CMA13/08/2024

Bật mí 2 cách tính ROI trong kế toán quản trị

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng cạnh tranh, khả năng đánh giá đúng mức độ sinh lời của các khoản đầu tư có thể là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. ROI là một trong những chỉ số quan trọng nhất mà các doanh nghiệp sử dụng để đo lường hiệu quả và thành công của các khoản đầu tư. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc hiểu rõ cách tính ROI giúp tối ưu hóa nguồn lực, cung cấp cái nhìn sâu sắc về lợi nhuận và rủi ro của các dự án.

Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính ROI trong kế toán quản trị, giúp bạn có thể áp dụng nó một cách hiệu quả trong quản lý và điều hành doanh nghiệp của mình.

ROI là gì?

ROI, viết tắt của Return On Investment, là một công cụ đắc lực giúp bạn đánh giá hiệu quả sinh lời của một khoản đầu tư. Nó cho phép bạn so sánh lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư khác nhau. Nói một cách đơn giản, ROI thể hiện mức độ sinh lời bạn đạt được so với số tiền vốn bỏ ra. Nó giống như thước đo “lợi nhuận trên từng đồng vốn đầu tư”, giúp bạn dễ dàng hình dung hiệu quả đầu tư của mình.

Ngoài tên gọi ROI phổ biến, chỉ số này còn được biết đến với nhiều thuật ngữ khác như: tỷ lệ hoàn vốn, tỷ suất hoàn vốn, hiệu suất đầu tư, hiệu suất sử dụng vốn, lợi tức đầu tư,…

Định nghĩa tỷ lệ ROI

Công thức tính ROI

Để tính toán chỉ số ROI (Return on Investment) một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể áp dụng hai công thức phổ biến sau đây:

Công thức 1

ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100%

Giải thích các yếu tố trong công thức:

  • Lợi nhuận ròng (hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế): Là tổng doanh thu trừ đi tất cả các khoản chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi và thuế.
  • Chi phí đầu tư: Bao gồm tất cả các khoản chi phí bỏ ra cho khoản đầu tư, ví dụ như giá mua tài sản, chi phí sửa chữa, chi phí lãi vay,…

Ví dụ:

Công ty X đầu tư 10 tỷ đồng vào việc mua sắm máy móc thiết bị mới cho nhà máy sản xuất. Sau 1 năm hoạt động, công ty thu được doanh thu 20 tỷ đồng và chi trả các khoản chi phí liên quan là 8 tỷ đồng, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí hao mòn,… 

Lợi nhuận ròng của công ty sau 1 năm là: 20 tỷ đồng (Doanh thu) – 8 tỷ đồng (Chi phí) = 12 tỷ đồng.

Vậy ROI của khoản đầu tư này được tính toán như sau: 

ROI = (12 tỷ đồng / 10 tỷ đồng) x 100% = 120%=1,2

Kết quả: ROI 120% cho thấy khoản đầu tư này mang lại hiệu quả cao, vượt xa mức lợi nhuận ban đầu 20%.

Công thức 2

ROI = [ (Lợi nhuận sau cùng – Lợi nhuận ban đầu) / Chi phí đầu tư ] x 100%

Ví dụ: 

Doanh nghiệp Y triển khai một chiến dịch marketing mới với tổng chi phí đầu tư là 500 triệu đồng. Sau 3 tháng thực hiện, chiến dịch thu hút được 1.000 khách hàng tiềm năng và chốt được 200 đơn hàng, mang lại doanh thu 1 tỷ đồng. Chi phí vận hành chiến dịch trong 3 tháng là 300 triệu đồng. 

  • Lợi nhuận sau cùng của chiến dịch là: 1 tỷ đồng (Doanh thu) – 300 triệu đồng (Chi phí vận hành) – 500 triệu đồng (Chi phí đầu tư ban đầu) = 200 triệu đồng.
  • Lợi nhuận ban đầu của chiến dịch là 0 vì đây là khoản đầu tư mới.

Vậy ROI của chiến dịch marketing này được tính toán như sau:

ROI = [(200 triệu đồng – 0 đồng) / 500 triệu đồng] x 100% = 40%=0,4

Kết quả: ROI 40% cho thấy chiến dịch marketing này mang lại hiệu quả tốt, thu hồi 40% vốn đầu tư ban đầu chỉ sau 3 tháng

2 công thức tính ROI phổ biến

Vì sao ROI quan trọng?

ROI được cho là quan trọng đối với các doanh nghiệp. Dưới đây là 3 lý do để bạn thấy rõ điều này hơn: 

So sánh kết quả giữa các chiến dịch hoặc dự án

ROI cho phép các nhà quản lý so sánh hiệu quả của các chiến dịch hay dự án khác nhau. Bằng cách đánh giá chỉ số ROI của từng chiến dịch, doanh nghiệp có thể xác định được những dự án nào có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao nhất. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí và triển khai các chiến lược bán hàng hiệu quả bằng cách so sánh ROI với các khoản đầu tư khác. Điểm quan trọng là doanh nghiệp nên tập trung vào các chiến dịch có ROI dương, tránh các dự án có ROI âm để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Phân tích hiệu quả đầu tư dựa trên ROI

Chỉ số ROI cung cấp thông tin chi tiết về mức độ hiệu quả của các hoạt động trong dự án hoặc chiến dịch. Việc này giúp các nhà quản lý đánh giá được mức độ thành công của từng hoạt động, ví dụ như tỷ lệ chuyển đổi, số lượng bán hàng, doanh thu, và những yếu tố quan trọng khác. Nhờ vào phân tích này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh và tối ưu hóa các hoạt động để đạt được kết quả tối đa.

