hệ thống ngân sách hiệu quả. Đây là những kỹ năng mà nhiều doanh nghiệp, nhất là tại Việt Nam, vẫn còn thiếu hoặc chưa triển khai bài bản.

Vì tính ứng dụng cao, môn học này không chỉ dành cho người đang theo ACCA mà còn thu hút cả những người đang làm trong lĩnh vực kế toán, tài chính doanh nghiệp hay quản lý vận hành. Nhiều học viên sau khi học F5 đã áp dụng thành công các mô hình và phương pháp từ môn học vào thực tế tài chính doanh nghiệp của họ.

Đặc biệt, F5 là bước chuẩn bị quan trọng trước khi học viên học lên môn APM (Advanced Performance Management), một trong những môn chuyên sâu thuộc cấp độ cao nhất trong chương trình ACCA. Nếu không nắm vững nội dung của F5, việc học APM sau này sẽ rất khó tiếp cận.

ACCA là gì

1.2. Tầm quan trọng của môn học

Trong thực tế công việc, một kiểm toán viên không thể chỉ dừng lại ở việc lập báo cáo tài chính đúng chuẩn mực. Nhà tuyển dụng ngày nay tìm kiếm những người hiểu rõ cách doanh nghiệp vận hành, biết phân tích dòng chi phí, nhận diện các điểm kém hiệu quả và chủ động đề xuất giải pháp. Tư duy kế toán quản trị, từ chỗ chỉ ghi nhận dữ liệu, đã dịch chuyển sang hướng hỗ trợ ra quyết định và tạo giá trị thực tế cho hoạt động kinh doanh.

Môn Performance Management (PM/F5) được thiết kế để rèn luyện đúng những năng lực đó. Học viên sẽ học cách xử lý dữ liệu chi phí, đánh giá hiệu suất hoạt động và áp dụng các kỹ thuật quản trị để hỗ trợ quá trình lập kế hoạch, kiểm soát và tối ưu nguồn lực. Đây là nền tảng quan trọng không chỉ phục vụ cho kỳ thi ACCA mà còn là hành trang thiết thực khi bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Không chỉ vậy, môn PM/F5 còn đóng vai trò là nền tảng quan trọng để học viên tiếp cận hiệu quả các môn học chuyên sâu ở cấp độ Strategic Professional trong chương trình ACCA. Chẳng hạn như:

  • Advanced Performance Management (APM): Mở rộng từ F5, môn học này yêu cầu học viên vận dụng sâu các kỹ thuật đo lường hiệu suất và phân tích hoạt động để giải quyết các tình huống quản trị ở tầm chiến lược.
  • Strategic Business Leader (SBL): Các kỹ năng như lập kế hoạch, phân tích chi phí – lợi ích và kiểm soát hiệu quả từ F5 sẽ hỗ trợ học viên đưa ra quyết định toàn diện trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp.
  • Advanced Financial Management (AFM): Dù tập trung vào tài chính doanh nghiệp, môn này vẫn đòi hỏi tư duy quản trị hiệu quả để đánh giá mối liên hệ giữa hoạt động vận hành và lựa chọn chiến lược tài chính.

Đặc biệt, nội dung của môn học cũng thường xuyên xuất hiện trong bài kiểm tra đầu vào của các công ty kiểm toán lớn. Theo khảo sát, kiến thức về kế toán quản trị chiếm khoảng 15% trong các bài test tuyển dụng vào Big4. Vì vậy, việc học và hiểu sâu F5 sẽ mang lại lợi thế rõ rệt nếu bạn đang hướng đến các vị trí chuyên môn tại các tổ chức tài chính lớn.

2. Yêu cầu kỹ năng đầu vào của học viên với môn học

Mặc dù là môn học nền tảng nhưng để học tập, học viên cần trang bị các kỹ năng và kiến thức sau:

2.1. Kiến thức nền tảng bắt buộc

Để học tốt môn F5 – Performance Management, học viên cần nắm vững kiến thức từ các môn học trước đó trong chương trình ACCA, đặc biệt là môn Management Accounting (MA/F2). Những kiến thức nền tảng quan trọng bao gồm:

  • Phân loại và hành vi chi phí: Hiểu rõ các loại chi phí và cách chúng thay đổi theo hoạt động kinh doanh
  • Kỹ thuật tính giá thành: Nắm vững các phương pháp như tính giá thành theo lệnh sản xuất, theo quá trình và theo hoạt động
  • Lập và kiểm soát ngân sách: Biết cách xây dựng ngân sách và sử dụng nó để kiểm soát hoạt động tài chính
  • Phân tích sai lệch: Có khả năng so sánh giữa ngân sách và thực tế để xác định nguyên nhân chênh lệch
  • Ra quyết định ngắn hạn: Áp dụng các kỹ thuật như phân tích điểm hòa vốn, quyết định về sản phẩm và định giá

Nếu học viên được miễn môn MA/F2, cần tự ôn tập lại các kiến thức trên để đảm bảo không gặp khó khăn khi học F5 .

