CFA19/02/2025

Bật mí lương của người có bằng CFA – Cơ hội thăng tiến kèm thu nhập hấp dẫn

Chứng chỉ CFA từ lâu đã trở thành một chuẩn mực vàng trong ngành tài chính, được công nhận và tôn trọng trên toàn cầu. Bên cạnh uy tín và kiến thức, một trong những điều khiến CFA trở nên hấp dẫn chính là mức lương vượt trội so với mặt bằng chung.

Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi “Lương của người có bằng CFA là bao nhiêu?” và phân tích mức lương chi tiết từ khi mới ra trường cho tới khi đạt tới vị trí Chuyên viên, Quản lý của những người sở hữu chứng chỉ này.

1. Cơ hội nghề nghiệp của người sở hữu chứng chỉ CFA 

Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) là một trong những “bảo chứng vàng” cho sự chuyên nghiệp và năng lực trong lĩnh vực tài chính. Được công nhận trên toàn cầu, CFA mang lại kiến thức chuyên sâu và mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Tỷ trọng các vị trí việc làm của CFA Holder

Theo khảo sát của Viện CFA, 70% ứng viên CFA đã có việc làm toàn thời gian hoặc bán thời gian, một con số ấn tượng cho thấy sức hút của chứng chỉ này trên thị trường lao động. Điều này chứng tỏ rằng, CFA không chỉ giúp bạn có kiến thức mà còn trang bị cho bạn lợi thế cạnh tranh vượt trội khi tìm kiếm việc làm trong ngành tài chính.

Biểu đồ khảo sát của Viện CFA về tỷ lệ các vị trí việc làm mà CFA Holders thường đảm nhận cho thấy sự phân bố rộng rãi trong các lĩnh vực tài chính. Từ chuyên viên phân tích, quản lý danh mục đầu tư đến cố vấn tài chính, quản trị rủi ro, CFA Holders đều có thể tìm thấy vị trí phù hợp với năng lực và sở thích của mình.

2. Lương của người có bằng CFA là bao nhiêu?

Lương trung bình của CFA Charterholder

Theo dữ liệu từ SalaryExpert (Cập nhật tháng 2/2025), mức lương trung bình hàng năm cho một Chuyên viên Phân tích Tài chính được cấp chứng chỉ CFA tại Việt Nam là khoảng 561.796.933 đồng/năm, tương đương khoảng 270.572 VNĐ mỗi giờ. Ngoài ra, họ còn nhận được mức thưởng trung bình khoảng 23.580.943 VNĐ mỗi năm.

Những người có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm nhận được mức lương trung bình là 401.940.856 đồng/năm, trong khi những người sở hữu trên 8 năm kinh nghiệm đạt mức lương trung bình cao hơn, khoảng 707.021.505 đồng/nămVới mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rõ ràng, các vị trí dành cho nhân sự sở hữu chứng chỉ CFA luôn nằm trong tầm ngắm của các công ty tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

Những vị trí như Chuyên viên phân tích tài chính, Quản lý danh mục đầu tư, Chuyên gia tư vấn, hay Quản lý rủi ro không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên sâu mà còn mang lại sự phát triển mạnh mẽ trong sự nghiệp. Đây là những vai trò được nhiều nhân sự tài chính quan tâm, bởi chúng khẳng định năng lực cá nhân, tạo cơ hội đóng góp lớn vào chiến lược kinh doanh và đầu tư của các tổ chức lớn.

2.1. Vị trí Quản trị rủi ro (Risk Manager) 

Vị trí Quản trị rủi ro (Risk Manager) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu công việc, ứng viên thường được ưu tiên nếu sở hữu chứng chỉ CFA. Nhân sự cho vị trí này thường làm việc tại các ngân hàng, công ty bảo hiểm lớn. 

Lương của người có bằng CFA trong nhóm ngân hàng - bảo hiểm

Các môn học của chương trình CFA sẽ hỗ trợ cho vị trí Quản trị rủi ro như sau:

  • Ở Level 2, môn Quantitative Methods sử dụng các mô hình toán học và thống kê phức tạp để phân tích dữ liệu tài chính, từ đó giúp nhân sự Quản trị rủi ro đánh giá xem các mô hình rủi ro hoặc chiến lược quản lý rủi ro có đáng tin cậy hay không.

