CFA06/03/2025

Chinh phục kỳ thi CFA cùng bộ CFA mindmap độc quyền từ SAPP!

Để chinh phục được chứng chỉ CFA danh giá, bạn cần có một phương pháp học tập hiệu quả vì khối lượng kiến thức mà nó đòi hỏi là rất lớn. Vậy làm thế nào để “bơi” trong biển kiến thức CFA mà không bị “ngộp”? Bí quyết chính là CFA Mindmap.

Trong bài viết này, SAPP xin giới thiệu tới các bạn một số Mindmap của từng môn theo từng cấp độ. Hy vọng Mindmap từ SAPP sẽ giúp quá trình học tập của bạn trở nên dễ dàng hơn.

1. CFA Mindmap Level 1

Level 1 chú trọng xây dựng nền tảng lý thuyết vững chắc. CFA Mindmap của SAPP tập trung làm rõ các khái niệm cốt lõi, nguyên tắc cơ bản trong từng môn, giúp bạn học sâu, hiểu kỹ và ghi nhớ lâu hơn. Cùng tìm hiểu một số mẫu mindmap độc quyền cho 3 level của chứng chỉ CFA

1.1. Economics 

CFA mindmap Economics Level 1
Mindmap Economics Level 1 do đội ngũ Phát triển Học thuật tại SAPP biên soạn

Trong CFA Level 1, môn học Economics đem tới các nhìn tổng quan về cấu trúc thị trường, chu kỳ kinh doanh, chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, địa chính trị, thương mại quốc tế, luồng vốn và thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái. Với CFA mindmap cho môn Economics của Level 1, người học có thể:

  • Nắm bắt bức tranh toàn cảnh của Kinh tế vĩ mô. Có được góc nhìn tổng quan về địa chính trị, cũng như Thương mại Quốc tế. 
  • Hiểu rõ cơ chế hoạt động của Kinh tế vi mô. Hiểu về doanh nghiệp và cấu trúc thị trường, chu kỳ kinh doanh, cũng như các loại chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Xem thêm: Economics CFA có khó không? Điểm qua kiến thức 3 level

1.2. Corporate Issuers

Môn học Corporate Issuers cung cấp nền tảng quan trọng giúp người học phân tích và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung môn học tập trung vào ba khía cạnh chính.

  • Thứ nhất, người học sẽ hiểu rõ mô hình kinh doanh và các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt, bao gồm rủi ro thị trường, vận hành, tài chính và pháp lý.
  • Thứ hai, môn học đi sâu vào phân tích cấu trúc sở hữu và bộ máy quản trị của doanh nghiệp, từ cơ cấu sở hữu (tập trung hoặc phân tán, sở hữu nhà nước hay tư nhân) đến vai trò và hiệu quả của các thành phần quản trị như Hội đồng quản trị, Ban điều hành và cơ chế kiểm soát nội bộ.
  • Cuối cùng, học viên sẽ tìm hiểu cách doanh nghiệp đưa ra các quyết định huy động vốn, thông qua các kênh như phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc vay ngân hàng, cũng như cách sử dụng vốn một cách hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu tài chính.
CFA mindmap corporate issuers level 1
Mindmap Corporate Issuers Level 1 độc quyền tại SAPP

Khi sở hữu mindmap môn học này, bạn có thể:

  • Nắm bắt mô hình kinh doanh, cấu trúc sở hữu, bộ máy quản trị và mối liên hệ giữa chúng.
  • Phân loại và hiểu sâu các loại rủi ro doanh nghiệp (kinh doanh, tài chính, quản trị…) và cách chúng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
  • Nắm vững các quyết định huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp, cũng như các yếu tố tác động đến các quyết định này.

