ACCA20/06/2024

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí Bán Hàng Và Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp

Trong quá trình tiến hành thủ tục kiểm toán doanh nghiệp, các kiểm toán viên sẽ gặp phần hành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Phần hành này sẽ được từng doanh nghiệp kiểm toán nhóm lại thành các phần khác nhau. Nhưng tựu chung lại thường nhóm các đầu tài khoản sau đây lại với nhau rồi thực hiện thủ tục kiểm toán: 641642.

Tuy nhiên, nếu bạn không nắm chắc bản chất của hai phần hành, chúng sẽ trở nên phức tạp và rất dễ bi nhầm lẫn. Trong bài viết này, SAPP Academy sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm kiểm toán hai phần hành này.

1. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Để có thể tiến hành thực hiện kiểm toán phần hành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, bạn cần nắm rõ bản chất hai phần hành này.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh trong qua trình hoạt động của doanh nghiệ, tùy vào loại hình hoạt động của doanh nghiệp mà chi phí phát sinh sẽ khác nhau. Chi phí quản lý doanh nghiệp thể hiện trong tài khoản 642, gồm các khoản sau:

  • Chi phí nhân viên quản lý;
  • Chi phí vật liệu quản lý;
  • Chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng;
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định;
  • Thuế, phí, lệ phí;
  • Chi phí dự phòng;
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài;
  • Chi phí bằng tiền khác.

Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trinhg tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Chi phí bán hàng thể hiện trong tài khoản 641, gồm các khoản cụ thể khác nhau:

  • Chi phí nhân viên bán hàng;
  • Chi phí vật liệu bao bì;
  • Chi phí dụng cụ đồ dùng;
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định;
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài;
  • Chi phí bảo hành;
  • Chi phí bằng tiền khác.

Chi phí bán hàng thực tế phát sinh cần được phân loại tổng hợp đúng các nội dung đã quy định. Cuối kỳ hạch toán, chi phí bán hàng phải được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.

2. Để tiến hành kiểm toán phần hàn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kiểm toán viên cần thu thập tài liệu gì?

Để tuân thủ đúng các thủ tục kiểm toán hai phần hành này, kiểm toán viên cần yêu cầu kế toán doanh nghiệp đó trình ra những tài liệu sau:

  • Sổ cái (General ledger), sổ chi tiết có đối ứng theo từng tiểu khoản;
  • Chính sách bán hàng, quy chế ưu đãi (nếu có);
  • Các hóa đơn, chứng từ liên quan.

3. Các rủi ro và các thủ tục kiểm toán phần hành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Thông thường thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thường được giao cho trợ lý kiểm toán hoặc thậm chí là thực tập sinh do giá trị hai khoản mục này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh nghiệp và thường rủi ro xảy ra sẽ không trọng yếu. Nói là “thường” bởi vì trong một số trường hợp chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng lớn và có thể rất phức tạp (ví dụ như doanh nghiệp có  nhiều chương trình ưu đãi, việc bóc tách chi phí bán hàng sẽ phức tạp hơn).

Rủi ro thường gặp trong khoản mục này bao gồm:

  • Ghi nhận chi phí phát sinh không hợp lý (do sai bản chất và tiểu khoản);
  • Cố tình vẽ ra chi phí để tránh nộp thuế;
  • Chi phí phát sinh được ghi nhận không đúng không.

Hai thủ tục chủ yếu của phần hành này là thủ tục phân tích (Analytical procedures) và thủ tục kiểm tra chi tiết (Test of details).

Kiểm toán viên cần hiểu rất rõ bản chất của chi phí từ đó so sánh và phân tích theo tháng, năm để tìm ra các điểm bất hợp lý. Kiểm toán viên cũng cần tìm hiểu những nguyên nhân gây ra các điểm bất hợp lý đó để xem xét có sai sót gì trọng yếu không.

4. Kết

Có thể nói rằng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tưởng chừng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó lại gây ra sự rắc rối và nhầm lẫn nếu không cẩn thận. Bởi vậy, kiểm toán viên cần nắm rõ tính chất doanh nghiệp, bản chất hai loại chi phí và các thủ tục cần có để tránh những rủi ro không đáng có. Mong rằng qua bài viết, SAPP Academy đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh nghiệm kiểm toán phần hành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#1 [Tìm Hiểu] Các Môn Học Được Miễn ACCA Hiện Nay 

Tìm hiểu các môn được miễn trong kỳ thi ACCA và đưa ra quyết định...

7 Lỗi Thường Gặp Trong Excel

Nhập vào công thức số chia là 0. Ví dụ = MOD(10,0).

Kinh Nghiệm Học Và Thi F2 Từ Giảng Viên SAPP

F2 – Kế Toán Quản Trị – thường là môn học thứ 2 trên con...

Nhìn Lại Toàn Cảnh Kỳ Fresh Graduate 2024 Của BIG4 – Ứng Viên Rút Ra Bài Học Gì?

Đợt tuyển dụng BIG4 Fresh Graduate 2024 vừa khép lại. Hãy cùng SAPP Accademy nhìn...

Sự Khác Biệt Giữa Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam Và Quốc Tế – Phần 1

Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam...

[Hướng Dẫn] Cách Viết Hóa Đơn Chiết Khấu Thương Mại

Mỗi hình thức chiết khấu thương mại đều cần thực hiện xuất hoá đơn chiết...

Đề Thi F3 ACCA Là Gì? Tìm Hiểu Về Đề Thi F3 ACCA Kế Toán Tài Chính

Đề thi F3 ACCA – kế toán tài chính – được nhận xét rằng không...

#1 Cách Tính Chiết Khấu Phần Trăm Cho Doanh Nghiệp Phổ Biến

Có rất nhiều cách mà nhà quản trị xây dựng để đẩy mạnh doanh số...