Ví dụ như mô hình đánh giá tín dụng (Credit Risk Models), mô hình đo lường rủi ro VAR (Value at Risk) và 1 số mô hình phân tích tài chính phức tạp khác.

  • Trong Level 3, qua môn Portfolio Management, RM sẽ hiểu hơn về các loại hình rủi ro và cách thức quản lý rủi ro trong các danh mục đầu tư. Rủi ro là một yếu tố trọng liên quan tới việc đưa ra quyết định đầu tư,điều này giúp chuyên viên Quản trị rủi ro xây dựng các chiến lược đầu tư hiệu quả, tối ưu lợi nhuận.
Vị trí Quản trị rủi ro tại EVN ưu tiên tuyển dụng nhân sự có chứng chỉ CFA
Vị trí Quản trị rủi ro tại EVN ưu tiên tuyển dụng nhân sự có chứng chỉ CFA

Ngoài ra, vị trí này yêu cầu tốt nghiệp đại học các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế hoặc lĩnh vực liên quan, có từ 2-3 năm kinh nghiệm, khả năng phân tích dữ liệu tốt, hiểu biết về các quy định pháp luật và kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Nhiều ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, VP Bank, các công ty chứng khoán như KBSV, và các tập đoàn như Vinamilk, CMC Telecom cũng thường xuyên tuyển dụng vị trí này. Mức lương cho chuyên viên quản trị rủi ro tại Việt Nam dao động tùy theo kinh nghiệm.

Ở cấp nhân viên mới, lương thường từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Chuyên viên có kinh nghiệm nhận trung bình 20 triệu đồng/tháng, trong khoảng 14 – 29 triệu đồng/tháng. Đối với các vị trí cao cấp hơn, mức lương có thể cao hơn đáng kể, phụ thuộc vào quy mô tổ chức và năng lực cá nhân.

Tại Việt Nam, theo Jobsgo mức lương trung bình cho vị trí Chuyên viên Quản trị rủi ro khoảng 20 triệu đồng/tháng, với triển vọng thăng tiến lớn.

Sau một thời gian làm việc và tích lũy kinh nghiệm, chuyên viên có thể được thăng chức lên các vị trí cao hơn như Trưởng phòng Quản trị rủi ro hoặc Giám đốc Quản trị rủi ro, đi kèm mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn. Việc theo đuổi các chứng chỉ chuyên môn như CFA sẽ là lợi thế lớn, giúp gia tăng cơ hội thăng tiến và cải thiện mức lương trong tương lai.

Vị trí Product Risk Management Junior của VPBank tuyển dụng nhân sự có chứng chỉ CFA, FRM, PRM
Vị trí Product Risk Management Junior của VPBank tuyển dụng nhân sự có chứng chỉ CFA, FRM, PRM

2.2. Vị trí Chuyên viên phân tích đầu tư (Investment Analyst)

Vị trí Chuyên viên phân tích đầu tư (Investment Analyst) thường ưu tiên ứng viên có chứng chỉ CFA. Ngoài ra, các yêu cầu chung bao gồm:

  • Trình độ học vấn từ đại học trở lên, chuyên ngành Tài chính, Kinh tế, Đầu tư hoặc các lĩnh vực liên quan.
  • Ứng viên cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đầu tư hoặc phân tích tài chính
  • Sở hữu các kỹ năng quan trọng như phân tích và lập mô hình tài chính, tư duy logic, phản biện, giao tiếp, thuyết trình và sử dụng thành thạo các công cụ văn phòng.
  • Thành thạo tiếng Anh ở cả bốn kỹ năng cũng là một yêu cầu quan trọng.

Các công ty và tập đoàn lớn tại Việt Nam thường xuyên tuyển dụng vị trí này, bao gồm các ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, và các tập đoàn đa ngành nghề như: Unik Holdings, Hoàng Minh.

