So Sánh Chứng Chỉ CFA Và Chứng Chỉ CMT – Lựa Chọn Nào Cho Dân Tài Chính?
Chứng chỉ CFA và chứng chỉ CMT có khá nhiều điểm tương đồng và làm nhiều người bối rối do hai chứng chỉ này đều là phân tích tài chính, hỗ trợ quyết định đầu tư. Tuy nhiên, CFA và CMT có những sự khác nhau cơ bản về chương trình học, kỹ năng cung cấp & định hướng phát triển. Cùng đọc bài viết dưới đây để phân biệt hai chứng chỉ CFA và CMT.
1. Chứng chỉ CFA: Nếu muốn trở thành nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp
CFA là tên viết tắt của chứng chỉ Chartered Financial Analyst được cấp bởi Viện CFA Hoa Kỳ. Ra đời với mục đích đo lường năng lực và đạo đức của các nhà phân tích đầu tư – tài chính, liên quan đến các lĩnh vực kế toán, kinh doanh, quản lý quỹ, môi giới & phân tích chứng khoán.
Là một chứng chỉ ra đời ban đầu dành riêng cho chuyên gia tài chính đầu tư. Tuy nhiên, nhờ sự phổ quát kiến thức rộng khắp từ cơ bản đến nâng cao, đi từ kiến thức về nền kinh tế, lạm phát, cung – cầu (vĩ mô) đến kiến thức tài chính doanh nghiệp, đầu tư cá nhân (vi mô), CFA được giới chuyên môn đánh giá là một trong những chứng chỉ linh hoạt nhất cho ngành ngân hàng – tài chính – đầu tư – chứng khoán. Chính vì vậy, CFA Charterholder có xu hướng trở thành các nhà quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp, tập đoàn, quỹ đầu tư uy tín.
Với hơn 70 định hình ngành tài chính, CFA là chứng chỉ danh giá, được công nhận toàn cầu và được coi là “bảo chứng vàng” cho sự nghiệp thành công trong ngành tài chính.
CFA thể hiện được kiến thức bao quát ngành, kỹ năng phân tích, hỗ trợ đưa ra quyết định, quản lý danh mục đầu tư và thể hiện quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, ứng viên CFA thường xuyên được các doanh nghiệp đánh giá cao và ưu ái hơn khi tuyển dụng.
Theo thống kê của Viện CFA, hơn 31,000 doanh nghiệp trên thế giới sử dụng chứng chỉ CFA làm điều kiện tuyển dụng hoặc thăng chức, bổ nhiệm nhân sự. Tại Việt Nam, không khó để bắt gặp các tin tuyển dụng vị trí cạnh tranh ngành tài chính có ưu tiên ứng viên CFA như: quản trị rủi ro, chuyên viên phân tích tài chính, giám đốc tài chính, chuyên viên ngân hàng đầu tư, quản lý quỹ, chuyên viên tư vấn M&A,…
Xem thêm: Ngành Phân tích Tài chính học trường nào? 9 lựa chọn hấp dẫn NHẤT hiện nay
2. Chứng chỉ CMT: Nếu bạn đam mê phân tích kỹ thuật
Chartered Market Technician (CMT) là danh hiệu dành cho các nhà phân tích kỹ thuật thị trường chuyên nghiệp do Hiệp hội CMT (Hoa Kỳ) trao tặng. Chứng chỉ phân tích kỹ thuật thị trường CMT được đánh giá cao và khá phổ biến tại Hoa Kỳ. Điều đó thể hiện qua việc Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) chấp nhận kết quả kỳ thi CMT Level 1, Level 2 thay thế cho Series 86 exam (kỳ thi dành cho nhà phân tích bên bán).
Chương trình CMT phát triển kiến thức về phân tích kỹ thuật và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc & quyết định của nhà quản trị danh mục đầu tư, quản lý quỹ phòng hộ, nhà tư vấn đầu tư, trưởng phòng nghiên cứu,…
Xem thêm: 5 bước chiến lược quản trị danh mục đầu tư hiệu quả
CMT không chỉ dừng lại ở kỹ năng phân tích biểu đồ như nhiều người lầm tưởng. Ví dụ CMT Level 1 bao gồm các chủ đề như: các nguyên tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật; Lý thuyết Dow, phá sản, thoái lui khỏi thị trường, đường trung bình động (MA), biểu đồ, phân tích khối lượng giao dịch, kỹ thuật lấy xác nhận, nguyên lý sóng, Lý thuyết sóng Elliott, v..v.
3. Khác biệt cơ bản giữa chứng chỉ CFA và chứng chỉ CMT
3.1. Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật
Nếu bạn học về phân tích tài chính, bạn sẽ không xa lạ với 2 trường phái: phân tích cơ bản (fundamental analysis) và phân tích kỹ thuật (technical analysis).
- Phân tích cơ bản: Phân tích cơ bản đánh giá cổ phiếu bằng cách đo lường giá trị nội tại của chúng. Các nhà phân tích cơ bản nghiên cứu từ nền kinh tế tổng thể, điều kiện ngành đến sức mạnh tài chính và quản lý của các công ty riêng lẻ. Thu nhập, chi phí, tài sản và nợ phải trả đều được các nhà phân tích cơ bản giám sát.