2.2. Kỹ năng tư duy và phân tích

Môn F5 yêu cầu học viên phát triển các kỹ năng sau:

  • Tư duy phản biện: Đánh giá và phân tích thông tin để đưa ra quyết định quản trị hiệu quả
  • Phân tích định lượng và định tính: Sử dụng dữ liệu số và thông tin phi tài chính để đánh giá hiệu suất hoạt động
  • Giải quyết vấn đề: Áp dụng các công cụ và kỹ thuật kế toán quản trị để giải quyết các tình huống thực tế trong doanh nghiệp
  • Quản lý thời gian: Phân bổ thời gian hợp lý để hoàn thành các phần trong kỳ thi F5, bao gồm câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tình huống

2.3. Kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ

Học viên cần có khả năng sử dụng các công cụ hỗ trợ trong học tập và thi cử:

  • Phần mềm bảng tính (như Excel): Thực hiện các tính toán, phân tích và trình bày dữ liệu một cách hiệu quả
  • Nền tảng học trực tuyến: Sử dụng các tài nguyên học tập trực tuyến do ACCA cung cấp, như ACCA Study Hub, để ôn luyện và kiểm tra kiến thức

2.4. Trình độ tiếng Anh

Vì tài liệu học tập và kỳ thi F5 được thực hiện bằng tiếng Anh, học viên cần có khả năng:

  • Đọc hiểu: Nắm bắt nội dung các bài đọc, câu hỏi và tình huống trong đề thi
  • Viết lách: Diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng và logic trong các bài viết phân tích và giải thích
  • Nghe và nói: Giao tiếp hiệu quả trong các buổi học, thảo luận nhóm và khi cần hỗ trợ từ giảng viên hoặc bạn học

3. Nội dung môn F5 ACCA

f5 acca

3.1. A – Management information systems and data analytics (Hệ thống thông tin quản lý và phân tích dữ liệu)

Phần này cung cấp nền tảng kiến thức về cách doanh nghiệp thu thập, xử lý và sử dụng thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định tài chính và quản trị.

  • Thông tin quản trị: Học viên được tiếp cận các khái niệm cơ bản về thông tin phục vụ quản lý và vai trò của nó trong việc điều hành doanh nghiệp
  • Nguồn gốc và luồng thông tin: Làm rõ cách thông tin được tạo ra từ hệ thống nội bộ hoặc các nguồn bên ngoài, và cách nó được xử lý thành dữ liệu có giá trị
  • Ứng dụng công nghệ và phân tích dữ liệu: Khám phá các hệ thống phần mềm, công cụ hỗ trợ lưu trữ, xử lý, trực quan hóa và phân tích dữ liệu kế toán – quản trị

3.2. B – Specialist cost and management accounting techniques (Các kỹ thuật kế toán chi phí và quản trị chuyên sâu)

Học viên được trang bị kiến thức về các phương pháp tính giá thành tiên tiến, từ đó hỗ trợ việc kiểm soát chi phí và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

  • Activity-Based Costing (ABC): Tính giá thành sản phẩm dựa trên hoạt động thực tế, giúp doanh nghiệp xác định đúng chi phí và cải thiện định giá
  • Target Costing: Đặt mục tiêu giá thành dựa trên giá bán kỳ vọng và lợi nhuận mục tiêu, từ đó điều chỉnh thiết kế sản phẩm và quy trình
  • Life Cycle Costing: Phân tích toàn bộ chi phí phát sinh từ giai đoạn phát triển đến khi sản phẩm ngừng hoạt động.
  • Kế toán môi trường: Đánh giá chi phí liên quan đến tác động môi trường nhằm hướng đến phát triển bền vững

3.3. C – Decision-making techniques (Các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định)

Phần này giúp học viên rèn luyện kỹ năng phân tích và lựa chọn phương án tối ưu trong các tình huống kinh doanh thực tế.