Dễ dàng thực hiện tính toán

Việc tính toán ROI rất đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần áp dụng công thức đơn giản là lợi nhuận chia cho tổng chi phí đầu tư vào chiến dịch. Điều này giúp các nhà quản lý đưa ra các mục tiêu cụ thể và định hướng cho các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Bằng cách tính toán ROI, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đầu tư và phát triển chiến lược kinh doanh một cách chính xác và khoa học.

Vì sao ROI quan trọng?

Ý nghĩa của chỉ số ROI

Như đã nói, chỉ số ROI thường được các doanh nghiệp sử dụng để đánh giá hiệu quả của các hoạt động đầu tư. Nếu ROI càng cao, khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng lớn. Ngược lại, nếu ROI nhỏ hơn 0, doanh nghiệp đang thua lỗ.

Chỉ số ROI dương

Khi chỉ số ROI dương, đây là tín hiệu tích cực cho thấy khoản đầu tư của doanh nghiệp đang mang lại hiệu quả, doanh thu bán hàng cao hơn chi phí đầu tư. Tức doanh nghiệp đã:

  • Chiến lược đầu tư đúng đắn, doanh nghiệp đã lựa chọn đúng lĩnh vực, sản phẩm/dịch vụ phù hợp với thị trường và nhu cầu khách hàng. 
  • Quản lý tài chính hợp lý, doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí sản xuất, kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực.
  • Hoạt động marketing hiệu quả, doanh nghiệp thu hút được lượng khách hàng tiềm năng và chuyển đổi thành khách hàng mua hàng.

Khi ROI dương, doanh nghiệp nên tiếp tục duy trì và phát triển những chiến lược đầu tư hiệu quả. Tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư mới tiềm năng để gia tăng lợi nhuận. Đồng thời mở rộng thị trường và tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

Ví dụ:

Công ty thương mại cổ phần A sở hữu một trang web thương mại điện tử bán hàng hóa theo chủ đề linh kiện điện tử và đồ dùng công nghệ. 

Với mục đích chung của đội marketing, mong muốn tăng doanh thu bán hàng, thông qua tăng độ nhận diện thương hiệu trên web TMĐT, cũng như thu hút khách hàng tiềm năng. Vì vậy, doanh nghiệp A quyết định đầu tư thực hiện một số chiến dịch quảng cáo thông qua mạng xã hội. 

Với ngân sách 10 triệu VND, doanh nghiệp sử dụng cho việc chạy quảng cáo trên các nền tảng và phương tiện truyền thông xã hội, nhân dịp MỪNG SINH NHẬT 10 NĂM vào trang web sản phẩm của công ty.

Khi chiến dịch kết thúc, Công ty A tính toán lợi nhuận ròng và biết rằng trang web đã thu về được lợi nhuận ròng là 50 triệu VND so với cùng kỳ năm ngoái từ nguồn quảng cáo. 

Từ đó, Công ty A có thể tính chỉ số ROI của A sau quảng cáo là:

ROI = (50 triệu / 10 triệu ) x 100% = 500%= 5

Như vậy, có thể hiểu rằng với mỗi 1 triệu mà công ty A bỏ ra để chi trả cho quảng cáo, đã nhận lại lợi nhuận ròng là 5 triệu. Được khuyến khích bởi chỉ số ROI dương, doanh nghiệp có thể bắt đầu lập ngân sách cho một khoản chi tiêu tăng thêm đối với việc chạy quảng cáo cho dịp mừng sinh nhật năm sau.

Ý nghĩa của chỉ số ROI dương

Chỉ số ROI âm 

Ngược lại, khi ROI của doanh nghiệp rơi vào trạng thái âm, đây là dấu hiệu cảnh báo cho thấy khoản đầu tư của doanh nghiệp đang không hiệu quả, doanh thu bán hàng thấp hơn chi phí đầu tư. 

  • Chiến lược đầu tư sai lầm, doanh nghiệp lựa chọn sai lĩnh vực, sản phẩm/dịch vụ hoặc đầu tư vào thị trường tiềm năng thấp.
  • Quản lý tài chính chưa hiệu quả, doanh nghiệp chi tiêu quá nhiều cho các khoản không cần thiết, dẫn đến lãng phí nguồn lực.
  • Hoạt động marketing yếu kém, doanh nghiệp không thu hút được khách hàng tiềm năng hoặc tỷ lệ chuyển đổi thấp.

Để khắc phục trạng thái ROI âm, doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân dẫn đến ROI âm. Đưa ra các biện pháp điều chỉnh chiến lược đầu tư phù hợp. Cắt giảm chi phí không cần thiết, tối ưu hóa nguồn lực. Và tăng cường hoạt động marketing để thu hút khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: 

Tiếp tục từ ví dụ trên, Với ngân sách 10 triệu cho việc quảng cáo đa nền tảng. Công ty A chi trả 5 triệu cho quảng cáo Facebook và 5 triệu cho quảng cáo Google. 

Với quảng cáo Facebook, Công ty A chỉ thu về 4 triệu doanh thu, với quảng cáo Google, Công ty A có thể thu về 46 triệu doanh thu trong dịp MỪNG SINH NHẬT 10 NĂM.