Xem thêm: Corporate Issuers CFA – Tìm hiểu về Tài chính doanh nghiệp

1.3. Quantitative Methods

Quantitative Methods hay còn được gọi là Phương pháp phân tích định lượng. Đây là môn học nền tảng trọng tâm của giáo trình CFA Level 1. Môn học đề cập đến những khái niệm như Giá trị hiện tại và tương lai, giá trị thời gian của tiền, dòng tiền niên kim. Khi ôn tập môn học này với mindmap, bạn sẽ có thể:

  • Hiểu rõ nguyên lý giá trị thời gian của dòng tiền, nền tảng cốt lõi cho định giá tài sản.
  • Nắm vững các nguyên lý cơ bản trong xác suất thống kê và kiểm định giả thuyết
  • Hiểu và sử dụng xác suất để dự báo kết quả đầu tư và quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

Dưới đây là một phần nhỏ của mẫu mindmap Quantitative Methods Level 1 do SAPP biên soạn:

Mindmap CFA Quantitative Methods level 1

Xem thêm: Chinh phục Quantitative Methods CFA – môn học về phương pháp định lượng

1.4. Equity Investment

Ở Level 1, môn Equity Investment bước vào tìm hiểu cấu trúc chung của thị trường có phiếu, những chỉ số mang tính đại diện trên thị trường, các lý thuyết về mức độ hiệu quả của thị trường để hiểu được thị trường chứng khoán (có phiếu) hoạt động như thế nào. Mindmap môn Equity Investments ở Level 1 sẽ giúp bạn:

  • Nắm bắt cấu trúc thị trường, các chỉ số đại diện, và các lý thuyết về hiệu quả thị trường để hiểu cách thị trường chứng khoán vận hành.
  • Hệ thống hóa quy trình phân tích doanh nghiệp từ cơ bản và các phương pháp định giá cổ phiếu khác nhau.

Mindmap CFA Equity Investment Level 1

Xem thêm: Equity Investment CFA – Học cách đầu tư cổ phiếu hiệu quả

2. CFA Mindmap Level 2

Bước sang CFA Level 2, kiến thức chuyên ngành với độ phức tạp  tăng lên đáng kể. Nội dung học tập chủ yếu là mảng phân tích tài chính. CFA Level 2 Mindmap sẽ giúp bạn nắm bắt cấu trúc phức tạp của từng môn học và mối liên hệ giữa chúng.

2.1. Economics

Môn Economics ở Level 2 không còn chỉ là nguyên tắc cơ bản, mà đi sâu vào các mô hình kinh tế vĩ mô phức tạp và ứng dụng trong phân tích đầu tư toàn cầu. Mindmap môn Economics Level 2 độc quyền do SAPP biên soạn sẽ hỗ trợ học viên: 

  • Hiểu rõ các yếu tố tác động và cơ chế vận hành của tỷ giá hối đoái, đặc biệt trong bối cảnh kinh doanh quốc tế.
  • Nắm bắt các động lực và giai đoạn phát triển kinh tế, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng.
  • Hệ thống hóa các quy định pháp lý và quy tắc điều tiết nền kinh tế, vai trò của chính phủ trong quản lý kinh tế vĩ mô.

CFA Mindmap Economics Level 2

2.2. Ethical and Professional conducts

Ethical and Professional conducts mindmap

Nối tiếp Level 1, CFA Ethics Level 2 đi sâu vào các tình huống phức tạp, xung đột lợi ích và các vấn đề đạo đức chuyên biệt trong từng lĩnh vực đầu tư. Sử dụng mindmap môn Ethics Level 2, bạn sẽ có thể:

  • Ôn lại và hệ thống hóa bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp làm nền tảng đạo đức.
  • Liên kết các chuẩn mực với các tình huống (case study) phức tạp, hiểu cách áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.

2.3. Quantitative methods

CFA mindmap Quantitative Methods level 2

Quantitative Methods Level 2 không chỉ ôn lại kiến thức Level 1, mà tập trung vào các kỹ thuật định lượng phức tạp hơn, đặc biệt là ứng dụng trong định giá tài sản và quản lý rủi ro. Bạn có thể sử dụng Mindmap môn Quantitative Methods Level 2 để:

  • Hiểu rõ cách mô hình hóa mối quan hệ giữa các biến số và yếu tố ảnh hưởng thông qua sơ đồ trực quan.
  • Hệ thống hóa các bước và phương pháp sử dụng mô hình để dự báo giá trị của các biến số trong tương lai.
  • Nắm vững các công cụ và ứng dụng công nghệ hỗ trợ quá trình phân tích dữ liệu và dự báo hiệu quả.