  • Chi phí liên quan (Relevant costing): Xác định các chi phí cần xem xét trong từng quyết định cụ thể
  • Phân tích CVP (Cost–Volume–Profit): Hiểu mối quan hệ giữa sản lượng, chi phí và lợi nhuận để xác định điểm hòa vốn và mức lợi nhuận mong muốn
  • Chính sách định giá: So sánh các phương pháp định giá như theo chi phí, theo thị trường, theo giá trị mang lại cho khách hàng
  • Quyết định sản xuất hay thuê ngoài: Phân tích chi phí,  lợi ích để lựa chọn chiến lược sản xuất nội bộ hay gia công
  • Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn: Sử dụng mô hình xác suất, giá trị kỳ vọng hoặc phân tích độ nhạy để đánh giá rủi ro

3.4. D – Budgeting and control (Lập ngân sách và kiểm soát)

Học viên học cách xây dựng ngân sách hiệu quả và sử dụng ngân sách như một công cụ giám sát và điều phối hoạt động doanh nghiệp.

  • Vai trò chiến lược của ngân sách: Hiểu ngân sách không chỉ là công cụ tính toán mà còn là phương tiện định hướng tổ chức
  • Các phương pháp dự toán: Bao gồm ngân sách truyền thống, ngân sách linh hoạt, ngân sách theo hoạt động hoặc theo kết quả đầu ra
  • Phân tích dữ liệu trong lập ngân sách: Sử dụng dữ liệu lịch sử, xu hướng và các yếu tố định lượng để đưa ra kế hoạch thực tế hơn
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến lập ngân sách: Cân nhắc tác động hành vi, tâm lý nhân sự và môi trường kinh doanh đến tính hiệu quả của ngân sách.

3.5. E – Performance measurement and control (Đo lường và kiểm soát hiệu suất)

Phần này đào sâu vào các mô hình đo lường hiệu quả hoạt động, cả ở cấp doanh nghiệp và bộ phận.

  • Phạm vi đo lường hiệu suất: Đánh giá toàn diện hiệu quả tài chính, vận hành, khách hàng và phát triển nội bộ
  • Quản trị hiệu suất bộ phận (Business Units) và giá chuyển giao: Phân tích hiệu suất của từng đơn vị và xác định mức giá giao dịch hợp lý giữa các bộ phận
  • Đánh giá tổ chức phi lợi nhuận và khu vực công: Hiểu đặc thù trong cách đo lường thành công ngoài yếu tố lợi nhuận
  • Tác động từ bên ngoài: Nhận diện ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô như kinh tế, pháp lý, công nghệ đến hiệu quả quản trị

3.6. F – Employability and technology skills (Kỹ năng công nghệ và năng lực nghề nghiệp)

Employability and technology skills (Kỹ năng công nghệ và năng lực nghề nghiệp) hướng đến việc nâng cao khả năng làm việc chuyên nghiệp của học viên trong môi trường kế toán – tài chính hiện đại.

  • Kỹ năng sử dụng công nghệ: Sử dụng phần mềm kế toán, bảng tính và công cụ trực quan hóa dữ liệu để tăng hiệu quả công việc
  • Kỹ năng nghề nghiệp: Gồm kỹ năng trình bày, giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. Đây đều là những năng lực quan trọng trong môi trường làm việc thực tế
  • Thích nghi với môi trường số: Học viên được rèn luyện để làm việc hiệu quả trong bối cảnh số hóa và thay đổi công nghệ nhanh chóng

4. Cấu trúc đề thi ACCA F5 hiện nay

f5 acca

ACCA tổ chức 4 kỳ thi trong năm, bao gồm kỳ thi tháng 3, kỳ thi tháng 6, kỳ thi tháng 9 và kỳ thi tháng 12, cho phép các thí sinh tham gia thi trên máy tính với thời gian làm bài 190 phút. Đề thi gồm các câu hỏi tính toán và giải thích, chứng minh các kiến thức trong môn học, đồng thời áp dụng vào các tình huống cụ thể. Thí sinh sẽ được cung cấp 1 bảng công thức để tham khảo khi làm bài thi.

Đề thi F5 ACCA gồm 3 phần:

  • Phần A (Objective Test questions): gồm 15 câu hỏi ngắn, đơn giản (chiếm 30% số điểm)
  • Phần B (OT case questions): 3 câu hỏi trắc nghiệm dạng tình huống, mỗi case gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh tình huống đơn lẻ (chiếm 30% số điểm)
  • Phần C (Constructed response questions) : 2 câu hỏi dài thí sinh trả lời trên word hoặc bảng tính hoặc theo mẫu từ trước (chiếm 40% số điểm)

Theo format, điểm của môn ACCA F5 là 100 điểm và vượt trên 50% tổng điểm ACCA là thí sinh đã vượt qua bài kiểm tra này.

