CFA20/06/2024

Ứng Dụng Thực Tế Của CFA Qua Góc Nhìn Từ Head Of Fixed Income Trading, TPBANK

Ứng dụng thực tế của CFA

Hiện đang giữ vị trí Head of Fixed Income Trading tại TPBank, anh Ngô Minh Hoàng đã chia sẻ thẳng thắn về ứng dụng của CFA trong thực tế. Đặc biệt với các bạn “trái ngành” quan tâm tới chứng chỉ này, bài viết dưới đây hứa hẹn đem đến nhiều thông tin hữu ích. Cùng lắng nghe chuyện học và vận dụng CFA từ một trong số giảng viên “đốn tim” học viên nhất của SAPP Academy nhé!

Ứng dụng của CFA

CFA được xem như “bảo chứng vàng” của giới đầu tư tài chính. Nội dung học chú trọng cung cấp kiến thức và công cụ để ứng viên vận dụng trực tiếp vào nghiệp vụ hàng ngày. Với anh Ngô Minh Hoàng, CFA cũng là “trợ thủ đắc lực” khi làm việc tại TPBank.

Để đưa ra quyết định mua bán bất kỳ trái phiếu nào, chúng ta đều cần phân tích biến động của thị trường, xu hướng lãi suất, tỷ giá và lạm phát. Đây là những nội dung được học rất kỹ trong môn Economics. Đặc biệt, môn học Fixed Income, Portfolio Management còn cung cấp nền tảng và công cụ để một nhà đầu tư định giá chính xác trái phiếu theo biến động của lãi suất.

Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, anh Minh Hoàng nhận định có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên CFA. Bởi chương trình học của chứng chỉ này bao quát gần như toàn bộ kiến thức cần thiết để làm việc tại các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng và phòng tài chính của doanh nghiệp.

Sở hữu CFA cũng tạo ra lợi thế khác biệt khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp lớn. Đặc biệt với những bạn sinh viên mới ra trường, chứng chỉ này có thể giúp “gỡ hoà” trước nhiều ứng viên dày dạn kinh nghiệm hơn. Với cá nhân anh, CFA đã “san bằng tỉ số trái ngành” để tự tin làm việc trong lĩnh vực tài chính tại các công ty lớn như BSC, TPBank,…

Ứng dụng thực tế của CFA

Thẳng thắn chia sẻ, anh Hoàng cho rằng thị trường luôn biến động và không phải bài toán thực tế nào cũng có một lời giải cụ thể như trong CFA. Nhưng quan trọng nhất, nội dung học sẽ cung cấp cho các bạn tư duy mạch lạc, khả năng phân tích và công cụ cần thiết để đối mặt với tình huống thực tế. 

Đặc biệt sau khi học CFA, ứng viên sẽ trở nên nhạy bén hơn trước các vấn đề tài chính, bởi bạn được luyện tập suy nghĩ theo logic và hiểu nguyên nhân bản chất sau mỗi hiện tượng. Điều này vô cùng quan trọng với những ai muốn trở thành chuyên gia phân tích hay tư vấn đầu tư.

Trở thành CFA Charterholder

Xuất phát từ chuyên ngành Kinh tế quốc tế, anh Minh Hoàng cũng có nhiều khó khăn khi theo đuổi CFA. Vào thời điểm chứng chỉ này chưa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam, anh quyết định tự học Level 1, Level 2. Đó là hành trình đòi hỏi rất nhiều cố gắng, bởi thiếu kiến thức nền tảng về tài chính và rào cản ngôn ngữ.

Có những công thức hoàn toàn xa lạ khiến anh phải mày mò tìm hiểu trong thời gian dài, đặc biệt khi ấy các tài liệu bổ trợ song ngữ không phổ biến như hiện nay. 

Đến Level 3, anh Minh Hoàng quyết định tham gia khóa học tại trung tâm để dễ dàng thảo luận cùng bạn bè và nhận sự hướng dẫn từ giảng viên. Nhờ vậy, anh biết thêm được nhiều kinh nghiệm giải đề, có góc nhìn mới mẻ trước các case – study và mở rộng Network. Tới 2018, sau hơn 4 năm “bén duyên” theo đuổi chứng chỉ này, anh đã chinh phục hoàn toàn 3 Level CFA và trở thành CFA Charterholder.

phương pháp học CFA

Theo viện CFA thống kê, trung bình cần 300 giờ để một ứng viên sẵn sàng cho mỗi kỳ thi. Con số này bao hàm kết quả khảo sát với cả Native Speaker (người nói tiếng Anh bản xứ) và người đã có nền tảng kiến thức tài chính. Vậy nên, các bạn trái ngành muốn tự học CFA phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với những bất lợi nhất định.

Tuy nhiên, chỉ cần quyết tâm và đam mê lĩnh vực đầu tư tài chính, bạn hoàn toàn có thể chinh phục CFA. Nếu trái ngành, bạn nên tranh thủ chuẩn bị sớm tiếng Anh và nền tảng kiến thức. Học Level 1 từ sinh viên sẽ tiết kiệm thời gian và cho chúng ta nhiều cơ hội luyện tập các dạng bài quan trọng mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn có thể đăng ký các khóa học CFA để nhận được sự hướng dẫn của giảng viên. Khó khăn sẽ không tránh khỏi nhưng nếu xây dựng kế hoạch học tập cùng phương pháp phù hợp ngay từ đầu, “team trái ngành” hoàn toàn có thể bắt kịp với “dân chuyên”.

Cảm ơn anh Ngô Minh Hoàng về những chia sẻ rất thú vị xoay quanh ứng dụng của CFA trong thực tế. Thời gian tới, SAPP Academy sẽ phối hợp cùng các giảng viên đem tới nhiều nội dung hữu ích hơn nữa. Đừng bỏ lỡ nhé!

 

Xem thêm:

Hệ Thống Các Môn Học Khóa Học CFA

[SAPP Academy] Trọn bộ từ điển 10 môn học trong CFA

[Free] Pre-CFA Level 1 – Tất tần tật 10 môn học trong CFA Level 1

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Quantitative Methods Là Gì? Sơ Lược Môn Quantitative Methods CFA

Quantitative Methods là một trong những môn học quan trọng của chương trình CFA, cung...

[Mới Nhất] Những Thay Đổi Chính Thức Trong Kỳ Thi CFA Từ Năm 2024

Mới đây, Viện CFA đã chính thức công bố loạt cập nhật cho chương trình...

Chứng Chỉ Tiền Gửi Là Gì? Có Nên Mua Chứng Chỉ Tiền Gửi?

Tất tần tật từ A - Z thông tin về chứng chỉ tiền gửi là...

【EQUITY INVESTMENT LÀ GÌ】- Tất Tần Tật Về Equity Investment

Equity Investment là môn học chiếm tỷ lệ khá cao trong cả 3 level của...

So sánh đầu tư trực tiếp (FDI) và Đầu tư gián tiếp (FPI)

Nhiều nhà đầu tư hiện nay chưa phân biệt được sự giống và khác nhau...

Đầu tư công là gì? Tác động của đầu tư công đến nền kinh tế

Bạn muốn hiểu rõ "đầu tư công là gì?” Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn...

Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính chuẩn nhất

Vốn chủ sở hữu là gì? Nguồn vốn này gồm những thành phần nào? Công...

Lạm phát – Nhà đầu tư cần thận trọng

Lạm phát có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tồi tệ đến toàn bộ hệ...