3. CFA Level 3 Mindmap

Không chỉ dừng lại ở Level 1 và Level 2, SAPP còn cung cấp CFA Mindmap cho Level 3, giúp bạn chinh phục cấp độ CFA cao nhất. Ở level này, kiến thức trở nên chuyên sâu và phức tạp hơn, đòi hỏi khả năng liên kết và ứng dụng kiến thức vào thực tế.

3.1. Performance measurement

CFA Mindmap Performance Measurement Level 3

Môn Performance Measurement giới thiệu hàng loạt các chỉ số, phương pháp và khuôn khổ đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư. Mindmap môn Performance Measurement Level 3 sẽ giúp bạn:

  • Hiểu rõ các kỹ thuật đo lường hiệu suất đầu tư
  • Nắm vững quy trình lựa chọn và đánh giá nhà quản lý đầu tư.
  • Áp dụng tiêu chuẩn GIPS vào thực tế

3.2. Portfolio construction

Môn Portfolio Construction không chỉ dạy lý thuyết, mà hướng dẫn bạn từng bước xây dựng danh mục đầu tư tối ưu. Khu sử dụng Mindmap môn Portfolio Construction Level 3, bạn sẽ có thể:

  • Nắm vững kỹ thuật xây dựng danh mục đầu tư đa dạng.
  • Phân biệt chiến lược quản lý danh mục cho các đối tượng nhà đầu tư khác nhau.
  • Hiểu rõ quy trình giao dịch và yếu tố thực tiễn trong xây dựng danh mục.

3.3. Derivatives and risk management

Derivatives and risk management CFA mindmap Level 3

Derivatives and Risk Management trong Level 3 tập trung vào ứng dụng công cụ phái sinh để quản trị rủi ro danh mục tổng thể. Khi học với mindmap độc quyền tại SAPP, học viên sẽ có thể: 

  • Làm chủ các chiến lược quyền chọn để tối ưu hóa đầu tư và phòng ngừa rủi ro
  • Nắm vững kiến thức về công cụ phái sinh phổ biến (Forwards, Futures, Swaps)
  • Áp dụng kiến thức phái sinh vào quản lý rủi ro toàn diện.

4. Hướng dẫn học CFA với Mindmap

4.1. Áp dụng kỹ thuật lặp lại ngắt quãng (Spaced Repetition)

Bộ não của chúng ta có xu hướng quên thông tin theo thời gian. Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng tận dụng “khoảng trống trí nhớ” này để ôn tập thông tin ngay trước khi chúng ta bắt đầu quên, giúp củng cố trí nhớ dài hạn một cách hiệu quả. Sau khi hoàn thành một mindmap cho một chủ đề CFA (ví dụ: môn Economics Level 1), bạn hãy lên lịch xem lại mindmap này theo các khoảng thời gian tăng dần:

  • Ngày 1: Xem lại mindmap lần đầu tiên ngay sau khi hoàn thành.
  • Ngày 3: Xem lại lần thứ hai.
  • Tuần 1: Xem lại lần thứ ba.
  • Tuần 2: Xem lại lần thứ tư.

… và tiếp tục kéo dài khoảng thời gian giữa các lần ôn tập.

Bên cạnh phương pháp Spaced Repetition – lặp lại ngắt quãng, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp học sau:

Áp dụng phương pháp Feynman để học CFA mindmap

  • Phương pháp Feynman: Chọn một nhánh chính (ví dụ: “Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất” trong mindmap Economics) và cố gắng giải thích nó một cách chi tiết, mạch lạc như thể bạn đang giảng bài cho một người không có kiến thức về Tài chính – Đầu tư, mà không nhìn vào mindmap. Sau đó, hãy kiểm tra lại mindmap để xem bạn đã bỏ sót điểm nào.
  • “Điểm yếu” cần ưu tiên: Trong quá trình ôn tập, hãy chú ý đến những nhánh mà bạn thường xuyên quên hoặc cảm thấy khó nhớ. Đây chính là “điểm yếu” kiến thức của bạn. Hãy dành thời gian ôn tập những nhánh này thường xuyên hơn, có thể rút ngắn khoảng thời gian lặp lại cho chúng, hoặc tìm thêm nguồn tài liệu bổ sung để hiểu sâu hơn. 