>>>Có thể bạn quan tâm: Khóa học ACCA Online cùng ACCA Member Cam Kết Tỷ Lệ Đỗ

khóa học acca online

5. Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

f5 acca

Sau khi hoàn thành môn học Performance Management (PM/F5), học viên sẽ phát triển một loạt kỹ năng quan trọng giúp nâng cao năng lực phân tích và quản trị trong môi trường doanh nghiệp:

5.1. Hiểu và vận dụng hệ thống thông tin quản lý

Học viên có khả năng nhận diện các hệ thống thông tin đang được doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho mục tiêu quản lý và kiểm soát hiệu quả hoạt động. Thay vì chỉ tiếp cận dữ liệu dưới dạng con số, học viên học cách phân tích và kết nối dữ liệu với mục tiêu vận hành. Việc hiểu rõ cách xử lý thông tin, phân tích dữ liệu và quản lý dữ liệu lớn (big data) sẽ tạo lợi thế cho việc ra quyết định dựa trên cơ sở thực tiễn.

5.2. Áp dụng thành thạo các kỹ thuật kế toán chi phí và quản trị

Sau khi học xong, học viên có thể áp dụng các phương pháp tính giá thành theo hoạt động, theo mục tiêu, theo vòng đời sản phẩm hoặc theo đặc thù từng ngành. Việc sử dụng đúng kỹ thuật chi phí giúp doanh nghiệp hiểu rõ dòng tiền đang vận hành ra sao và từ đó tối ưu hóa từng mắt xích trong chuỗi giá trị. Không chỉ biết cách tính, học viên còn hiểu được ý nghĩa quản trị đằng sau từng phương pháp.

5.3. Lựa chọn và áp dụng kỹ thuật ra quyết định hiệu quả

Môn học này giúp học viên phát triển tư duy lựa chọn phương án tối ưu dựa trên chi phí, sản lượng và mức độ rủi ro. Học viên sẽ biết cách sử dụng các công cụ như phân tích điểm hòa vốn, phân tích xác suất, đánh giá các yếu tố biến động để đưa ra quyết định phù hợp với từng tình huống cụ thể.

5.4. Sử dụng các kỹ thuật lập ngân sách và kiểm soát hiệu suất

Học viên có thể thiết lập ngân sách cho từng bộ phận hoặc toàn tổ chức, dựa trên dữ liệu thực tế và mục tiêu chiến lược. Trong quá trình vận hành, học viên biết cách theo dõi sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế, từ đó đưa ra cảnh báo sớm hoặc đề xuất điều chỉnh phù hợp. Kỹ năng kiểm soát ngân sách sẽ giúp doanh nghiệp tránh lãng phí và giữ vững kỷ luật tài chính.

5.5. Đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động tổ chức

Không phải lúc nào hiệu quả cũng được đo bằng lợi nhuận. Học viên sẽ được tiếp cận các cách đánh giá hiệu suất từ nhiều góc độ khác nhau, bao gồm cả tài chính và phi tài chính. Với tổ chức phi lợi nhuận hay khu vực công, học viên hiểu rõ những đặc thù riêng và áp dụng được cách tiếp cận phù hợp để đo lường và kiểm soát hoạt động.

5.6. Phát triển kỹ năng nghề nghiệp và công ngh

Trong quá trình học, học viên không chỉ tiếp thu kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm, bảng tính và các công cụ phân tích hỗ trợ ra quyết định. Ngoài ra, khả năng giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và xử lý tình huống phức tạp cũng được nâng cao. Những kỹ năng này sẽ tạo nên sự khác biệt trong môi trường làm việc thực tế.

6. Một vài kinh nghiệm học tập, ôn luyện thi môn học 

6.1. Học đến đâu, luyện đến đó

Một sai lầm phổ biến của người tự học là học hết lý thuyết trong toàn bộ giáo trình rồi mới bắt đầu làm bài tập. Cách học này khiến bạn dễ quên những phần đầu và bị hụt khi bước vào giai đoạn luyện đề. Học ACCA không đòi hỏi bạn phải ghi nhớ toàn bộ nội dung, mà là khả năng áp dụng vào câu hỏi thực tế. Tốt nhất, sau mỗi chương, bạn nên luyện ít nhất 3-5 câu hỏi ứng dụng ngay. Làm thật, không xem đáp án trước, tự kiểm tra kết quả, ghi lại lỗi sai và quay lại ôn lý thuyết để lấp khoảng trống kiến thức.