Tập đoàn UNIK Holdings ưu tiên tuyển dụng ứng viên có chứng chỉ CFA cho vị trí Chuyên viên cao cấp Đầu tư Nguồn vốn
Tập đoàn UNIK Holdings ưu tiên tuyển dụng ứng viên có chứng chỉ CFA cho vị trí Chuyên viên cao cấp Đầu tư Nguồn vốn

Mức lương cho vị trí Chuyên viên phân tích đầu tư dao động tùy theo cấp bậc và kinh nghiệm. Cụ thể: nhân viên phân tích tài chính nhận từ 10-20 triệu VNĐ/tháng, chuyên viên từ 20-35 triệu VNĐ/tháng, quản lý từ 35-50 triệu VNĐ/tháng, và giám đốc từ 50-80 triệu VNĐ/tháng.

Để thăng tiến qua các cấp bậc, ứng viên cần đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau. Nhân viên phân tích tài chính chủ yếu thu thập và xử lý dữ liệu để hỗ trợ lập báo cáo. Chuyên viên phân tích tài chính thực hiện các phân tích chuyên sâu hơn và đưa ra khuyến nghị chiến lược.

Ở cấp quản lý, ứng viên cần giám sát đội ngũ phân tích, xây dựng chiến lược và báo cáo trực tiếp cho ban lãnh đạo. Ở cấp giám đốc, họ chịu trách nhiệm phát triển chiến lược tài chính tổng thể và đưa ra các quyết định tài chính quan trọng cho công ty.

CMA, CFA, ACCA là những chứng chỉ bắt buộc cho vị trí Financial Planning & Analysis Analyst tại Marou Chocolate
CMA, CFA, ACCA là những chứng chỉ bắt buộc cho vị trí Financial Planning & Analysis Analyst tại Marou Chocolate

Theo vn.indeed.vn mức lương trung bình cho vị trí này tại Việt Nam khoảng 13.9 triệu VNĐ/tháng, với mức cao hơn tại các thành phố lớn như Hà Nội (15.3 triệu VNĐ/tháng) và TP.HCM (12.4 triệu VNĐ/tháng).

Cơ hội thăng tiến và tăng lương trong tương lai phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và hiệu quả công việc. Việc đạt được các chứng chỉ quốc tế như CFA, tích lũy kinh nghiệm thực tế, và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn sẽ giúp gia tăng cơ hội thăng tiến và mức lương đáng kể trong ngành.

2.3. Vị trí chuyên viên ngân hàng đầu tư (Investment Banker – IB)

Investment Banker là một chuyên gia tài chính làm việc trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, một phần quan trọng của ngành tài chính. Công việc của họ tập trung vào việc hỗ trợ các công ty, chính phủ và các tổ chức khác trong việc tạo vốn và thực hiện các giao dịch tài chính phức tạp.

Các ngân hàng đầu tư, nơi các IB làm việc, chủ yếu cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tài chính đa dạng. Chuyên viên Ngân hàng Đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc này, đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau để đảm bảo thành công của các giao dịch.

Chuyên viên ngân hàng đầu tư

Công việc của họ bao gồm phân tích tài chính sâu rộng, đánh giá khả năng sinh lời và rủi ro của các dự án đầu tư, cũng như lập báo cáo tài chính và đưa ra các khuyến nghị đầu tư. Họ cũng tham gia vào các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), tìm kiếm và thuyết phục khách hàng, tư vấn và đàm phán các điều khoản của giao dịch, thẩm định và thẩm tra doanh nghiệp, cũng như cấu trúc thương vụ và chuẩn bị giấy tờ liên quan.