Vậy chỉ số ROI của 2 kênh như sau:

  • ROI Facebook = [ (4 triệu – 5 triệu) / 5 triệu ] x 100 = -20% = – 0,2
  • ROI Google = [ (46 triệu – 5 triệu) / 5 triệu ] x 100 = 820% = 8,2

Chỉ số ROI Facebook âm: Điều này cho thấy rằng chi phí quảng cáo Facebook cao hơn doanh thu mà công ty A thu được từ nguồn quảng cáo này. Việc tiếp tục đầu tư vào kênh quảng cáo mang lại hiệu quả thấp như vậy là không hợp lý và có thể dẫn đến thua lỗ cho công ty.

Quảng cáo Google có tiềm năng hiệu quả hơn: Google là nền tảng tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới, thu hút lượng lớn người dùng tiềm năng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty A. Do đó, quảng cáo trên Google có thể giúp công ty A tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơntăng khả năng chuyển đổi thành khách hàng mua hàng.

Từ chỉ số ROI, quyết định của công ty A là ngừng quảng cáo Facebook và đầu tư vào quảng cáo Google. Đây là một bước đi đúng đắn để tối ưu hóa chi phí marketingtăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, công ty A cần tiếp tục nghiên cứulựa chọn chiến lược quảng cáo phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất trên Google.

Ý nghĩa của chỉ số ROI âm

Ưu nhược điểm khi áp dụng chỉ số ROI

Ưu điểm

Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư

ROI giúp doanh nghiệp so sánh hiệu quả đầu tư của các dự án khác nhau, ánh giá tiềm năng sinh lời của các dự án đầu tư khác nhau từ đó lựa chọn những dự án mang lại lợi nhuận cao nhất để tiếp tục đầu tư và khai thác tiềm năng. ROI thể hiện mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp có sử dụng vốn hợp lý để mang lại lợi nhuận hay không. Dựa trên ROI, doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn vốn hợp lý cho các dự án đầu tư, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và tối ưu hóa lợi nhuận. Ngoài ra, chỉ số ROI giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ rủi ro của các dự án đầu tư, từ đó đưa ra biện pháp quản lý rủi ro phù hợp để hạn chế thiệt hại.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Khi chỉ số ROI cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao từ các khoản đầu tư, góp phần gia tăng lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Đồng thời thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng ROI để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, từ đó đưa ra biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp.

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính

ROI cao thu hút nhà đầu tư tiềm năng, giúp doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn cho các hoạt động kinh doanh. ROI cao cũng cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ, đảm bảo an toàn tài chính. Đặc biệt ROI cao góp phần tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cổ đông.

Nhược điểm

ROI không tính đến thời gian

ROI không xem xét thời gian của khoản đầu tư. Một khoản đầu tư với ROI cao trong thời gian ngắn có thể hấp dẫn, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất so với khoản đầu tư dài hạn với ROI ổn định. Nếu một khoản đầu tư có ROI là 20% trong 5 năm và một khoản đầu tư khác có ROI là 15% trong 2 năm, thì việc chỉ dựa vào tính toán ROI cơ bản sẽ không thể xác định được khoản đầu tư nào là tốt nhất. Mặc dù lợi nhuận tổng thể của hai khoản đầu tư là như nhau. Nguyên nhân là vì chỉ số ROI cơ bản không tính đến yếu tố lợi nhuận gộp theo thời gian. Vì thế trong những trường hợp như vậy,sử dụng ROI hàng năm có thể giúp tránh được hạn chế này. 

Công thức tính ROI hàng năm = [(1 + ROI)^1/n – 1] * 100%, trong đó, n là số năm đầu tư.

Giả sử bạn có hai khoản đầu tư A và B:

  • A: Đầu tư 100 triệu đồng, lợi nhuận sau 5 năm là 250 triệu đồng (ROI cơ bản 150%).
  • B: Đầu tư 100 triệu đồng, lợi nhuận sau 3 năm là 180 triệu đồng (ROI cơ bản 80%).

Nhìn vào ROI cơ bản, A có vẻ hấp dẫn hơn B. Tuy nhiên, khi tính toán ROI hàng năm:

  • ROI hàng năm của A: [(1 + 150%)^(1/5) – 1] x 100% ≈ 22.36%.
  • ROI hàng năm của B: [(1 + 80%)^(1/3) – 1] x 100% ≈ 21.58%.

Kết quả: ROI hàng năm của B cao hơn A (21.58% so với 22.36%). Điều này cho thấy B có hiệu quả sinh lời tốt hơn A trong dài hạn.

Không bao gồm đánh giá rủi ro

ROI chỉ tập trung vào lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư mà không tính đến mức độ rủi ro liên quan. Giá trị của khoản đầu tư có thể biến động do những thay đổi trong điều kiện thị trường chung, chẳng hạn như suy thoái kinh tế, lãi suất tăng hoặc bong bóng kinh tế. Những biến động này có thể dẫn đến tổn thất cho nhà đầu tư, ngay cả khi ROI của khoản đầu tư vẫn dương. 

Trong thế giới đầu tư, có một quy luật cơ bản mà nhiều người thừa nhận: lợi nhuận tiềm năng càng cao thì nguy cơ cũng càng lớn. Đây là một nguyên tắc cốt lõi mà các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ khi đưa ra quyết định đầu tư. Dễ dàng thấy cổ phiếu của các công ty có vốn hóa nhỏ thường mang lại tiềm năng lợi nhuận cao hơn so với cổ phiếu của các công ty lớn hơn. Tuy nhiên, cùng với đó là rủi ro lớn hơn đáng kể. Các công ty nhỏ thường không ổn định và dễ bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường.

