CFA20/06/2024

[Tìm hiểu] Chỉ số ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu – ROE là thước đo khả năng sinh lời của một công ty và mức độ hiệu quả của nó trong việc tạo ra lợi nhuận. ROE giúp các nhà đầu tư thấy được với số vốn của mình bỏ ra thì lợi nhuận họ nhận lại là bao nhiêu.

Cùng với ROA, ROE cũng là một chỉ số quan trọng khi tính tỷ suất sinh lời. ROE mang tới cho nhà đầu tư câu chuyện sử dụng vốn của doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là: “Chỉ số ROE cụ thể là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?” Cùng SAPP giải đáp thắc mắc ngay nhé!

roe là gì

Tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu – Return on Equity (ROE) là thước đo khả năng sinh lời của một công ty và mức độ hiệu quả của nó trong việc tạo ra lợi nhuận. Chỉ số này là căn cứ chính xác để doanh nghiệp xác định với một đồng vốn, hoạt động kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Là một chỉ số quan trọng đối với nhà đầu tư, ROE giúp họ thấy được với số vốn của mình bỏ ra thì lợi nhuận họ nhận lại là bao nhiêu. Vậy để công thức để tính toán ROE là gì?

roe là gì

Ví dụ: Doanh nghiệp S có số vốn chủ sở hữu đầu kỳ là 100 triệu đồng, trong kỳ thu về được lợi nhuận 25 triệu đồng và thuế 20%. Vậy ROE kỳ này của doanh nghiệp S là bao nhiêu?

Giải:

• Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp S: 

25.000.000 x (1. 0.2) = 20.000.000 (VNĐ)

• Vậy ROE ở đây là: 

ROE = (Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu) *100%

        = (20.000.000 / 100.000.000) * 100     = 20%

Tức là, với 1 đồng vốn, doanh nghiệp S tạo ra được 0.2 đồng lợi nhuận.

Lưu ý: Với trường hợp vốn chủ sở hữu âm, ROE vẫn được tính theo công thức và mang dấu âm.

roe là gì

Chỉ số ROE có ý nghĩa quan trọng khi phản ánh được khả năng tạo ra lời từ những đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra. Một chỉ số ROE cao đồng nghĩa với vốn của doanh nghiệp đang được chi tiêu đúng đắn. Nếu cùng một số vốn, trong cùng một ngành doanh nghiệp nào có ROE tăng cao và đều chứng minh rằng cơ cấu kinh doanh đang hoạt động vô cùng năng suất.

Bên cạnh đó, ROE thường được sử dụng để so sánh doanh nghiệp trên bản đồ ngành nói riêng và toàn thị trường nói chung. ROE càng cao, điều đó càng chứng minh rằng doanh nghiệp đang tạo ra được nhiều lợi nhuận và hoạt động kinh doanh tốt.

Duy trì được chỉ số ROE cao và ổn định sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. Thông thường, nhà đầu tư sẽ “mặn mà” hơn với những cổ phiếu của doanh nghiệp có ROE cao hơn, đồng thời, giá của cổ phiếu đó cũng cao hơn so với thị trường.

roe là gì

Sau khi tính được ROE, vậy vấn đề đặt ra cho các nhà đầu tư ở đây là chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? Không có một con số cụ thể nào để quy định chỉ số ROE tốt hay không. Một chỉ số ROE tốt ở đây chính là chỉ số cao hơn mức trung bình và ổn định qua các năm. Một doanh nghiệp có chỉ số ROE lớn hơn 20% hầu như sẽ có được lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn.

Tuy nhiên, chỉ số ROE của doanh nghiệp tốt hay không phụ thuộc vào mức trung bình của ngành hàng đó. Mỗi loại hình kinh doanh đều có cơ cấu tài chính khác nhau, điều này dẫn tới sự khác nhau của ROE trung bình giữa các ngành. Vì vậy, để mang lại cái nhìn khách quan nhất, ROE nên được so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng.

Ngoài ra, trên thị trường đôi khi xuất hiện một trường hợp đặc biệt. Một số doanh nghiệp sở hữu cơ cấu tài chính đặc biệt có vốn chủ sở hữu âm, dẫn tới ROE âm. Nguyên nhân chính dẫn tới trường hợp này chính là do vốn chủ sở hữu của cổ đông âm. Với trường hợp này, ROE càng âm càng tốt. Điều này là như vậy bởi vì nó có nghĩa là lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều, cho thấy khả năng tồn tại tài chính lâu dài của công ty.

roe là gì

Đều là một trong những chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời, ROA (Tỷ suất sinh lời trên tài sản) và ROE (Tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu) có điểm giống nhau là đều đánh giá tiềm năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, hai chỉ số có điểm khác biệt rất rõ rệt:

  • ROE là phép tính giữa thu nhập ròng với tài sản ròng của doanh nghiệp, cho thấy.
  • ROA là tỷ số của thu nhập ròng chia cho tài sản của doanh nghiệp (tính cả những khoản vay vốn).

Tạm kết

Tuy rằng ROE là một tỷ suất quan trọng trong báo cáo tài chính, nhưng chỉ số chỉ đưa cho các nhà đầu tư một góc nhìn nhỏ về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn đánh giá được chính xác khả năng tài chính, các nhà đầu tư cần tìm hiểu thêm nhiều kiến thức khác trong ngành tài chính để có thể đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn.

Liên hệ ngay với SAPP tại website hoặc fanpage để trang bị thêm kiến thức nhé!

Khai giảng khoá học CFA

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
“Bật mí” 5 kênh đầu tư Tài chính ngắn hạn “tiền đẻ ra tiền”

Đầu tư tài chính ngắn hạn là gì? Nên đầu tư vào những kênh tài...

Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Là Gì? Một Số Rủi Ro Tài Chính Thường Gặp?

Quản lý rủi ro tài chính rất cần thiết với doanh nghiệp. Bạn muốn thực...

Giải thích: Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi của giá xăng dầu?

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến động thất thường của giá xăng...

Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính chuẩn nhất

Vốn chủ sở hữu là gì? Nguồn vốn này gồm những thành phần nào? Công...

Lãi suất tăng so với tỷ lệ lạm phát, tính theo quốc gia

Lãi suất ảnh hưởng đến lạm phát như thế nào? Cùng SAPP Academy tìm hiểu...

Khóa Học CFA Online Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao – Học Phí

Khóa học CFA Online từ cơ bản đến nâng cao là khoá học được nhiều...

[Mới Nhất] Tổng Hợp Cập Nhật Chính Thức Trong CFA Curriculum 2024

Mới đây, Viện CFA đã chính thức công bố toàn bộ các thay đổi trong...

​​​​​​​Hướng dẫn phân tích các chỉ số tài chính trong doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là cơ sở để các nhà phân tích tài chính hiểu...