6.2. Học đều tất cả các chủ đề

Nhiều bạn dành quá nhiều thời gian cho các phần tính toán như variance analysis hay transfer pricing mà bỏ qua các phần thiên về lý thuyết như balanced scorecard hay performance indicators. Thực tế, những chủ đề lý thuyết lại thường xuyên xuất hiện trong đề thi, đặc biệt ở Section C, dạng bài viết luận. Vì vậy, bạn cần bao phủ toàn bộ syllabus, kể cả những phần bạn ít thích, để không bị động khi bước vào phòng thi.

6.3. Viết ngắn đủ ý

Trong các câu hỏi tự luận, nhiều bạn nghĩ viết càng dài càng dễ ghi điểm. Sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Marker (người chấm) chỉ cần bạn trả lời đúng, rõ và có căn cứ. Một câu 5 điểm hoàn toàn có thể được trả lời bằng 5 gạch đầu dòng, miễn là mỗi ý đúng trọng tâm. Tránh viết dông dài hay vòng vo. Ưu tiên trình bày rõ ràng, có cấu trúc, dễ đọc. 

Bạn có thể tham khảo Examiner’s reports hoặc Examiner’s approach để hiểu hơn những gì giám khảo mong đợi từ một bài thi F5 ACCA hoàn chỉnh.

6.4. Đừng chỉ “nhận xét” hãy “phân tích”

Một trong những rào cản lớn nhất khiến học viên trượt F5 là vì thiếu kỹ năng phân tích. Nói rằng “variance là adverse, thể hiện hiệu suất thấp” không phải là phân tích – đó là mô tả. Điều quan trọng là phải lý giải: Tại sao variance lại adverse? Điều gì đã dẫn đến chênh lệch đó? Đó mới là chỗ bạn thể hiện tư duy quản trị và ghi điểm.

Bạn không cần phải là chuyên gia để đưa ra một nhận định. Chỉ cần bạn có lý lẽ hợp lý để bảo vệ quan điểm, thì câu trả lời của bạn hoàn toàn có thể được công nhận.

7. Tạm kết

f5 acca

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ những thông tin cơ bản về môn F5 ACCA. Tưởng chừng là môn học khó nhằn, những chiếc lược học và thi thực sự không khác gì so với các môn học khác. Chúc bạn học tập hiệu quả và đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới!

Nếu bạn đang có ý định học Performance Management nhưng chưa tìm được môi trường học ưng ý để theo sát, đồng hành, thì SAPP Academy luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Với đội ngũ giải viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng SAPP sẽ giúp bạn tự tin hơn trên hành trình chinh phục ACCA.

Liên hệ ngay với SAPP để được tư vấn và đăng ký học trải nghiệm nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Vì Sao Nên Đầu Tư Vào Chứng Chỉ ACCA? Lộ Trình ACCA Để Tối Ưu Chi Phí

Tại sao nên đầu tư vào chứng chỉ ACCA? Lộ trình ACCA nào là hiệu...

[Case Study] Cost Behavior – Cách Ứng Xử Của Chi Phí

Nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch, phân tích và quản lý chi phí,...

#1 Cách lập bảng cân đối kế toán chi tiết theo Thông tư 200

Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo tài chính không thể...

Tổng Hợp Tài Liệu Luyện Thi BIG4 Về Thuế

Trong các năm trở lại đây, bên cạnh kiến thức kiểm toán, đề test kiến...

Kế toán trưởng, trưởng phòng kiểm toán – Ước mơ xa vời khi bạn thiếu kiến thức SBR!

Nếu theo đuổi ngành Kế toán – Kiểm toán, ước mơ được trở thành Kế...

Financial Controller Là Gì? Vì Sao Doanh Nghiệp Thích Financial Controller Sở Hữu ACCA?

Financial Controller được ví như "bộ não" tư duy chiến lược, "bàn tay" điều phối...

Pass Rate Của SAPP Hồ Chí Minh Cao Vượt Trội Toàn Cầu Trong Kỳ Thi ACCA Tháng 9 Năm 2022

Pass Rate Của SAPP Hồ Chí Minh Trong Tháng 9 Năm 2022

Học Tiếng Anh Chuyên Ngành Và Tiếng Anh Giao Tiếp Khác Gì Nhau?

Nếu bạn muốn có một công việc tốt, một thu nhập cao, một môi trường...