Chuyên viên ngân hàng đầu tư (Investment Banker – IB) sẽ có cơ hội việc làm rộng mở tại:

  • Công ty quản lý tài sản
  • Ngân hàng/Quỹ đầu tư
  • Công ty Cổ phần
  • Quỹ phòng hộ

Chứng chỉ CFA có thể hỗ trợ các chuyên viên ngân hàng đầu tư trong suốt 3 level học như sau:

Level 1  Level 2 Level 3
  • Corporate Finance

Môn này đề cập đến các nguyên tắc liên quan đến cấu trúc vốn, chi phí vốn và lập ngân sách vốn – những khái niệm quan trọng đối với các IBs liên quan đến mua bán và sáp nhập (M&A), huy động vốn và lập kế hoạch tài chính chiến lược.

  • Ethical and Professional Standards

Các IBs thường xuyên gặp phải những tình huống khó xử về mặt đạo đức, đặc biệt là khi xử lý thông tin nhạy cảm của khách hàng.

Các tiêu chuẩn đạo đức học được trong môn này giúp cho các IBs duy trì tính chính trực và chuyên nghiệp.

  • Alternative Investments

Việc hiểu rõ những đặc điểm và lợi ích độc đáo của các khoản đầu tư thay thế giúp các IBs có thể đưa ra lời khuyên phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng.

  • Financial Statement Analysis

Các IBs tham gia vào các giao dịch tài sản/chứng khoán của các cty sắp phá sản có thể áp dụng kiến thức phân tích báo cáo tài chính trong CFA Level 2 để đánh giá tình trạng tài chính của các công ty đang gặp khó khăn.

  • Fixed Income

Các IBs giải quyết các vấn đề phát hành nợ, đánh giá rủi ro tín dụng hoặc cơ cấu lại nợ đều dựa vào kỹ năng phân tích tín dụng.

Môn thu nhập cố định trong CFA Level 2 bao gồm các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng (khả năng thanh khoản, dòng tiền ..) xác suất vỡ nợ và xếp hạng tín dụng, rất cần thiết cho các IBs tham gia vào các giao dịch liên quan đến nợ.

  • Equity Investment

Các IBs thường tham gia vào việc định giá công ty cho hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) hoặc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Chương trình giảng dạy CFA Level 2 cung cấp các kỹ thuật nâng cao để định giá cổ phiếu.

  • Fixed Income

Thị trường thu nhập cố định liên quan đến nhiều loại rủi ro khác nhau, bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Việc hiểu về rủi ro giúp IB đưa ra chiến lược phù hợp.

  • Equity Investments

Các IBs thường cung cấp dịch vụ tư vấn cho các công ty có kế hoạch IPO. Kiến thức học được từ môn Đầu tư vốn cổ phần giúp xác định mức giá tối ưu, đánh giá nhu cầu thị trường và tư vấn về quy trình IPO tổng thể.

  • Portfolio Management and Wealth Planning

Các IBs chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả hoạt động của danh mục đầu tư. Họ thường phải xây dựng kế hoạch phát triển và thực hiện các chiến lược đầu tư phức tạp.

Chương trình CFA Level 3 đào sâu vào các chiến lược đầu tư khác nhau có thể áp dụng trực tiếp để tối ưu hóa danh mục đầu tư cho khách hàng.

Đối với vị trí này, nhân sự thường được yêu cầu phải có những kỹ năng như:

  • Có kiến thức về Tư vấn Tài chính chứng khoán, Quy định – văn bản pháp luật về nghiệp vụ chứng khoán
  • Có kỹ năng đàm phán, ngoại giao tốt
  • Đảm nhiệm tốt các nghiệp vụ tư vấn như tư vấn niêm yết cổ phiếu/trái phiếu, tư vấn mua bán sáp nhập

Nhiều Công ty Chứng khoán nổi tiếng như MBS, BVSC khi tuyển dụng nhân sự cho vị trí Chuyên viên Dịch vụ Ngân hàng đầu tư (IB) đều ưu tiên tuyển dụng ứng viên có chứng chỉ CFA, ACCA hoặc các chứng chỉ hành nghề Chứng khoán.

Lương của chuyên viên dịch vụ ngân hàng đầu tư MBS

Theo số liệu từ Indeed, một Chuyên viên Ngân hàng đầu tư tại Hà Nội sở hữu mức thu nhập trung bình là 18.613.136 đ/tháng. Sau khi công tác từ 1 – 3 năm, nhân sự này hoàn toàn có thể nhận được mức lương lên tới 33.700.000 đ/tháng trong năm 2024 theo Salary.vn.

