CFA20/06/2024

Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Là Gì? Một Số Rủi Ro Tài Chính Thường Gặp?

Quản trị rủi ro tài chính luôn giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một tổ chức. Thấu hiểu bản chất và dự phòng rủi ro tài chính là điều rất cần thiết đối với người làm tài chính. Cùng nhau tìm hiểu chi tiết nhất về hoạt động quản trị này qua bài chia sẻ hôm nay nhé!

1. Quản trị rủi ro tài chính là gì?

Quản trị rủi ro tài chính (Financial Risk Management) là quá trình đánh giá, quản lý và giảm thiểu các rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Nó bao gồm các hoạt động đo lường và phân tích rủi ro tài chính, xác định các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, đồng thời áp dụng các kỹ thuật quản trị rủi ro để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và bền vững. 

Quản trị rủi ro tài chính rất quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một tổ chức, đặc biệt là trong một môi trường kinh doanh đầy biến động và không chắc chắn.

quản trị rủi ro tài chính là gì

Hoạt động quản trị rủi ro tài chính là quá trình liên tục và được thực hiện để giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn và đảm bảo sự ổn định và bền vững cho doanh nghiệp. Hoạt động quản trị này diễn ra qua các bước cơ bản:

  • Bước 1: Xác định các rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động kinh doanh và đánh giá mức độ nghiêm trọng của chúng.

  • Bước 2: Lập kế hoạch quản trị rủi ro dựa trên kết quả đánh giá. Kế hoạch bao gồm các chiến lược cụ thể và các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

  • Bước 3: Thực hiện kế hoạch bao gồm việc giám sát và kiểm soát các hoạt động kinh doanh, đánh giá các rủi ro mới xuất hiện và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

  • Bước 4: Các biện pháp quản trị rủi ro tài chính cần được đánh giá và điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả của chúng. 

2. Cần lưu ý những gì để quản trị rủi ro tài chính

Doanh nghiệp muốn giảm thiểu tối đa rủi ro tài chính cần phải chú ý rất nhiều điều trong quá trình quản trị. Mỗi một sai xuất nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp. Hoạt động quản trị rủi ro hiệu quả được thực hiện hiệu quả, nhà quản trị phải chú ý đến các yếu tố:  

  • Xác định các rủi ro tài chính có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh.

  • Ước tính mức độ của từng rủi ro sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

  • Lập kế hoạch quản trị nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro đối với các rủi ro đã xác định.

  • Các nhà quản lý cần phải tối ưu hóa sử dụng vốn và giảm thiểu các khoản nợ. Quản lý vốn hiệu quả giúp giảm thiểu rủi ro tài chính. 

  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản trị rủi ro tài chính đã áp dụng. Nếu cần, điều chỉnh kế hoạch để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Đối với mọi doanh nghiệp, việc quản lý rủi ro tài chính là điều không thể thiếu. Nếu được thực hiện một cách hợp lý, quản lý rủi ro có thể giúp giảm thiểu các tổn thất về tài chính, tối đa hóa lợi nhuận và tránh những thiệt hại về danh tiếng. 

3. Một số rủi ro tài chính thường gặp

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những rủi ro tài chính khác nhau trong quá trình hoạt động. Các rủi ro sẽ xuất hiện khi có tác động từ bên ngoài hoặc bên trong doanh nghiệp. Những rủi ro tài chính cũng có sự khác nhau theo lĩnh vực hoạt động. Người quản trị rủi ro tài chính cần nắm một số rủi ro tài chính thường gặp: 

Một số rủi ro tài chính thường gặp khi quản trị rủi ro tài chính

3.1. Rủi ro tài chính do tác động từ bên ngoài doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động trên thị trường có thể gặp các rủi ro tài chính từ những tác động bên ngoài doanh nghiệp. Các rủi ro thường gặp 

  • Rủi ro thị trường: Do biến động của giá cả, lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, giá cổ phiếu, giá hàng hóa, sự thay đổi về chính sách của chính phủ hoặc các sự kiện địa chính trị, xã hội, thảm họa thiên tai.

  • Rủi ro liên quan đến khách hàng và đối tác: Do khách hàng và đối tác gặp rủi ro về tài chính, về năng lực sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.