- Phân tích kỹ thuật: các nhà giao dịch cố gắng xác định các cơ hội bằng cách xem xét các xu hướng thống kê, chẳng hạn như các chuyển động về giá và khối lượng giao dịch. Các nhà phân tích kỹ thuật không cố gắng đo lường giá trị nội tại của chứng khoán. Thay vào đó, họ sử dụng biểu đồ để xác định các giả định và xu hướng cổ phiếu trong tương lai.
Khác với CFA tập trung vào phân tích cơ bản và giúp người học hiểu về giá trị thực của khoản đầu tư, xác suất thành công khi đầu tư, CMT đi theo hướng phân tích kỹ thuật. CMT giúp bạn đưa ra các kỹ thuật dựa vào hành vi tài chính để tiên đoán xu hướng giá tiếp theo, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
3.2. Đối tượng học
Chương trình học CMT chủ yếu về các công cụ phân tích kỹ thuật, quản trị rủi ro. Tuy nhiên, việc đưa ra chiến lược đầu tư đòi hỏi nhiều kiến thức tổng quát hơn như kiến thức thị trường, quản trị danh mục, phân bổ vốn, tài chính doanh nghiệp, v..v.
Ngoài ra, không phải ai cũng đam mê với việc ngồi hàng giờ trước những con số và biểu đồ khô cứng. Nên người học CMT thường là những người đã có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và xác định rõ ràng bản thân phù hợp với phân tích kỹ thuật.
Còn nếu bạn thích những công việc liên quan đến chiến lược, tư vấn đầu tư, CFA là một lựa chọn tốt cho bạn.
Vậy nên, sự lựa chọn phổ biến của nhân sự ngành tài chính là: hoàn thành chứng chỉ CFA trước, sau đó cân nhắc học tiếp CMT (nếu xác định bản thân phù hợp & đam mê với phân tích kỹ thuật).
4. Bảng so sánh chứng chỉ CFA và chứng chỉ CMT
Để giúp bạn có 1 cái nhìn toàn diện về chứng chỉ CFA và chứng chỉ CMT, dưới đây là bảng so sánh nhanh những khác biệt cơ bản giữa 2 loại chứng chỉ này:
Tiêu chí | Chứng chỉ CFA | Chứng chỉ CMT |
Đơn vị cấp chứng chỉ | Viện CFA (CFA Institute), Hoa Kỳ. | Hiệp hội Các nhà kỹ thuật thị trường (Market Technicians Association – MTA), Hoa Kỳ. |
Năm ra đời | 1962, với hơn 60 năm ảnh hưởng sâu sắc đến quy chuẩn làm việc trong ngành tài chính, giữ vai trò định hình ngành. | Cuối những năm 1960s, bắt đầu bằng nhóm nhỏ những nhà phân tích kỹ thuật thị trường tại New York và phát triển quy mô toàn cầu qua các năm. |
Phạm vi
công nhận
|
162 quốc gia & vùng lãnh thổ. | 137 quốc gia |
Danh vị | CFA Charterholder | CMT Charterholder |
Thành viên |
|
|
Điều kiện
đầu vào
|
Viện CFA không yêu cầu ứng viên thi đầu vào, nhưng bạn cần đáp ứng 1 trong các trường hợp sau:
|
Kỳ thi CMT không yêu cầu ứng viên dự thi đầu vào.
Tuy nhiên, CMT Association khuyên rằng các ứng viên nên có Bằng đại học và kinh nghiệm làm việc trong ngành Tài chính có sử dụng phân tích kỹ thuật trước khi tham dự các bài kiểm tra |
Điều kiện sở hữu danh vị |
|
Hoàn thành 3 Level CMT, đăng ký trở thành thành viên hiệp hội CMT và có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phân tích kỹ thuật. (Một số trường hợp đã bị từ chối xét duyệt CMT Charterholder do kinh nghiệm làm việc không được chấp nhận. Vậy nên, bạn cần gửi email đến CMT Association trước để xác nhận kinh nghiệm làm việc đó được công nhận là đúng chuyên môn phân tích kỹ thuật) |
Chương trình học |
|
|
Hệ thống môn học | Các môn học của chương trình CFA bao quát kiến thức tài chính từ cơ bản đến nâng cao: phương pháp phân tích định lượng, tài chính doanh nghiệp, quản trị danh mục đầu tư, chứng khoán phái sinh, các công cụ đầu tư,…
Cụ thể 10 môn học CFA như sau:
|
Các môn học của chương trình CMT tập trung vào kiến thức phân tích theo các mô hình toán học, quản trị rủi ro, chiến lược đầu tư kỹ thuật, phát triển biểu đồ & phân tích,…
Cụ thể 9 môn học CMT như sau:
|
Kỹ năng đạt được | CFA sẽ trang bị cho học viên kỹ năng và kiến thức thực tế chuyên sâu, các nghiệp vụ phân tích tài chính và quản lý danh mục đầu tư như:
Hệ thống kiến thức chuẩn hóa giúp bạn có kỹ năng bài bản ngay từ đầu, đưa ra các đề xuất hoặc quyết định có tầm ảnh hướng lớn đến tổ chức. |