Xét ví dụ, Một nhà đầu tư thấy rằng ROI của một cổ phiếu công ty nhỏ là 20%, so với ROI của cổ phiếu công ty lớn là 8%. Nếu chỉ dựa vào ROI, nhà đầu tư có thể chọn đầu tư vào công ty nhỏ. Tuy nhiên, công ty nhỏ này có thể gặp khó khăn tài chính và thậm chí phá sản, khiến nhà đầu tư mất toàn bộ vốn. Một nhà đầu tư khác, hiểu rõ về mối quan hệ giữa ROI và rủi ro, có thể chọn một danh mục đầu tư đa dạng hóa với ROI trung bình 10% nhưng rủi ro được phân tán. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ mất mát lớn.

Như đã đề cập trước đó, chỉ số ROI chỉ tập trung vào tỷ lệ lợi nhuận thu được so với tổng chi phí đầu tư mà không đánh giá mức độ rủi ro liên quan. Nếu nhà đầu tư chỉ dựa vào ROI mà không xem xét đến rủi ro, quyết định đầu tư có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Sự biến động và không chắc chắn của lợi nhuận thực tế có thể khác xa so với kết quả dự kiến nếu rủi ro không được xem xét đầy đủ. Điều này đặc biệt quan trọng trong các khoản đầu tư có ROI cao nhưng cũng đi kèm với mức độ rủi ro cao

Phụ thuộc vào giá trị ước tính trong tương lai

Tính toán ROI thường dựa trên dự đoán về lợi nhuận trong tương lai, điều này có thể không chính xác. Các yếu tố bên ngoài như thay đổi kinh tế, chính trị, hay thị trường có thể ảnh hưởng đến kết quả thực tế. Vì thế các nhà đầu tư phải chú ý, tránh bị cuốn hút chỉ bởi ROI tiềm năng cao mà cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố liên quan, bao gồm rủi ro, thời gian hoàn vốn và khả năng thực hiện các dự đoán lợi nhuận. 

Thay vào đó, cần kết hợp phân tích cơ bản (như phân tích tài chính doanh nghiệp, ngành nghề, và môi trường kinh doanh) và phân tích kỹ thuật (như xu hướng giá cả, khối lượng giao dịch) để đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.

Ưu nhược điểm của chỉ số ROI

ROI bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROI là một công cụ quan trọng để đánh giá mối quan hệ giữa chi phí ban đầu và lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được. Một tỷ lệ ROI cao cho thấy rằng doanh nghiệp đang thu hồi vốn một cách nhanh chóng và có khả năng đạt được lợi nhuận lớn.

Trong trường hợp chỉ số ROI của doanh nghiệp là 2:1, điều này chỉ đơn giản là doanh nghiệp chỉ mới hòa vốn mà chưa đạt được lợi nhuận. Nếu giá vốn sản phẩm chiếm dưới 50% giá bán, tỷ lệ ROI sẽ cao và doanh nghiệp có thể không cần phải đầu tư nhiều vào hoạt động marketing. Tuy nhiên, nếu giá vốn cao hơn 50% giá bán, tỷ lệ ROI sẽ thấp và doanh nghiệp sẽ cần phải tăng cường hoạt động marketing để kích thích nhu cầu mua hàng từ khách hàng.

Theo Forbes, ROI hàng năm xấp xỉ 7% hoặc cao hơn được coi là tốt cho một khoản đầu tư vào cổ phiếu, đã bao gồm yếu tố lạm phát. Điều này có nghĩa là nếu một khoản đầu tư có thể mang lại lợi nhuận ròng khoảng 7% mỗi năm sau khi điều chỉnh lạm phát, đó là một mức ROI tích cực và có thể coi là thành công. Các chuyên gia hàng đầu về kinh tế cũng đã chia sẻ rằng, không có một mức tỷ lệ ROI cụ thể được coi là lý tưởng cho mọi doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ ROI lý tưởng thường được xem là khoảng 5:1. 

ROI bao nhiêu là tốt

Tuy nhiên, tỷ lệ 5:1 hay 7% cả hai điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như: mức độ chấp nhận rủi ro, ngành nghề, thời gian đầu tư, chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Mức độ chấp nhận rủi ro: Những nhà đầu tư ngại rủi ro thường chấp nhận ROI thấp hơn để đổi lấy sự ổn định và khả năng dự đoán cao hơn trong khoản đầu tư của họ. Họ thường chọn các loại hình đầu tư an toàn như trái phiếu chính phủ hoặc tiền gửi tiết kiệm. Ngược lại những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tìm kiếm ROI cao hơn và sẵn sàng chấp nhận sự không chắc chắn và biến động lớn hơn. Họ có thể đầu tư vào cổ phiếu, start-up, hoặc các tài sản có độ rủi ro cao hơn như tiền điện tử.
  • Thời gian đầu tư: Các khoản đầu tư dài hạn thường yêu cầu ROI cao hơn để bù đắp cho việc buộc vốn trong thời gian dài. Ví dụ, đầu tư vào bất động sản hay quỹ hưu trí thường có ROI cao hơn do thời gian đầu tư kéo dài. Và tất nhiên đầu tư ngắn hạn có thể mang lại ROI thấp hơn nhưng mang lại tính thanh khoản và tính linh hoạt cao hơn. Các khoản đầu tư như giao dịch cổ phiếu ngắn hạn hay quỹ đầu tư ngắn hạn thường có ROI thấp hơn nhưng dễ dàng rút vốn khi cần thiết.
  • Tiêu chuẩn ngành: Ngành công nghệ có thể yêu cầu ROI cao hơn do tốc độ tăng trưởng nhanh và rủi ro cao hơn. Các công ty công nghệ mới nổi thường có ROI cao nhưng cũng đi kèm với rủi ro thất bại lớn. Ngược lại ngành năng lượng hoặc sản xuất: Thường có ROI thấp hơn do yêu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn và thời gian hoàn vốn dài hơn. Hoặc ngành dịch vụ tài chính có thể có ROI trung bình đến cao do tính cạnh tranh cao và nhu cầu liên tục trong nền kinh tế.
  • Chiến lược kinh doanh: Các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh khác nhau sẽ có mức ROI khác nhau. Ví dụ, một doanh nghiệp tập trung vào tăng trưởng nhanh có thể chấp nhận ROI thấp hơn trong ngắn hạn để đạt được mục tiêu dài hạn.

