ACCA12/11/2024

Trò Chuyện Cùng Giảng Viên Trần Tử Thành Nam – Người Đứng Sau Lớp FR/F7 Sở Hữu Học Viên Đạt Điểm Thi Gần Tuyệt Đối

“Trong những năm gần đây, người học ACCA đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá”. Đây chính là lời nhận xét của anh Trần Tử Thành Nam, ACCA, ASA (AUSCPA) – giảng viên tại SAPP Academy, người đứng sau lớp học học viên đạt 99/100 điểm môn FR/F7 ở kỳ thi ACCA tháng 9 vừa qua. Và đặc biệt hơn, bạn học viên này đều đang ở độ tuổi rất trẻ (21 tuổi). Hãy cùng SAPP tìm hiểu về xu hướng học ACCA trẻ hoá này, cũng như các bí quyết giảng dạy được anh Nam áp dụng đã tạo nên sự thành công cho lớp học FR/F7 nhé!

Người học ACCA đang dần có xu hướng “trẻ hoá”

Trong những năm gần đây, người học ACCA đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Cụ thể, trong lớp của anh có khoảng 50% là sinh viên năm 3, năm 4, 15% là sinh viên năm 1, năm 2 và còn lại là những người đi làm. Và có một sự thật thú vị là bạn Prize Winner môn FR/F7 trong lớp anh sinh năm 2003. Đây chính là minh chứng rõ ràng cho việc ngày càng có nhiều bạn trẻ lựa chọn học ACCA.

Khi đánh giá về xu hướng này, anh thấy rõ cả lợi thế và khó khăn mà các bạn sẽ gặp phải. Đầu tiên phải kể đến lợi thế. Không chỉ giúp các bạn tiếp cận kiến thức quốc tế chuẩn mực IFRS – chuẩn mực sắp được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, chương trình ACCA còn phát triển kỹ năng chuyên môn và tư duy chiến lược từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ rệt khi bước vào thị trường lao động, mở rộng cơ hội nghề nghiệp của bạn và gia tăng giá trị bản thân. Bạn sẽ “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng bởi nỗ lực không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên ngành Kế – Kiểm – Tài chính thông qua chứng chỉ ACCA. 

Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm một số khó khăn nhất định. Đặc biệt đối với các bạn năm 1, năm 2 chưa có nền tảng vững vàng về Kế – Kiểm – Tài chính thì việc tiếp cận những khái niệm nâng cao trong ACCA sẽ gặp đôi chút thử thách. Thế nhưng, anh không coi đây là một vấn đề lớn, vì trước khi bắt đầu học các môn chuyên sâu, các bạn đã được tư vấn kỹ lưỡng về lộ trình học đi từ đơn giản đến chuyên sâu. Lộ trình này đảm bảo các bạn có một nền tảng vững chắc, cung cấp đầy đủ kiến thức, thuật ngữ chuyên ngành cơ bản để giúp bạn làm quen và tự tin chinh phục chứng chỉ ACCA. 

Nhìn chung, học ACCA từ sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các bạn trẻ. Không chỉ giúp các bạn tiếp cận kiến thức quốc tế chuẩn mực IFRS, chương trình ACCA còn phát triển kỹ năng chuyên môn và tư duy chiến lược từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ rệt khi bước vào thị trường lao động, mở rộng cơ hội nghề nghiệp của bạn và gia tăng giá trị bản thân.

Nhận lộ trình học ACCA cá nhân hoá: https://hubs.ly/Q02XRX840

Phương pháp giảng dạy giúp pass rate môn FR/F7 gấp 1.3 lần pass rate toàn cầu 

Anh luôn lấy học viên làm trung tâm trong mỗi buổi học và chú trọng vào sự tương tác, cũng như theo dõi phản ứng của học viên để đánh giá mức độ hiểu bài. Đặc biệt, anh không đợi đến cuối buổi mới recap toàn bộ kiến thức buổi học. Sau mỗi phần kiến thức, anh thường dừng lại từ 5 -10 phút để học viên có cơ hội ôn lại các ghi chú, đồng thời tham gia giải các bài tập. Anh thường đưa ra bốn mệnh đề khác nhau, sau đó yêu cầu các bạn đánh giá tính đúng/sai và giải thích xem chỗ đúng/sai ở đâu. Những câu hỏi này sẽ giúp học viên chủ động nhớ lại lý thuyết để nắm vững kiến thức tốt hơn.

Không chỉ vậy, anh luôn khuyến khích học viên đặt câu hỏi ở trên lớp và nhóm Zalo. Điều này sẽ tạo không gian cho các bạn tranh luận và tìm câu trả lời để cùng nhau phát triển tư duy phản biện. Nếu câu trả lời chưa hoàn toàn chính xác, anh sẵn sàng giúp các bạn bổ sung và hoàn thiện. Nhờ phương pháp học chủ động này, anh tin các bạn có thể vận dụng tối đa khả năng sáng tạo và phát triển một cách toàn diện. Anh định hướng mình là người dẫn dắt, nhưng học viên mới là trung tâm của buổi học. Ngoài ra, anh cũng khuyên các bạn hãy tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu tham khảo từ các website như IFRS để bổ trợ cho kiến thức của môn FR/F7, bên cạnh thông tin trong giáo trình được cung cấp.

