CFA20/06/2024

Vốn Lưu Động Ròng Là Gì? Cách Tính Như Thế Nào?

Vốn lưu động ròng là yếu tố thường được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nợ và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người làm ngành Tài chính – Đầu tư rất cần thấu hiểu loại vốn doanh nghiệp này để có những quyết định đúng đắn. SAPP Academy sẽ chia sẻ tất tần tật về dòng vốn ròng này.

1. Vốn lưu động ròng là gì?

Vốn lưu động ròng (VLĐR) còn được gọi với tên tiếng anh là Net Working Capital. Đây là một chỉ số tài chính được dùng để đánh giá khả năng quản lý tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số vốn lưu động ròng là sự chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên với tổng tài sản đầu tư dài hạn và tài sản cố định. 

2. Ý nghĩa và vai trò của vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng là một chỉ số tài chính quan trọng trong kinh doanh với nhiều ý nghĩa và vai trò. VLĐR ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một nguồn vốn lưu động ròng tốt giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động, đầu tư vào cơ hội mới và mở rộng quy mô kinh doanh một cách bền vững.

Doanh nghiệp có chỉ số vốn lưu động ròng dương cho thấy khả năng sử dụng tài nguyên tài chính hiệu quả, đáp ứng các hoạt động ngắn hạn. Còn đối với chỉ số VLĐR âm, doanh nghiệp đang gặp vấn đề về khả năng thanh toán nợ. Đối tác và nhà đầu tư sẽ dựa trên số vốn lưu động ròng trước khi quyết định đầu tư. 

3. Cách tính vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng chuẩn xác được tính theo từng bước cụ thể và chi tiết. Bạn cần phải biết giá trị của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn là các tài sản có thể chuyển thành tiền trong khoản thời gian ngắn. Nó sẽ gồm các khoản tiền mặt, khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, khoản phải thu ngắn hạn,… Và cả các tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền, ví dụ như chứng khoán dễ dàng bán ra.

  • Nợ ngắn hạn sẽ là các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải trả hoặc giải quyết trong vòng một năm kể từ ngày lập bảng cân đối kế toán. Nó bao gồm các khoản phải trả, tiền lương phải trả, lãi vay phải trả, doanh thu hoãn lại,…

Cùng với định nghĩa, chúng ta sẽ có các tính vốn lưu động ròng dựa vào: 

VLĐR = Tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn) – Nợ ngắn hạn. 

Cách tính vốn lưu động ròng

4. Công thức tính vốn lưu động ròng doanh nghiệp

Vốn lưu động ròng doanh nghiệp được tính dựa trên báo cáo tài chính sau một kỳ kế toán. Công thức tính VLĐR có các thành phần chính là hàng tồn kho, các khoản phải thu, và các khoản phải trả. 

Công thức tính vốn lưu động ròng: 

VLĐR = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu – Khoản phải trả

Công thức tính vốn lưu động ròng doanh nghiệp

Trong đó:

  • Hàng tồn kho được đo lường thông qua DIO với số ngày tồn kho hàng của hàng tồn kho.

  • Khoản phải thu được đo lường thông qua DSO , so với Số ngày Doanh số chưa thanh toán.

  • Các khoản phải trả được đo lường thông qua DPO so với số ngày phải trả.

5. Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp là bao nhiêu là đủ?

Mức vốn lưu động ròng cần thiết cho một doanh nghiệp không có một con số cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó sẽ bao gồm loại hình kinh doanh, quy mô hoạt động, chu kỳ kinh doanh và tình hình tài chính cụ thể. 

Tuy nhiên, vốn lưu động ròng đủ cần phải đảm bảo khả năng của doanh nghiệp trong việc:

  • Thanh toán nợ ngắn hạn: Mức vốn lưu động ròng đủ cần phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn một cách linh hoạt và đúng hạn.

  • Duy trì hoạt động hàng ngày: Phải đủ để duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày mà không gặp khó khăn đáng kể trong việc quản lý tài chính.

  • Đáp ứng nhu cầu kinh doanh: Cung cấp một mức vốn lưu động ròng đủ để đáp ứng nhu cầu cụ thể của hoạt động kinh doanh, như chu kỳ thu chi và chu kỳ chuẩn bị hàng tồn kho.

Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải theo dõi thường xuyên các chỉ số liên quan đến vốn lưu động ròng bởi chúng liên quan mật thiết với khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh và xác định mức vốn lưu chuyển ròng đủ là một quá trình liên tục, yêu cầu việc quản lý tài chính hiệu quả và theo dõi chặt chẽ trong mỗi giai đoạn hoạt động kinh doanh.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin kiến thức về vốn lưu động ròng doanh nghiệp. Người làm trong ngành Tài chính – Đầu tư và chủ doanh nghiệp cần phải nắm vững để có những quyết định chính xác nhất.

Nếu bạn đang tìm kiếm một “người đồng hành” trên hành trình chinh phục thành công CFA để có được định hướng học tập và luyện thi CFA phù hợp nhất, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP, giải pháp chinh phục CFA toàn diện, tối ưu “trọn gói – tiết kiệm – cá nhân hóa”, thiết kế theo khung năng lực của từng cá nhân ngay cả người trái ngành.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.cfaonline

cfaonline

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Tất Tần Tật Về Chính Sách Hoãn Thi, Hủy Thi Và Hoàn Tiền Cho Kỳ Thi CFA

Hiện nay, viện CFA đã cập nhật thêm chính sách mới về việc hoãn thi,...

Ngành Tài Chính Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Lĩnh Vực Tài Chính

Ngành tài chính là gì? Cần đảm bảo những yếu tố gì để phát triển...

Tháp Tài Sản Là Gì? Kinh Nghiệm Quản Trị Tài Chính Thành Công

Tất tần tật thông tin về tháp tài sản là gì? Những kinh nghiệm quản...

【QUANTITATIVE LÀ GÌ】- Phân Biệt Quantitative Research Và Qualitative

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc nghiên cứu là...

[Mới Nhất] Những Cập Nhật Chính Thức Trong Kỳ Thi CFA Từ Năm 2024

Viện CFA chính thức công bố một vài thay đổi đáng kể cho kỳ thi...

Khóa Học CFA Online Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao – Học Phí

Khóa học CFA Online từ cơ bản đến nâng cao là khoá học được nhiều...

[Mới Nhất] Tổng Hợp Cập Nhật Chính Thức Trong CFA Curriculum 2024

Mới đây, Viện CFA đã chính thức công bố toàn bộ các thay đổi trong...

Inventory turnover là gì? Cách tính vòng quay hàng tồn kho

“Inventory turnover” là thuật ngữ quen thuộc xuất hiện trong các báo cáo tài chính,...