Người nắm giữ chứng chỉ CMT có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện nghiên cứu, trở thành tác giả báo cáo nghiên cứu thị trường và đề xuất các giao dịch từ nhiều công cụ tài chính khác nhau. Tiểu biểu như:
|
Kỳ thi |
|
Địa điểm tổ chức (tại VN): TP. HCM
Hình thức thi: Thi trên máy tính
|
Tỷ lệ đỗ | 44% (2012 – 2021) | ~ 70% |
Thời gian học | Ước tính từ các ứng viên thành công, thời gian trung bình để hoàn thành 1 level lần lượt là:
|
Hiệp hội CMT đề xuất thời gian hoàn thành 1 level lần lượt là:
|
Lệ phí |
|
|
Cơ hội nghề nghiệp | Với kiến thức bao quát các vấn đề ngành tài chính, cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở với các ứng viên CFA. Chương trình học CFA đáp ứng các vị trí công việc như sau:
Tại Việt Nam, cơ hội rất rộng mở với các ứng viên CFA. Các tập đoàn lớn EY, Deloitte, PwC, các công ty chứng khoán SSI, VNDirect, HSB, v..v đều ưu tiên tuyển dụng ứng viên CFA. |
Theo thống kê, những nghề nghiệp phổ biến nhất của người giữ chứng chỉ CMT:
|
Mức lương trung bình | Mức lương trung bình của CFA Charterholder là 180.000$/ năm (theo khảo sát của Viện CFA) và lên tới 300.000$/ năm (tính cả thưởng, cổ phần,..).
Theo khảo sát của Salary Expert, tại Việt Nam, một CFA Charterholder (1-3 năm kinh nghiệm) kiếm được mức lương trung bình là 366.149.729 VNĐ/năm. Mặt khác, một CFA Charterholder có mức lương trung bình là 644.064.242 VNĐ/năm khi có 8 năm kinh nghiệm trong ngành. |
Mức lương trung bình của CMT Charterholder là 200.000$/năm (theo khảo sát của hiệp hội CMT, 2018).
Hiện tại chưa có dữ liệu về mức lương của CMT tại Việt Nam (do CMT tại Việt Nam còn khá ít và không phổ biến). |
5. CFA và CMT: Đâu là lựa chọn phù hợp cho bạn?
Thay vì phải lựa chọn 1 trong 2, SAPP gợi ý cho các bạn một hướng đi mới: hoàn thành CFA sau đó học tiếp CMT nếu có nhu cầu. CMT dành cho những CFA Charterholder. Hiệp hội CMT là đối tác của Viện CFA. Ứng viên đã là CFA Charterholder có thể đăng ký thi CMT Level 2 luôn (không cần tham dự kỳ thi CMT Level 1).
Tại sao CMT lại liên kết với CFA?
Hiệp hội CMT công nhận CFA Charterholder có kiến thức đạt chuẩn về thị trường tài chính, chứng khoán và kinh tế. Chứng chỉ CMT sẽ giúp CFA Charterholder bổ sung thêm công cụ & kỹ năng phân tích kỹ thuật, bổ trợ cho quá trình đầu tư & quản lý danh mục. CFA Charterholder sẽ tìm thấy những góc nhìn khác thông qua chương trình CMT, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị rủi ro.
Chính vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia trong ngành tài chính, bạn nên hoàn thành chứng chỉ CFA trước để có nền móng vững chắc về kiến thức đầu tư. Sau đó bắt đầu thi CMT ở Level 2 để tiết kiệm thời gian & bổ sung thêm kỹ năng chuyên sâu về phân tích kỹ thuật thị trường, giúp các quyết định đầu tư giảm thiểu tối đa rủi ro.
Kết luận
CFA là chứng chỉ nâng cao giúp bạn trang bị thêm hiểu biết chuyên môn về những lĩnh vực trong ngành tài chính, không bị giới hạn về nghiên cứu, phân tích, quản trị danh mục đầu tư. Kiến thức CFA bao quát đa dạng: tài chính doanh nghiệp, chứng khoán, phân tích tài chính,…Mặt khác, CMT tập trung sâu hơn về kỹ thuật phân tích, thích hợp với những ai yêu thích tài chính định lượng.
Vậy nên, CFA phù hợp hơn với những bạn mong muốn đa dạng hóa cơ hội nghề nghiệp, không muốn bị giới hạn bởi một vị trí trong ngành. CMT bị giới hạn hơn về các vị trí nghề nghiệp nhưng sẽ phù hợp nếu bạn đã xác định bản thân sẽ tập trung phát triển kỹ năng liên quan đến phân tích kỹ thuật thị trường.
Xem thêm: 10 Cách học đầu tư chứng khoán cơ bản cho người mới bắt đầu
Hy vọng với những tổng hợp trên của SAPP Academy, bạn có thể hình dung rõ hơn về những lợi thế của từng chứng chỉ và có định hướng phát triển sự nghiệp phù hợp.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!