Chuyên viên dịch vụ ngân hàng đầu tư BVSC

2.4. Vị trí Quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Management)

Portfolio Manager (Nhà Quản lý danh mục Đầu tư) có thể được hiểu là những người đưa ra quyết định đầu tư. Họ có thể là một chuyên gia hoặc tổ chức chịu trách nhiệm đầu tư tài sản của quỹ tương hỗ (Mutual Fund), quỹ hoán đổi danh mục (Exchange Traded Fund – ETF), quỹ đóng cửa (Closed-end Fund), đồng thời thực hiện chiến lược đầu tư và quản lý giao dịch hàng ngày của danh mục.

Portfolio Manager thường bắt đầu sự nghiệp với vị trí Phân tích tài chính (Financial Analyst) làm việc trong lĩnh vực cổ phiếu, trái phiếu hoặc các loại chứng khoán khác cho một công ty trong ngành chứng khoán. Thông thường, vị trí này sẽ có lộ trình thăng tiến như sau:

Nhân viên phân tích tập sự (Junior Analyst) → Nhân viên phân tích cấp cao (Senior Analyst) → Quản lý đầu tư (Portfolio Manager) → Giám đốc đầu tư (Chief Investment Officer (CIO)

Thông tin tuyển dụng của chuyên viên đầu tư quỹ tại NTP

Đối với vị trí này, nhà tuyển dụng thường yêu cầu:

  • Bằng cấp: Bằng tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành liên quan tới Tài chính, Kinh tế, Quản trị…
  • Kinh nghiệm: Các Portfolio Manager có kinh nghiệm trong phân tích tài chính, kinh doanh và chứng khoán thường có lợi thế hơn cả trong mắt nhà tuyển dụng
  • Kiến thức và kỹ năng: Một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu Portfolio Manager có chứng chỉ hành nghề của Ủy ban chứng khoán hoặc các chứng chỉ nghề nghiệp như CFA và CFP

Theo thống kê từ Vietnamworks, mức lương trung bình của một nhân sự Quản lý danh mục đầu tư sẽ rơi vào $958, tương đương 24 triệu VND. Khi đạt tới các cấp bậc cao hơn, bạn có thể đạt được thu nhập trong khoảng $2,196 – $3,700 (56 – 94 triệu/tháng).

Giám đốc quản lý đầu tư tại MB Capital

3. Vậy có nên học chứng chỉ CFA? 

Với những ai đang phân vân “Học CFA có đáng không?” thì câu trả lời là , đặc biệt nếu bạn muốn nâng cao năng lực, tiếp cận mức lương cao hơn và có cơ hội làm việc tại các công ty đa quốc gia hoặc tập đoàn lớn.

Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) được đánh giá cao trên toàn cầu và được xem là tấm vé vàng mở ra cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, và kiểm toán. Như đã phân tích, các vị trí cao cấp như Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính (CFO) thường yêu cầu ứng viên sở hữu chứng chỉ chuyên nghiệp, trong đó CFA là một lựa chọn nổi bật. 

Có nên theo học chứng chỉ CFA?

Hành trình lấy chứng chỉ CFA không hề ngắn. Bạn cần hoàn thành 3 cấp độ (Level 1, Level 2, Level 3), mỗi cấp độ đòi hỏi khoảng 300-400 giờ học. Thời gian hoàn tất thường kéo dài từ 2,5 đến 4 năm, tùy thuộc vào lịch trình học tập và làm việc. Tuy nhiên, nhiều công ty lớn như Deloitte sẵn sàng nhận các ứng viên đang theo học chứng chỉ CFA và hỗ trợ họ vừa học vừa làm. Đây là cơ hội tốt để tích lũy kinh nghiệm thực tế song song với việc nâng cao trình độ.

