Trở Thành Kế Toán Trưởng Trước Tuổi 30 Nhờ ACCA – Hành Trình Sự Nghiệp Đầy Thú Vị Của Diễn Giả Nguyễn Cao Thùy Dương
Khi mới tìm hiểu về ACCA, chỉ nghe qua tên gọi thì nhiều người sẽ nghĩ nhiều về Kế toán – Kiểm toán, ít phục vụ cho Tài chính. Tuy nhiên, với kinh nghiệm dày dặn trải dài ở cả 3 lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính, chị Nguyễn Cao Thùy Dương – Finance Specialist, NGS Telecommunication & Equipment JSC đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. ACCA đã thay đổi hoàn toàn mindset của chị về nghề nghiệp và là “bệ phóng” để chị đạt được cột mốc “Kế toán trưởng” trước tuổi 30. Cùng tìm hiểu về giá trị của ACCA qua hành trình sự nghiệp thú vị của chị Dương trong bài viết dưới đây.
Một hiểu lầm mà ai cũng mắc phải khi mới tìm hiểu về ACCA
Tốt nghiệp ngành Kế toán Doanh nghiệp của Học viện Tài chính, sau khi ra trường, chị Dương chọn theo nghề Kiểm toán. Thời điểm ấy, chị Dương tìm đến ACCA để phục vụ cho công việc Kiểm toán của mình mà chưa có định hướng lâu dài: “Khi mới ra trường, chị cũng chưa nhìn nhận được hết những giá trị của ACCA đâu. Chị nghĩ đó là chứng chỉ về Kế toán – Kiểm toán nên chỉ đăng ký học một vài môn đơn lẻ để phục vụ cho công việc của mình. Vả lại, các bạn chị khi ấy cũng học ACCA rất nhiều, nên nghĩ đơn giản là học chung với nhau để có thêm động lực”.
Chính chị Dương cũng không ngờ rằng sau này ACCA sẽ trở thành động lực thôi thúc chị có những “bước chuyển” nghề nghiệp. Càng học ACCA, chị càng hiểu thêm về nhiều mảng khác bên cạnh Kiểm toán, đặc biệt là về hoạt động của doanh nghiệp. Chị Dương muốn tìm kiếm một công việc có thể đem lại một góc nhìn chuyên sâu về vận hành doanh nghiệp. “Làm Kiểm có một cái lợi là được tiếp xúc với rất nhiều nghề, nhiều ngành vì bản chất Kiểm toán là làm dịch vụ cho các doanh nghiệp khác. Nếu ngay lập tức làm doanh nghiệp thì có khi 5 năm – 10 năm bạn cũng chỉ tiếp xúc với 1-2 ngành thôi. Còn nếu làm Kiểm toán độc lập thì chỉ trong vòng 1-2 năm đã có thể tiếp cận được với rất nhiều ngành khác nhau như Sản xuất, Ngân hàng, Dệt may, Công nghệ thông tin… nên Kiểm sẽ là một điểm khởi đầu rất tốt cho các bạn newbie. Tuy nhiên, làm Kiểm thì các bạn chỉ biết được về bề nổi của một doanh nghiệp, còn muốn hiểu sâu thì phải thực sự là một phần của doanh nghiệp đó”.
Lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển vào môi trường quốc tế
Với mong muốn ấy, chị Dương quyết định chuyển từ Kiểm toán về Kế toán – chuyên ngành ban đầu để có thể vận dụng tốt hơn những kiến thức đã học. Nhờ có ACCA, chị Dương không quá nhiều khó khăn trong mỗi lần chuyển ngành, đặc biệt là khi chuyển sang môi trường quốc tế. “Những doanh nghiệp đa quốc gia đòi hỏi nhân sự phải am hiểu cả kế toán Việt Nam lẫn kế toán quốc tế. Dù làm cho các công ty con ở Việt Nam thì báo cáo khi nộp lên tập đoàn mẹ ở nước ngoài vẫn phải chuyển sang IFRS, IAS.. Vậy nên, nếu chỉ học chương trình Kế toán Việt Nam thì em sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Ngược lại, sở hữu những chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như ACCA sẽ là lợi thế khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài”.