Cách cải thiện chỉ số ROI

Cải thiện ROI cho doanh nghiệp là một mục tiêu quan trọng, và có nhiều chiến lược khác nhau có thể được áp dụng để đạt được điều này. Dưới đây là những phương pháp chính để cải thiện ROI mà bạn đã nêu:

Kết hợp ROI với đòn bẩy tài chính

Sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng vốn đầu tư có thể làm tăng chỉ số ROI nếu các khoản đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, cần thận trọng vì đòn bẩy tài chính cũng có thể khuếch đại khoản lỗ nếu hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư không hiệu quả. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính nên đi kèm với kế hoạch quản lý rủi ro chi tiết để tránh các rủi ro tài chính không lường trước.

Tăng giá trị vòng đời khách hàng 

Tăng giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) có thể là một cách hiệu quả để tăng ROI cho doanh nghiệp. Bằng cách nâng cao sự hài lòng và trung thành của khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra một hệ sinh thái mua sắm và tương tác với khách hàng đáng giá.

  • Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng: Đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp luôn đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Chất lượng cao sẽ tạo ra ấn tượng tích cực và giữ chân khách hàng.
  • Tạo ra các chương trình khuyến mãi: Cung cấp các ưu đãi, giảm giá, quà tặng hoặc các chương trình khuyến mãi khác để khích lệ khách hàng quay lại và mua sắm thêm.
  • Chăm sóc khách hàng: Xây dựng một hệ thống chăm sóc khách hàng hiệu quả, từ việc hỗ trợ sau bán hàng đến việc gửi email chia sẻ kiến thức, chia sẻ mẹo sử dụng sản phẩm, và lắng nghe phản hồi của khách hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ trung thành: Tạo ra một môi trường giao tiếp mở cửa và chân thành với khách hàng, xây dựng một mối quan hệ trung thành và tin cậy. Khách hàng sẽ cảm thấy đánh giá và trân trọng hơn khi nhận thấy họ được quan tâm.
  • Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: Đảm bảo rằng quy trình mua hàng, giao hàng và dịch vụ hỗ trợ được thực hiện một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất có thể, từ đó tạo ra một trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Giá trị vòng đời của khách hàng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số ROI mà còn đến doanh thu tổng cộng của doanh nghiệp. Thật ra, nhiều doanh nghiệp hiện nay tập trung quá nhiều vào việc thu hút khách hàng mới mà quên mất việc chăm sóc những khách hàng trung thành. Tuy nhiên, chính những khách hàng này, thường xuyên sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, mới là nguồn lợi nhuận quan trọng nhất cho doanh nghiệp.

Đối với nhóm khách hàng tiềm năng (khách hàng mới), doanh nghiệp thường phải chi tiêu một lượng lớn nguồn lực vào các chiến lược tiếp thị để thu hút họ. Ngược lại, việc nuôi dưỡng và chăm sóc khách hàng trung thành chỉ đòi hỏi chi phí rất ít. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đủ tốt, họ sẽ trở thành những người đưa tin tức về sản phẩm của bạn miễn phí đến với người khác. Qua cách tiếp thị này, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn tăng doanh thu, cải thiện chỉ số ROI một cách đáng kể.

Giảm chi phí

Giảm chi phí thông qua việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, cắt giảm chi phí không cần thiết, đàm phán giá với nhà cung cấp, và áp dụng công nghệ, doanh nghiệp có thể tăng ROI bằng cách tăng cường lợi nhuận và giảm rủi ro tài chính.

  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Sử dụng công nghệ mới và hiện đại để tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng hiệu suất và giảm thời gian sản xuất. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Cắt giảm chi phí không cần thiết: Đánh giá và loại bỏ các chi phí không cần thiết và không tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Điều này có thể bao gồm việc giảm bớt chi phí quản lý, chi phí hành chính, hoặc chi phí marketing không hiệu quả.
  • Đàm phán giá với nhà cung cấp: Tìm cách đàm phán giá với các nhà cung cấp để có được mức giá tốt nhất cho nguyên vật liệu, hàng hóa hoặc dịch vụ. Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển và chi phí mua hàng, từ đó tăng lợi nhuận.
  • Ứng dụng công nghệ để tăng năng lực: Sử dụng công nghệ thông tin và các công cụ kỹ thuật số để tối ưu hóa hoạt động bán hàng, marketing và quản lý doanh nghiệp. Công nghệ giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất làm việc, giảm chi phí hoạt động và tăng ROI.