Nếu bạn thật sự muốn theo đuổi CFA, việc quản lý thời gian là yếu tố then chốt. Bạn nên:

  • Lập kế hoạch chi tiết: Xác định số giờ học mỗi ngày và phân bổ thời gian hợp lý giữa công việc, học tập và nghỉ ngơi.
  • Học đều đặn: Thay vì học dồn, hãy dành 1-2 giờ mỗi ngày để ôn luyện, tạo thói quen học bền vững.
  • Tập trung vào các phần trọng tâm: Đọc kỹ curriculum, tham gia mock exam và review các phần có trọng số cao.
  • Tận dụng tài liệu chất lượng: Sử dụng các nguồn tài liệu uy tín như Kaplan Schweser hoặc các khóa học CFA online.

Để xác định CFA có phù hợp với bạn không, bạn có thể làm bài Quiz khám phá nghề nghiệp từ Viện CFA tại: interactive.cfainstitute.org/discover. Bài quiz này sẽ giúp bạn tìm hiểu liệu các lĩnh vực như phân tích tài chính, quản lý đầu tư, hay các vai trò khác trong tài chính có phù hợp với mục tiêu và sở thích cá nhân của bạn không.

4. Tạm kết

Với tiềm năng thu nhập và cơ hội phát triển sự nghiệp rõ ràng, học CFA là một khoản đầu tư xứng đáng nếu bạn thực sự muốn theo đuổi ngành Tài chính – Đầu tư. Đây là một hành trình dài hơi nhưng đem lại giá trị lớn, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng vì việc hoàn thành cả ba cấp độ CFA đòi hỏi thời gian học lâu, khối lượng kiến thức lớn và chi phí không nhỏ. 

SAPP hiểu rằng mỗi học viên có một nền tảng kiến thức và mục tiêu học tập khác nhau. Vì vậy, học viện mang đến lộ trình học chuyên biệt hóa, giúp bạn rút ngắn tối đa thời gian học và chuẩn bị hiệu quả nhất cho các kỳ thi CFA. Đồng thời, SAPP là đối tác của nhiều công ty, tập đoàn lớn như FPTS, VP Bank, Mazars, Crowe…, hỗ trợ học viên trong việc kết nối chuyên nghiệp, mở rộng cơ hội việc làm và định hướng sự nghiệp rõ ràng.

Học CFA không chỉ là đầu tư cho kiến thức mà còn là bước đi chiến lược để xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực Tài chính – Đầu tư. Nếu bạn còn băn khoăn, SAPP sẽ hỗ trợ tư vấn, giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ CFA, lợi ích nghề nghiệp, cũng như cách chuẩn bị hiệu quả nhất để đạt được thành công.

Liên hệ với SAPP Academy qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Dòng tiền tự do là gì? Ý nghĩa của Free Cash Flow với nhà đầu tư

Dựa vào dòng tiền, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích hiệu...

Average Total Assets (Tổng tài sản trung bình) là gì?

Average Total Assets là gì? Nếu bạn là người đã từng tìm hiểu và tiếp...

Derivatives CFA – Diễn giải kiến thức chứng khoán phái sinh

Derivatives CFA là 1 trong 10 môn học quan trọng của chương trình CFA, cung...

4 tips dùng máy tính CFA tối ưu nhất – Hướng dẫn sử dụng từ A tới Z

Việc sử dụng máy tính CFA thành thạo sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều...

#Điều Kiện Học CFA Tốt Hơn Mà Bạn Nên Trang Bị

Điều kiện học CFA là gì? Trước tiên, bạn sẽ cần trang bị trước những...

Chứng nhận CFA ESG – Đón đầu xu thế đầu tư bền vững thế giới

Trong bối cảnh các yếu tố môi trường, xã hội ngày càng được gắn chặt...

Ngành Kinh tế phát triển là gì? Mức lương và cơ hội việc làm

Ngành Kinh tế phát triển là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sự phát triển...

Hướng dẫn 5 phương pháp định giá doanh nghiệp chi tiết nhất

Tổng hợp top 5 phương pháp định giá doanh nghiệp mới nhất 2023 hỗ trợ...