  • Rủi ro về pháp lý: Do vi phạm các quy định, pháp luật liên quan đến tài chính, thuế, lao động, môi trường, bản quyền, sở hữu trí tuệ hoặc bị kiện tụng.

  • Rủi ro về thay đổi chính sách: Do sự thay đổi trong chính sách của chính phủ, các cơ quan quản lý hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

  • Rủi ro về thị trường tài chính: Do tác động từ các yếu tố về thị trường tài chính như tác động từ thị trường chứng khoán, các sự kiện thay đổi lãi suất, thị trường trái phiếu, tác động từ thị trường quỹ hoặc các dịch vụ tài chính khác.

3.2. Rủi ro tài chính do tác động từ bên trong doanh nghiệp

Hoạt động quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp cần phải xem xét đánh giá các yếu tố từ bên trong doanh nghiệp. Những rủi ro tài chính có thể xuất hiện từ bên trong:

  • Rủi ro liên quan đến quản trị doanh nghiệp: phát sinh do quản lý doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hoặc quyết định sai lầm. 

  • Rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

  • Rủi ro liên quan đến tài chính và nguồn vốn của doanh nghiệp: rủi ro phát sinh do việc quản lý tài chính, vốn và nợ của doanh nghiệp không tốt. 

  • Rủi ro liên quan đến nhân sự của doanh nghiệp: rủi ro phát sinh do sự khác biệt trong kỹ năng, kinh nghiệm, hoặc hành vi của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Mỗi một rủi ro tài chính dù phát sinh do các yếu tố bên ngoài hay bên trong doanh nghiệp đều cần được phân tích kỹ càng. 

Tạm kết 

Quản trị rủi ro tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán trước các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai. Bạn đang theo đổi lĩnh vực tài chính doanh nghiệp nhất định không thể bỏ lỡ nội dung về rủi ro tài chính. Chương trình CFA cung cấp một khung lý thuyết và thực hành vững chắc về quản trị rủi ro tài chính, được tích hợp trong nhiều môn học khác nhau. Học viên sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đo lường, đánh giá và quản lý rủi ro tài chính một cách hiệu quả, từ đó giúp họ thành công trong lĩnh vực tài chính và đầu tư.

Nếu bạn đang tìm kiếm một “người đồng hành” trên hành trình chinh phục thành công CFA để có được định hướng học tập và luyện thi CFA phù hợp nhất, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP, giải pháp chinh phục CFA toàn diện, tối ưu “trọn gói – tiết kiệm – cá nhân hóa”, thiết kế theo khung năng lực của từng cá nhân ngay cả người trái ngành.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.cfaonline

cfaonline

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Hướng dẫn 5 phương pháp định giá doanh nghiệp chi tiết nhất

Tổng hợp top 5 phương pháp định giá doanh nghiệp mới nhất 2023 hỗ trợ...

Lãi suất tăng so với tỷ lệ lạm phát, tính theo quốc gia

Lãi suất ảnh hưởng đến lạm phát như thế nào? Cùng SAPP Academy tìm hiểu...

Top 5 Học Bổng CFA Được Săn Đón Toàn Cầu

Chương trình CFA có học bổng hay không? Những đối tượng nào có thể nhận...

Chứng khoán là gì? Có nên đầu tư chứng khoán vào thời điểm này hay không?

Chứng khoán là gì? Nên hay không nên đầu tư chứng khoán là câu hỏi...

Làm Thế Nào Để Nhận Digital Badge Từ Viện CFA Sau Khi Vượt Qua CFA Level 1 Và 2?

Digital Badge là gì? Tận dụng Digital Badge như thế nào? Cùng SAPP tìm hiểu...

#Kinh Nghiệm Tự Học CFA Như Thế Nào Hiệu Quả Cho Người Mới

Kinh nghiệm tự học CFA như thế nào hiệu quả cho người mới? Việc tự...

Tài chính công là gì? Phân tích bản chất và chức năng của tài chính công

Tài chính công là gì? Nội dung, đặc điểm và vai trò của tài chính...

#Đầu Tư Tài Chính Ngắn Hạn Là Gì? Các Khoản Đầu Tư Ngắn Hạn

Đầu tư tài chính ngắn hạn hay còn gọi là đầu tư lướt sóng là...