Tăng hiệu quả sử dụng vốn

Một cách khác để tăng ROI đó là doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể: 

  • Đầu tư vào các tài sản có lợi nhuận cao: Đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời cao như bất động sản, chứng khoán, hoặc các dự án đầu tư có tiềm năng sinh lời lớn có thể giúp tăng cường lợi nhuận và tăng ROI của doanh nghiệp.
  • Nâng cao khả năng sản xuất: Đầu tư vào nâng cấp công nghệ và trang thiết bị, đào tạo nhân viên, và tối ưu hóa quy trình sản xuất có thể giúp tăng khả năng sản xuất của doanh nghiệp, từ đó tăng lợi nhuận và ROI.
  • Tối ưu các chiến dịch marketing – bán hàng: Tối ưu hóa các chiến dịch marketing và bán hàng để tăng hiệu suất và hiệu quả của chúng. Điều này có thể bao gồm việc tăng cường chiến lược quảng cáo, cải thiện trải nghiệm khách hàng, và tối ưu hóa quy trình bán hàng để tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.

Cách cải thiện chỉ số ROI

Những sai lầm khi áp dụng ROI

Việc đo lường khi áp dụng chỉ số ROI trong doanh nghiệp thực sự không đơn giản và có thể gặp phải một số sai lầm phổ biến. Theo nghiên cứu của The B2B Institute (Viện Nghiên cứu Marketing B2B) của Linkedin khảo sát ý kiến của hơn 4.000 nhà tiếp thị kỹ thuật, đã tiến hành một phân tích chuyên sâu về việc đo lường ROI trong lĩnh vực B2B. Nghiên cứu cho thấy một số sai lầm khi áp dụng ROI như sau:

Chỉ số được đo lường quá sớm

Việc đo lường chỉ số ROI quá sớm trong chu kỳ bán hàng có thể là một sai lầm đáng chú ý mà nhiều marketer thường gặp phải. Hiện nay chu kỳ bán hàng theo dạng B2B thường kéo dài đến 6 tháng, tuy nhiên, có đến gần 77% marketer cho rằng họ thường tính toán chỉ số ROI sau khi kết thúc một tháng đầu tiên của chu kỳ bán hàng, 55% các marketer tính toán ROI có chu kỳ bán hàng kéo dài từ 3 tháng trở lên. Và điều đặc biệt chỉ có 4% các nhà tiếp thị đo lường ROI trong khoảng thời gian từ 6 tháng trở lên.

Chu kỳ bán hàng

Việc đo lường chỉ số ROI quá sớm có thể dẫn đến việc không nhìn rõ được bức tranh tổng quát về hiệu quả của các chiến dịch marketing. Điều này có thể khiến cho các quyết định dựa trên chỉ số ROI trở nên không chính xác. Để chỉ số ROI có ý nghĩa và đáng tin cậy hơn, việc đo lường và phân tích hiệu suất cần phải được thực hiện suốt chu kỳ bán hàng, không chỉ tập trung vào giai đoạn đầu tiên.

Tuy việc đo lường chỉ số ROI ngay từ đầu có thể giúp định hình chiến lược và điều chỉnh kế hoạch marketing, nhưng để có cái nhìn toàn diện và chính xác, việc theo dõi và đánh giá hiệu suất trong suốt chu kỳ bán hàng là cần thiết. Điều này giúp đảm bảo rằng quyết định được đưa ra dựa trên dữ liệu thực tế và cung cấp cái nhìn toàn diện về hiệu quả của các chiến dịch marketing.

Đánh đồng giữa hai chỉ số ROI và KPI

Theo nghiên cứu, có 42% các nhà marketers xác nhận rằng đã sử dụng chỉ số CPC để làm thước đo ROI. Trên thực tế, CPC không tính đến các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hành động nhấp chuột của khách hàng. Hơn nữa, CPC cũng không cho phép marketer đánh giá sự thay đổi doanh thu trong thời gian dài sau các lần nhấp chuột, mà chỉ có thể đưa ra các dự đoán. Trong trường hợp này, CPL (chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng) được khuyến khích sử dụng như một chỉ số thay thế. Nói chung, thước đo ROI mà doanh nghiệp chọn nên là dữ liệu có thể phản ánh nhiều khía cạnh về hiệu suất nhất, tức là càng toàn diện thì càng có lợi cho doanh nghiệp.

CPC và Lead Gen

Khi nhà tiếp thị đo lường hiệu suất trong thời gian ngắn hơn so với chu kỳ bán hàng thông thường, họ dễ dàng chuyển từ việc phân tích chỉ số KPI (Key Performance Indicators) sang việc đo lường chỉ số ROI (Return on Investment). Đây là sự khác biệt cơ bản giữa hai loại chỉ số này:

KPI (Key Performance Indicators) thường được sử dụng để đo lường và theo dõi các chỉ số hiệu suất trong thời gian ngắn hạn. Trong marketing, các marketer sử dụng KPI để chỉ các chỉ số như lượt truy cập trang web, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ mở email, doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian cụ thể. Những chỉ số này thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất của các chiến dịch marketing và dự án trong thời gian ngắn hơn và có thể dùng để dự đoán mức độ hiệu quả của dự án.