4.2. Sử dụng Active Recall thay vì chỉ đọc lại

Active recall (chủ động gợi nhớ) là phương pháp học tập hiệu quả hơn nhiều so với passive review (đọc lại thụ động). Thay vì chỉ đọc lại thông tin (ví dụ, đọc lại mindmap), active recall đòi hỏi bạn phải chủ động “gọi” kiến thức từ bộ nhớ, kích thích não bộ hoạt động mạnh mẽ hơn, giúp củng cố kết nối thần kinh và tăng cường khả năng ghi nhớ.

Bạn có thể áp dụng phương pháp này vào học CFA mindmap như sau:

  • Che lại và ghi nhớ: Sau khi xem mindmap, hãy dùng một tờ giấy che đi một phần của sơ đồ (ví dụ, che một nhánh hoặc một cụm nhánh) và cố gắng tự nhớ lại nội dung của phần bị che trước khi kiểm tra lại. Lặp lại quá trình này, che các phần khác nhau của mindmap.

Học CFA mindmap với phương pháp Active Recall

  • Vẽ lại từ trí nhớ: Một bước nâng cao của active recall là vẽ lại mindmap từ trí nhớ. Không cần phải vẽ đẹp hay chi tiết hoàn hảo, chỉ cần phác thảo sơ qua các nhánh chính và các ý chính mà bạn nhớ được. Sau đó, so sánh bản vẽ của bạn với mindmap gốc để xem bạn đã nhớ được bao nhiêu và phần nào còn thiếu sót.
  • Tự đặt câu hỏi và trả lời: Dựa trên mindmap, đặc biệt là các nhánh chính, hãy tự đặt câu hỏi (ví dụ: “Các yếu tố chính ảnh hưởng đến định giá cổ phiếu là gì?” từ mindmap Equity Investments). Sau đó, cố gắng tự trả lời câu hỏi trước khi xem tiếp các nhánh phụ để kiểm tra đáp án. Cách này giúp bạn chủ động phân nhỏ các đầu mục kiến thức trong mindmap và kiểm tra mức độ hiểu biết của mình.

4.3. Chủ động tương tác với sơ đồ tư duy

Để khai thác tối đa hiệu quả, bạn cần chủ động tương tác với mindmap, biến nó thành công cụ học tập linh hoạt và sống động. 

Bạn cần chủ động tương tác với CFA Mindmap

  • Theo dõi mạch logic và kết nối: Khi xem mindmap, đừng chỉ nhìn lướt qua các nhánh. Hãy chú ý đến mạch logic của sơ đồ, theo dõi sự kết nối giữa các ý, các nhánh, và cách chúng liên hệ với chủ đề chính. Tự hỏi: “Tại sao ý này lại nằm ở đây?”, “Ý này liên quan đến ý kia như thế nào?”.
  • Mở rộng và điều chỉnh liên tục: Mindmap không phải là “bất biến”. Trong quá trình học, nếu bạn phát hiện ra phần nào chưa rõ, hoặc có thêm kiến thức mới, hãy chủ động mở rộng hoặc điều chỉnh mindmap. Thêm nhánh mới, ghi chú chi tiết hơn, hoặc thậm chí sắp xếp lại cấu trúc sơ đồ nếu cần. Điều này biến mindmap thành một “bản đồ kiến thức sống” luôn được cập nhật và hoàn thiện theo quá trình học của bạn.
  • Sắp xếp lại trong đầu: Thử thách bản thân bằng cách sắp xếp lại các nhánh của mindmap trong đầu. Tưởng tượng bạn đang vẽ lại mindmap trong tâm trí, và xem bạn có thể hoàn thiện sơ đồ này theo cách của riêng mình không. Đây là một bài tập luyện tập tư duy logic và khả năng hệ thống hóa kiến thức rất tốt.

4.4. Dạy lại hoặc thảo luận với người khác

Khi bạn giải thích kiến thức cho người khác, bạn buộc phải tổ chức lại suy nghĩ, diễn đạt rõ ràng và logic, từ đó củng cố sự hiểu biết của chính mình. Thảo luận với người khác cũng giúp bạn tiếp nhận góc nhìn mới, làm rõ những điểm chưa hiểu.

