Giải thích: Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi của giá xăng dầu?
Nguồn: Visual Capitalist
Điều gì đã khiến giá xăng dầu thay đổi?
Tại Mỹ, giá cả xăng dầu gần đây đã trở thành một đề tài đáng tranh luận, khi mà mức giá cả đã tăng lên mức cao kỷ lục.
Theo ước tính của JPMorgan, mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại là 5 USD/gallon, và con số này có thể tăng lên đến 6 USD/gallon cho đến cuối mùa hè.
Nhưng trước khi chúng ta muốn hiểu được chuyện gì đang xảy ra từ khâu phân phối, trước tiên là phải biết những yếu tố chính nào ảnh hưởng đến giá xăng dầu.
Đồ thị trên sử dụng dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), phác thảo các nhân tố chính ảnh hưởng đến giá xăng dầu, và các nhân tố đó kéo theo sự tăng lên của mức giá trên thị trường như thế nào.
Bốn yếu tố chính
Theo EIA, có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến giá xăng dầu:
- Giá dầu thô (54%)
- Chi phí lọc dầu (14%)
- Thuế (16%)
- Chi phí phân phối và tiếp thị (16%)
Hơn một nửa chi phí để đổ đầy bình xăng của bạn bị ảnh hưởng bởi giá dầu thô. Trong khi đó, phần chi phí còn lại ở máy bơm được chia đều giữa các chi phí như phí lọc dầu, tiếp thị phân phối và thuế.
Ngay dưới đây, hãy xem xét sâu hơn vào các yếu tố trên:
Giá dầu thô
Yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất là giá dầu thô, chủ yếu được quyết định bởi cung và cầu quốc tế.
Mặc dù là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ vẫn phải nhập khẩu ròng dầu thô, chủ yếu từ Canada, Mexico và Saudi Arabia. Do xuất phát từ sự lệ thuộc vào nhập khẩu, giá xăng dầu tại Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi thị trường dầu thô toàn cầu.
Một số yếu tố chính trị có thể gây tác động đến thị trường dầu thô, nhưng một trong những yếu tố lớn nhất đến từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), dẫn đầu bởi Saudi Arabia.
Được thành lập từ 1960, OPEC được lập ra để đối đầu với sự thống trị của Mỹ trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. OPEC đặt chỉ tiêu sản lượng cho 13 quốc gia thành viên, và xuyên suốt lịch sử, giá dầu đã gắn liền với các biến động trong sản lượng của OPEC. Ngày nay, các quốc gia thành viên OPEC chịu trách nhiệm cho khoảng 60% sản lượng xăng dầu được giao dịch trên toàn cầu.
Chi phí lọc dầu
Dầu cần phải được tinh chế thành xăng dầu trước khi được tiêu thụ, vì thế chi phí lọc dầu được tính vào giá xăng dầu.
Hoa Kỳ có hàng trăm nhà máy lọc dầu trải dài trên toàn đất nước. Nhà máy lọc dầu lớn nhất tại đây, thuộc sở hữu của công ty Ả Rập Saudi Aramco, có khả năng sản xuất khoảng 607,000 thùng dầu mỗi ngày.
Chi phí chính xác của việc lọc dầu tương đối khác nhau, phụ thuộc vào một số yếu tố như loại dầu thô nào được sử dụng, công nghệ xử lý có sẵn tại nhà máy lọc dầu, và các yêu cầu khác nhau về loại xăng dầu ở từng vùng của đất nước.
Nhìn chung, công suất lọc dầu ở Mỹ không bắt kịp với nhu cầu tiêu thụ của người dân. Hàng loạt các nhà máy lọc dầu đã đóng cửa trong suốt đại dịch, nhưng kể cả trước khi bùng nổ COVID-19, công suất lọc dầu tại Mỹ đã tụt hậu so với yêu cầu. Tuy vậy, không có bất kỳ cơ sở lọc dầu mới nào được xây dựng tại nước này kể từ 1977.
Thuế
Ở Mỹ, thuế cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định giá của xăng dầu.
Tại quốc gia này, thuế xăng dầu trung bình rơi vào khoảng 0.57 USD cho một gallon (3,8 lít), tuy nhiên, con số chính xác tại các bang khác nhau. Dưới đây là năm tiểu bang hàng đầu có thuế xăng dầu cao nhất:
*Lưu ý: số liệu bao gồm cả thuế tiểu bang và liên bang, Nguồn: Visual Capitalist
Các bang có thuế xăng dầu cao thường chi thêm tiền để cải thiện cơ sở hạ tầng hoặc giao thông địa phương. Ví dụ, Illinois đã tăng gấp đôi thuế xăng dầu vào năm 2019 như một phần của một kế hoạch xây dựng trị giá 45 tỷ USD.
Tại California, bang có mức thuế xăng dầu cao nhất, dự kiến sẽ tăng lãi suất vào tháng Bảy này, điều này sẽ khiến giá xăng dầu tăng khoảng 3 cents/gallon.
Chi phí Phân phối và Tiếp thị
Cuối cùng, chi phí phân phối và tiếp thị cũng tác động đến giá xăng dầu.
Xăng dầu thường được vận chuyển từ các nhà máy lọc dầu đến các nhà ga địa phương thông qua các đường ống dẫn. Từ đó, xăng dầu được xử lý thêm để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường hoặc tiêu chuẩn của chính quyền tại các địa phương.
Các trạm xăng là kênh phân phối sản phẩm cuối cùng đến với người tiêu dùng. Mỗi trạm xăng có chi phí vận hành khác nhau — một số trạm xăng do các nhà máy lọc dầu có thương hiệu như Chevron sở hữu và vận hành, trong khi đó một số trạm xăng khác hoạt động với quy mô nhỏ hơn lại thuộc sở hữu của các thương nhân độc lập.
Các thương hiệu lớn thường chi rất nhiều tiền cho quảng cáo. Theo tờ Morning Consult, các tập đoàn Chevron, BP PLC, tập đoàn Exxon Mobil và Royal Dutch Shell PLC đã cho phát sóng quảng cáo trên các kênh truyền hình ở Hoa Kỳ hơn 44,495 lần từ ngày 1 tháng 6 năm 2020 đến 31 tháng 8 năm 2021.
Xung đột Nga-Ukraine đã ảnh hưởng đến giá xăng dầu tại Mỹ như thế nào?
Nếu như chỉ có một phần rất nhỏ dầu hiện tại ở Mỹ đến từ Nga, thì tại sao xung đột Nga-Ukraine lại tác động đến giá cả ở Mỹ?
Bởi vì dầu khí được mua và bán trên thị trường toàn cầu. Vì vậy, khi các quốc gia áp đặt các lệnh trừng phạt đối với dầu khí của Nga, điều đó đã gây ra sức ép đối với nguồn cung toàn thế giới, từ đó đẩy giá cả tăng lên.
Cú sốc nguồn cung này có thể khiến giá tiếp tục ở mức cao trong một khoảng thời gian, trừ khi Mỹ rơi vào suy thoái, đây là khả năng ngày càng tăng dựa trên xu hướng của các dữ liệu gần đây.
📝 Thông tin bài viết được tổng hợp và lược dịch từ Visual Capitalist, mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.