Trong khi đó, chỉ số ROI đo lường lợi nhuận thu được so với số tiền đã đầu tư và được sử dụng để đánh giá hiệu quả của toàn bộ dự án sau khi đã kết thúc. Chỉ số ROI cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra quyết định về việc phân bổ ngân sách trong tương lai và định hình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Thiếu sự tự tin ở các nhà marketer

Sự tự ti của nhà tiếp thị về tính hiệu quả của phép đo ROI mà họ đang sử dụng là một vấn đề phổ biến, với 63% nhà tiếp thị kỹ thuật số thừa nhận rằng họ cảm thấy không tự tin về tính chính xác của báo cáo ROI, tức chỉ có 37% các marketer tự tin với chỉ số ROI của chính mình. Đồng thời, 40% trong số họ cũng cho biết họ không sẵn lòng tiết lộ kết quả của chỉ số ROI khi không được yêu cầu. 

Marketer thiếu sự tự tin vào cách đo lường ROI

Theo Linkedin, có vẻ như sự tự ti của marketer có nguồn gốc từ áp lực nội bộ, nhưng cũng có thể là do sự phức tạp của việc đo lường hiệu quả trong một môi trường trực tuyến, nơi dữ liệu thường xuyên thay đổi và mối quan hệ giữa các biến khá phức tạp. Đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường, việc duy trì sự chính xác trong việc đo lường ROI có thể là một thách thức.

So với việc không cung cấp thông tin thì việc cung cấp thông tin không chính xác cũng không tốt hơn bao nhiêu. Điều quan trọng là nhà tiếp thị cần thúc đẩy sự minh bạch và trung thực trong việc báo cáo về hiệu quả của các chiến lược tiếp thị. Bằng cách này, họ có thể nhận được phản hồi và hỗ trợ từ đồng nghiệp và cấp trên, giúp họ cải thiện và tối ưu hoá các chiến lược tiếp thị của mình. Việc liên tục theo dõi và đánh giá kết quả của các chiến lược tiếp thị là cực kỳ quan trọng để nhận biết những điểm yếu và cải thiện hiệu suất. Điều này cũng giúp tạo ra một quá trình học liên tục, giúp nhà tiếp thị phát triển và thích nghi trong môi trường kinh doanh đầy thách thức này.

Chưa có sự đồng nhất đo lường trong nội bộ

Trong các buổi họp về ngân sách, các nhà marketer thường cần sự hỗ trợ từ chỉ số ROI để minh chứng cho sự hiệu quả của việc chi tiền vào các chiến dịch quảng cáo. Điều này không chỉ giúp họ thuyết phục được về sự cần thiết của các khoản đầu tư, mà còn tăng cơ hội được chấp thuận yêu cầu thay đổi ngân sách trong tương lai. Cũng theo nghiên cứu của viện B2B Linkedin đã chỉ ra rằng hơn một nửa (58%) các nhà tiếp thị đồng ý với quan điểm này. 

Đo lường không đồng nhất

Ngoài ra, những người tiếp thị đo lường chỉ số ROI trong thời gian ngắn sau khi triển khai chiến dịch – thường là trong vòng một tháng hoặc ít hơn – thường phải tham gia vào các cuộc họp về ngân sách ít nhất mỗi tháng một lần, gấp đôi so với tần suất trung bình của đồng nghiệp. Điều này tạo ra áp lực lớn đẩy họ phải nhanh chóng thực hiện quá trình phân tích và đưa ra kết luận về chỉ số ROI.

Kết quả là, báo cáo ROI có thể không phản ánh đầy đủ hoặc chính xác về hiệu suất của chiến dịch, có thể thiếu các thông tin quan trọng. Do đó, quản lý cấp cao của công ty nên theo dõi sát sao tiến độ của các chiến dịch để có thể yêu cầu thông tin phù hợp và đáng tin cậy. Điều này giúp tránh tình trạng áp lực quá mức lên những nhà marketer, từ đó giúp họ làm việc một cách hiệu quả hơn.

Chỉ số ROI trong kế toán quản trị

Cách tính ROI trong kế toán quản trị

Có một điều đặc biệt đó là ROI trong kế toán quản trị và kế toán tài chính giống nhau, cả hai đều xuất phát từ công thức cơ bản ở trên. 

Tính ROI kế toán quản trị được xác định theo công thức sau:

ROI = Lợi nhuận (Profit)/ Vốn sử dụng (Capital Employed)

Tuy nhiên, vốn sử dụng có thể được đo lường theo 2 cách là tài sản ròng và tổng tài sản.

Cách tính ROI trong kế toán quản trị

a. Lợi nhuận sau khấu hao tài sản ròng

ROI = Profit/ Net assets

Xét ví dụ sau:

Doanh nghiệp A với tài sản khấu hao đường thẳng trong vòng 5 năm, lợi nhuận hàng năm giữ nguyên, sử dụng giá trị ròng cuối năm sẽ được tính như sau:

Năm Nguyên giá tài sản ($) Khấu hao

($)

Giá trị ròng

($)

Lợi nhuận

($)

ROI

(%)

0 100,000 100,000 10,000 10
1 100,000 20,000 80,000 10,000 12.5
2 100,000 20,000 60,000 10,000 16.7

Ta thấy rằng, cách tính này phản ánh đúng tình hình thay đổi thực tế tài sản của bộ phận. Tuy nhiên, ROI ở đây tăng dần theo thời gian vì chi phí khấu hao tăng lên dẫn đến giá trị net asset bị giảm. Do đó, người đọc rất dễ bị hiểu nhầm rằng hoạt động của bộ phận đang tốt lên nhưng thực tế nhà quản lý không thay đổi đầu tư gì.

b. Lợi nhuận sau khấu hao tổng tài sản

ROI = Profit/ Gross asset

Xét ví dụ trên, ROI mới là ROI2:

Năm Nguyên giá tài sản ($) Khấu hao

($)

Giá trị ròng ($) Lợi nhuận

($)

ROI (%) ROI2 (%)
0 100,000 100,000 10,000 10 10
1 100,000 20,000 80,000 10,000 12.5 10
2 100,000 20,000 60,000 10,000 16.7 10

Ta thấy rằng, cách tính này đã khắc phục được nhược điểm của cách tính trên. Tuy nhiên, nó lại không xem xét đến tuổi các tài sản. Tài sản dùng qua nhiều năm vẫn còn nguyên giá trị. Thực tế thì các tài sản cũ sẽ tốn nhiều chi phí để sửa chữa, bảo trì nên bộ phận nào có nhiều tài sản cũ chắc chắn lợi nhuận sẽ giảm nên ROI cũng phải giảm tương ứng. Mặt khác, cách tính này cũng không xem xét đến lạm phát và thay đổi công nghệ. Các tài sản mua tại các thời điểm khác nhau thì giá trị cũng khác nhau.

Ý nghĩa của ROI trong Kế toán quản trị

Ý nghĩa của ROI trong kế toán quản trị

Chỉ số ROI trong quản trị cũng mang lại những ý nghĩa quan trọng tương tự như trong lĩnh vực tài chính. Dưới đây là một số ý nghĩa của ROI trong quản trị:

Định hình chiến lược kinh doanh

Chỉ số ROI giúp nhà quản trị xác định và điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với chiến lược chung của công ty và quan điểm cá nhân. Bằng cách đánh giá hiệu suất các dự án và hoạt động thông qua ROI, họ có thể quyết định phát triển những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao hơn và đồng thời cân nhắc các rủi ro liên quan. Việc sử dụng ROI cho phép nhà quản trị tập trung nguồn lực và nỗ lực vào những hoạt động có tiềm năng tăng trưởng cao, góp phần đạt được các mục tiêu tài chính và chiến lược của công ty.

Quyết định phân bổ nguồn lực 

ROI là một công cụ hữu ích để nhà quản trị quyết định phân bổ nguồn lực công ty vào các dự án hoặc hoạt động khác nhau. Những dự án có ROI cao hơn thường được ưu tiên đầu tư, vì chúng hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. Ngược lại, những dự án có ROI thấp hơn có thể được xem xét lại kỹ lưỡng hoặc thậm chí hủy bỏ, nhằm tránh lãng phí nguồn lực và tối ưu hóa hiệu suất đầu tư. Nhờ đó, ROI giúp đảm bảo rằng nguồn lực của công ty được sử dụng một cách hiệu quả và có lợi nhất.

Đánh giá hiệu suất đầu tư

ROI giúp nhà quản trị đánh giá hiệu suất của các dự án hoặc hoạt động, từ đó quyết định có nên đầu tư vào chúng hay không. Các quyết định đầu tư dựa trên mức độ sinh lợi dự kiến so với rủi ro và chi phí. Những dự án có ROI cao và rủi ro thấp thường được ưu tiên đầu tư, trong khi những dự án có ROI thấp hoặc rủi ro cao cần được xem xét cẩn thận. Bằng cách này, nhà quản trị có thể tối ưu hóa việc sử dụng vốn và đảm bảo rằng các khoản đầu tư mang lại giá trị cao nhất cho công ty.

Giải quyết vấn đề tài chính

Khi đối mặt với vấn đề tài chính của một hoạt động hoặc dự án, ROI có thể được sử dụng để đánh giá và đưa ra các quyết định hợp lý nhằm tối ưu hóa hiệu suất tài chính. Thông qua phân tích ROI, nhà quản trị có thể xác định những hoạt động nào đang mang lại lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí và rủi ro, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện hoặc điều chỉnh. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, giảm thiểu chi phí không cần thiết, và tập trung vào những hoạt động mang lại giá trị cao hơn.

Kết bài

Tóm lại, ROI trong kế toán quản trị hay bất cứ ngành nghề nào cũng là một công thức đơn giản và dễ áp dụng để tính hiệu quả kinh doanh. Bỏ qua những hạn chế, chẳng hạn như không xem xét thời gian nắm giữ của một khoản đầu tư và không điều chỉnh theo rủi ro. Chỉ số ROI cung cấp một cách nhanh chóng và rõ ràng để xác định hiệu quả sinh lời của các khoản đầu tư, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. ROI vẫn là thước đo chính mà các nhà phân tích kinh doanh sử dụng để đánh giá và xếp hạng các lựa chọn đầu tư khác nhau.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có cần kế toán quản trị?

Các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thường cho rằng kế toán...

Phương pháp Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Khả năng sinh lời là yếu tố quan trọng đối với một doanh nghiệp, là...

Kế toán giá thành – Bạn đã biết gì về vị trí công việc này?

Kế toán giá thành đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thành công...

CFO KPIs – Đâu là những chỉ số hiệu suất “đúng” cho CFO?

Cũng như những vị trí khác trong doanh nghiệp, CFO cũng cần có những KPIs...

CFO là gì? “Phác hoạ” chân dung một CFO “cấp tiến”

CFO – Giám đốc Tài chính là chức vụ quản lý tài chính cao nhất...

Chi phí gia công hạch toán như thế nào đúng với Luật định?

Chi phí gia công hạch toán như thế nào cho đúng với Luật định? Bài...

# Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Hướng dẫn lập báo cáo tài chính...

Định khoản kế toán và quy trình chi tiết [Cập nhật 2024]

Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô, và vai...