Chiến lược luyện thi môn FR/F7 hiệu quả

Khi gần tới kỳ thi chính thức, đặc biệt sau khi hoàn thành First Revision và chuẩn bị bước vào Final Revision, anh sẽ bắt đầu hướng dẫn học viên những chiến thuật thi cụ thể vì đây là thời điểm các bạn đã nắm vững được phần lớn kiến thức.

Kỹ năng phân bổ thời gian: Anh khuyên các bạn chỉ được dành tối đa 1 phút cho mỗi câu hỏi. Nếu sau 20 giây mà các bạn vẫn chưa nghĩ ra câu trả lời, thì nên đánh dấu (flag) câu đó và quay lại sau để tránh lãng phí thời gian.

Cách thức làm bài cho phần B và C: Anh gợi ý các bạn nên đọc câu hỏi trước rồi mới đọc đề để tối ưu hóa thời gian bởi:

  • Đối với phần B sẽ gồm nhiều câu hỏi lý thuyết và học viên thường có thể trả lời ngay mà không cần phải đọc toàn bộ bối cảnh (scenarios). Vì vậy học kỹ lý thuyết từ trước sẽ tiết kiệm được phần lớn thời gian khi làm bài.
  • Đối với phần C sẽ có nhiều đoạn văn khác nhau. Vì vậy, anh luôn hướng dẫn học viên cách xác định nhanh những đoạn văn cần tập trung để tiết kiệm thời gian và đạt độ chính xác cao nhất. Anh thường khuyến khích các bạn áp dụng phương pháp đọc lướt (scanning) – tập trung vào những từ khóa và ý chính thay vì đọc kỹ toàn bộ đoạn văn. Phương pháp này giúp học viên nhanh chóng nắm bắt được điểm mấu chốt mà câu hỏi yêu cầu mà không bỏ sót các chi tiết quan trọng. 

Nhận lộ trình học ACCA cá nhân hoá: https://hubs.ly/Q02XRX840

Các lỗi thường gặp trong môn FR/F7 

Trong quá trình giảng dạy, anh để ý có một số lỗi phổ biến mà học viên thường mắc phải trong quá trình làm bài như:

Lỗi tính toán và viết sai chính tả: Học viên thường mắc lỗi chính tả bởi từ vựng chuyên ngành khá mới và khó nhớ, đặc biệt khi học đến phần các chuẩn mực IFRS. Các lỗi chính tả về từ vựng chuyên ngành cũng có thể ảnh hưởng đến cách diễn đạt, gây hiểu nhầm trong câu trả lời. Còn về lỗi tính toán, nhiều bạn thường cố gắng tính nhanh nhưng điều này lại dễ dẫn đến các lỗi sai số, nhập nhầm hoặc tính nhầm khi bấm máy. Anh luôn khuyến khích các bạn đọc lại và kiểm tra kỹ từng bước tính toán, cũng như làm quen với từ vựng chuyên ngành để tránh sai sót.

Sự khác biệt trong kiến thức ACCA so với kiến thức đại học: Những kiến thức mới trong ACCA, như IAS 16 về Mô hình Đánh giá lại (Revaluation Model), thường khác biệt với kiến thức mà học viên đã học ở trường. Các phần hành phức tạp như báo cáo tài chính hợp nhất và hạch toán đầu tư vào công ty liên kết cũng là những nội dung mà nhiều học viên gặp khó khăn khi tiếp cận lần đầu. Do đó, anh thường cung cấp các bài tập tình huống và ví dụ thực tế trong các buổi học, giúp học viên hiểu rõ và tự tin áp dụng những kiến thức này vào thực tế. 

Muốn đạt trên 90 điểm, có phương pháp học và thi là chưa đủ 

Để đạt thành tích xuất sắc trong môn FR/F7, anh nhận thấy học viên không chỉ nắm vững kiến thức và hoàn thành đầy đủ các bài tập, mà còn phải phát triển kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Bởi để “ăn điểm” tuyệt đối, các câu trả lời cần đảm bảo nhiều yếu tố: Đủ ý, rõ ràng, không bỏ sót các kiến thức quan trọng, và thể hiện sự hiểu sâu về nội dung. Để làm được điều này, học viên sẽ phải trải qua một quá trình luyện tập chăm chỉ đến độ nhuần nhuyễn với mọi dạng bài và học cách phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu, đảm bảo có đủ thời gian để trình bày đầy đủ mọi ý cần thiết.

Ngoài ra, chỉ biết phương pháp học và kỹ thuật làm bài chưa đủ để đạt trên 90 điểm một môn, mà học viên còn cần khả năng quản lý căng thẳng và duy trì sự tập trung cao độ. Kỳ thi không chỉ là thử thách về kiến thức mà còn là bài kiểm tra về bản lĩnh tinh thần, khi có thể xuất hiện những tình huống ngoài dự kiến đòi hỏi phản ứng nhanh nhạy và quyết đoán.