Ngay từ thời điểm mới vào công ty, nhờ có ACCA, chị Dương đã được cấp trên đánh giá cao và được phụ trách các công việc mang tính chiến lược, bao quát nhiều hơn. Chị cũng được làm việc trực tiếp với các lãnh đạo cấp cao từ sớm, đây vừa là áp lực, vừa là cơ hội tốt để chị thể hiện năng lực cá nhân. Vậy nên, chỉ trong vòng 3 năm từ khi ra trường, chị đã đạt tới vị trí Kế toán trưởng – người đứng đầu bộ phận Kế toán của một doanh nghiệp.
Ngã rẽ Tài chính và giá trị thực sự của ACCA
Dù đã đạt được vị trí mơ ước của nhiều người, hành trình sự nghiệp của chị Dương chưa dừng lại tại đó. Chị Dương tìm thấy niềm đam mê thực sự với Tài chính và quyết định thử thách bản thân trong lĩnh vực này. “Kế toán – Kiểm toán tập trung vào tuân thủ các chuẩn mực, nguyên tắc và đã được quy định rõ ràng tại các thông tư, điều luật rõ ràng. Ngược lại, Tài chính lại rất rộng, không có khuôn mẫu cụ thể mà phụ thuộc vào đặc thù từng công ty. Cảm giác làm Tài chính không bao giờ bị “cũ” cả, lúc nào cũng có thêm cơ hội để đào sâu, tìm tòi thêm”.
“Khi chuyển hẳn sang làm Tài chính, chị mới hiểu rằng ACCA đem lại góc nhìn rất phong phú. Cùng một Báo cáo tài chính, Kế toán sẽ nhìn dưới góc độ khác: ghi đủ chưa, đã chính xác chưa; Kiểm toán sẽ kiểm tra xem có gian lận, sai sót hay không; người làm Tài chính sẽ đánh giá các bộ chỉ số xem sức khỏe tài chính của doanh nghiệp ra sao, nên đầu tư vốn vào đâu?”
Làm việc ở vị trí quản lý cấp cao khi tuổi đời còn khá trẻ, 100% nhân sự dưới quyền đều hơn tuổi mình, nhưng chị Dương vẫn tự tin với các kiến thức, kỹ năng chuyên môn của bản thân. Hiện nay, chị Dương đang làm việc tại NGS Telecommunication & Equipment JSC với vị trí Finance Specialist. Công việc chính của chị gồm 2 mảng chính: quản trị tài chính của tập đoàn và kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động kinh doanh của các dự án đầu tư, các công ty con. “Nếu không học ACCA và với những kinh nghiệm trước đây, chị không nghĩ mình có đủ năng lực để đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại” – chị Dương chia sẻ.
Kiến thức ACCA trang bị cho người học là rất rộng, trải dài ở cả 3 mảng Kế toán – Kiểm toán – Tài chính. Càng học lên các môn cao, bạn sẽ càng hiểu sâu về vận hành doanh nghiệp và mối liên hệ giữa các môn học với nhau. “Làm Tài chính mà không có kiến thức Kế toán thì làm sao biết phân tích Báo cáo tài chính thế nào, không có mindset Kiểm toán thì làm sao biết số liệu có hợp lý hay không. Giả dụ như làm Huy động vốn mà em không đánh giá được số liệu thì làm sao em đưa ra được phương án phù hợp.” Càng học lên càng cấp độ cao, bạn sẽ càng hiểu sâu về vận hành doanh nghiệp, về chiến lược và quản trị. Cũng theo chị Dương, hiện nay “tài không đợi tuổi”, các bạn sinh viên nên trang bị những kiến thức này từ sớm để có thể nắm bắt các cơ hội thăng tiến trong tương lai.
>> Nhận tư vấn lộ trình ACCA cá nhân hóa: tại đây
Chị Nguyễn Cao Thùy Dương sẽ là diễn giả của webinar Accounting, Auditing, Finance & Their Impacts On A Business vào ngày 22/2 tới đây. Để gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ của chị Dương về hành trình sự nghiệp, bạn hãy nhanh tay đăng ký sự kiện tại đây nhé!