Bạn có thể tham gia các nhóm học CFA và tổ chức những buổi học nhóm. Nội dung buổi học sẽ xoay quanh tạo mindmap của một phần kiến thức, sau đó luân phiên giải thích về sơ đồ tư duy của bản thân theo lượt. Còn nếu tự ôn tập, hãy giả định mình đang cần giải thích mindmap này cho một người không có kiến thức về Tài chính – Kinh tế và cố gắng diễn giải sao cho dễ hiểu nhất. 

Tăng tính ứng dụng khi giải thích hoặc thảo luận CFA mindmap

Để tăng tính ứng dụng khi giải thích hoặc thảo luận về mindmap, hãy cố gắng tạo ra các ví dụ thực tế liên quan đến thị trường tài chính.  Ví dụ, khi giải thích về mindmap “Định giá trái phiếu”, bạn có thể lấy ví dụ về một loại trái phiếu cụ thể đang giao dịch trên thị trường và phân tích các yếu tố định giá của nó dựa trên mindmap.

Trước khi chuyển sang chủ đề khác, hãy tự hỏi: “Nếu chỉ có 5 phút để ôn lại chủ đề này, mình sẽ nói gì?”. Sau đó, dùng mindmap để tóm tắt nhanh những ý chính trong vòng 5 phút. Bài tập này giúp bạn tập trung vào cốt lõi kiến thức và rèn luyện khả năng truyền đạt thông tin ngắn gọn, súc tích.

4.5. Củng cố sơ đồ tư duy bằng việc ứng dụng thực tế

Kiến thức chỉ thực sự “sống” khi được ứng dụng vào thực tế. Đặc biệt với CFA, một chứng chỉ hướng đến ứng dụng thực hành, việc liên hệ kiến thức lý thuyết với tình huống thị trường và bài tập là vô cùng quan trọng.

Khi học một chủ đề CFA và tạo mindmap, hãy luôn chủ động liên hệ kiến thức này với tình huống thực tế trên thị trường tài chính: “Kiến thức này được ứng dụng như thế nào trong thực tế?”, “Mình có thể dùng mindmap này để phân tích tình huống thị trường nào?”.

Chủ động khoanh vùng kiến thức trong mindmap khi làm bài tập

Ngoài ra, khi làm bài tập thực hành CFA, đặc biệt là các bài tập tình huống, hãy chủ động khoanh vùng những phần trong mindmap có thể giúp giải quyết bài toán. Trước khi bắt tay vào giải, hãy dành vài giây nhìn lại mindmap liên quan đến chủ đề bài tập, xác định các ý chính có thể áp dụng. Sau khi giải xong, đối chiếu lại với mindmap để xem bạn đã sử dụng kiến thức nào và còn thiếu sót gì.

Một mẹo nhỏ nhưng hiệu quả là dành 30-60 giây để phác thảo nhanh mindmap (hoặc một phần mindmap liên quan) ra giấy nháp trước khi bắt đầu làm bài tập. Việc này giúp bạn vận động não bộ và trí nhớ, giúp ôn lại nhanh kiến thức cốt lõi và định hướng giải bài.

5. Sở hữu trọn bộ CFA mindmap và chinh phục CFA cùng SAPP

SAPP Academy là 1 trong 35 Prep Provider trên toàn thế giới được viện CFA chính thức công nhận. Tự hào là trung tâm luyện thi CFA duy nhất tại Việt Nam sở hữu bộ phận Trải Nghiệm Học Tập chuyên biệt (Study Experience Department), SAPP tập trung vào phát triển các công cụ học tập sáng tạo và hiệu quả để giúp học viên vượt qua kỳ thi CFA trong thời gian ngắn nhất.

Giáo trình CFA độc quyền tại SAPP

Khi theo học tại SAPP, học viên sẽ được nhận ngay bộ CFA Mindmap hoàn toàn miễn phí. Bộ CFA mind maps tại SAPP được thiết kế khoa học, giúp học viên hình thành một hệ thống kiến thức rõ ràng, logic, tăng khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức. Mind maps là công cụ giúp học viên ôn tập hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn nước rút trước kỳ thi.