Chẳng hạn, trong phòng thi, bạn có thể bị mất tập trung bởi môi trường xung quanh như tiếng ồn bất ngờ hay thời gian bị hạn chế khiến áp lực gia tăng. Hoặc khi phải đối mặt với câu hỏi đòi hỏi kiến thức sâu rộng mà chưa chuẩn bị đủ, bạn sẽ dễ bị dao động. Thêm vào đó, nếu có lỗi tính toán phát hiện vào phút cuối, giữ bình tĩnh để kiểm tra và sửa chữa cũng đòi hỏi sự tỉnh táo cao độ. Trong những khoảnh khắc áp lực như vậy, khả năng duy trì sự tự tin và không để yếu tố bất ngờ phân tán tư duy sẽ là chìa khóa giúp các bạn đạt được kết quả tốt.

Nhận lộ trình học ACCA cá nhân hoá: https://hubs.ly/Q02XRX840

Những xu hướng trong các kỳ thi FR/F7 gần đây

Trên thực tế, ACCA đang có xu hướng ra đề tập trung nhiều hơn vào việc ứng dụng kiến thức thông qua case study thực tiễn, đòi hỏi người học phải hiểu sâu và vận dụng linh hoạt kiến thức để tránh tình trạng “học tủ”. Khoảng 6,7 năm trước, người học có thể dễ dàng đoán được phần nào sẽ ra trong kỳ thi. Ví dụ nếu tháng 6 đã ra phần A, thì kỳ thi tháng 12 sẽ không lặp lại phần đó. Tuy nhiên, bây giờ các câu hỏi đã bao quát toàn bộ chuẩn mực, đòi hỏi học viên phải có kiến thức toàn diện. Đây là một bước tiến tích cực, vì cách học này không chỉ đáp ứng nhu cầu thi cử mà còn tăng khả năng vận dụng kiến thức khi đi làm.

Và để thích nghi với sự thay đổi, học viên cần từ bỏ thói quen “học tủ, học vẹt” và tập trung vào hiểu sâu bản chất của các chuẩn mực IFRS. Việc nắm vững IFRS không chỉ có lợi cho kỳ thi mà còn là nền tảng quý giá cho tương lai, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước áp dụng IFRS song song với VAS. Thậm chí hướng tới việc hoàn toàn sử dụng IFRS làm chuẩn mực kế toán chính thức trong tương lai. 

Tính thực tiễn của môn FR/F7 đến việc phát triển tư duy và định hướng sự nghiệp của người học

Môn FR/F7 giúp người học phát triển tư duy chuyên sâu khi làm quen với IFRS, trong đó, yếu tố cốt lõi là “nội dung hơn hình thức”. Đối với anh, tư duy này rất thực tế, vì khi đi làm, thay vì chỉ nhìn vào bề mặt của báo cáo, người học cần hiểu rõ bản chất và mục tiêu của từng báo cáo, từng chỉ tiêu tài chính. IFRS hướng người học đến việc đào sâu vào gốc rễ của vấn đề để phát triển tư duy phân tích và đánh giá – điều mà bất kỳ ngành nghề nào liên quan đến Kế – Kiểm – Tài chính cũng đều cần đến. 

Bên cạnh đó, với sự phổ biến của IFRS tại Việt Nam, các kiến thức từ môn FR/F7 giúp mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn như trở thành một chuyên gia kiểm toán (Auditor), chuyên viên quản lý tài chính (Financial Manager), cố vấn IFRS (IFRS Advisor), hoặc thậm chí tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo như SAPP Academy.

Đọc thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#Nên Học Kế Toán Hay Kiểm Toán? Ngành Nào Tốt Hơn?

Kế toán hay Kiểm toán đều là những ngành Top đầu được nhiều bạn trẻ...

#1 Hướng Dẫn Ôn Thi ACCA & Phương Pháp Học Hiệu Quả Nhất

Nhiều học viên đang loay hoay và băn khoăn không biết có nên tự học...

#Bảng Nguyên Lý Kế Toán Thông Tư 200 Mới Nhất Hiện Nay

Bảng nguyên lý kế toán là hệ thống những quy chuẩn, nguyên tắc được nhà...

#Thời Hạn Nộp Thuế GTGT Và Mức Phạt Khi Nộp Thuế Chậm

Nắm rõ thời hạn nộp thuế GTGT là một phần quan trọng trong quản lý...

[Case Study] Cash Flow – Ảnh Hưởng Của AR, AP, Inventory Đến Dòng Tiền

Các bạn có gặp khó khăn trong việc giải bài tập F3 không? Dưới đây là...

Học bổng ACCA – Raise Your Dream Scholarship

Học bổng Raise Your Dream sẽ trang bị đầy đủ cho bạn hành trang nền...

Kinh Nghiệm Thi Tuyển Pathway To Success 2017

Pathway to Success là học bổng được tổ chức thường niên bởi EY Việt Nam...

#Mức Lương Ngành Kiểm Toán Hiện Nay Là Bao Nhiêu?

Mức lương ngành kiểm toán hiện đang được rất nhiều người quan tâm, mức lương...