Ngoài ra, bộ tài liệu đa nền tảng cho học viên của SAPP còn bao gồm:

Giáo trình độc quyền

Với sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển tài liệu học tập, hơn 3000+ slide học tập được thiết kế khoa học, cô đọng kiến thức trọng tâm, giúp học viên nắm vững lý thuyết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bộ sưu tập slide học tập khổng lồ của SAPP Academy sẽ là người bạn đồng hành đắc lực trong suốt quá trình ôn thi, giúp học viên tiết kiệm thời gian và đạt được hiệu quả cao.

Bộ sinh thái học liệu đồ sộ tại SAPP

Không chỉ dừng lại ở đó, SAPP còn dành tặng học viên một kho tàng 50+ ấn phẩm độc quyền giúp bạn chinh phục kỳ thi CFA một cách toàn diện, bao gồm:

  • Từ điển 10 môn CFA
  • Pre-CFA
  • Handbook
  • Kế hoạch tự học CFA
  • Hướng dẫn sử dụng máy tính tài chính…

Ngoài ra, người học CFA tại SAPP còn được trang bị bộ công cụ hỗ trợ, phát triển kiến thức thực tế độc quyền như:

  • Series 7 Case Studies sẽ đưa học viên vào những tình huống thực tế của ngành tài chính, giúp học viên rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Học viên sẽ được trải nghiệm cảm giác như một nhà phân tích tài chính thực thụ, đưa ra những quyết định quan trọng và giải quyết những vấn đề phức tạp.
  • Knowledge Base – thư viện học tập trực tuyến miễn phí bằng tiếng Việt, sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp bạn hiểu sâu hơn các khái niệm phức tạp và vượt qua rào cản ngôn ngữ. Với Knowledge Base, bạn sẽ không còn cảm thấy lạc lõng khi đối mặt với những thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Bộ tài liệu đa nền tảng tại SAPP không chỉ là tập hợp các nguồn học liệu, mà còn là nền tảng vững chắc cho hành trình chinh phục CFA của bạn. Nếu như bạn muốn sở hữu trọn bộ công cụ học tập đa nền tảng này thì hãy nhanh tay đăng ký khóa học CFA tại SAPP nhé!

6. Tạm kết

CFA Mindmap là một “trợ thủ đắc lực” không thể thiếu đối với bất kỳ học viên CFA nào. Việc sử dụng Mindmap không chỉ giúp học viên học nhanh, nhớ lâu mà còn hiểu sâu sắc bản chất vấn đề, từ đó tự tin và thành công hơn trên hành trình chinh phục chứng chỉ CFA danh giá.

Đăng ký khóa học CFA tại SAPP – nhận trọn bộ mindmap CFA cho 3 level!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#Rủi Ro Trong Đầu Tư Là Gì? 5+ Rủi Ro Đầu Tư & Cách Phòng Tránh

Rủi ro trong đầu tư là gì? Tìm hiểu các loại rủi ro đầu tư...

Tháp tài sản là gì? Kinh nghiệm quản trị tài chính thành công

Tất tần tật thông tin về tháp tài sản là gì? Những kinh nghiệm quản...

Fixed Income CFA – học cách đầu tư Trái phiếu hiệu quả

Fixed Income là một trong các môn học quan trọng trong chương trình đào tạo...

【QUANTITATIVE LÀ GÌ】- Phân Biệt Quantitative Research Và Qualitative

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc nghiên cứu là...

Capital structure là gì? – Tất tần tật về cơ cấu nguồn vốn

Là một trong những chỉ tiêu tài chính cần thiết về lãi suất kinh doanh,...

Lãi suất cơ sở là gì? Công thức tính lãi suất cơ sở

Lãi suất cơ sở một trong những tiêu chí luôn được quan tâm khi thực...

Đầu tư Online có an toàn không? Hạn chế rủi ro đầu tư Online

Trong thời đại số hóa, đầu tư online trở nên phổ biến và liệu có...

Hé Lộ “Bí Kíp” Trở Thành Top 10% Thế Giới Kỳ Thi CFA Level 1 Từ Sinh Viên Năm Cuối NEU

Đâu là bí quyết đã giúp cậu sinh viên năm cuối NEU trở thành Top...