CMA20/06/2024

Chứng Chỉ CMA Hoa Kỳ Là Gì? Chứng Chỉ CMA Hoa Kỳ Dành Cho Ai?

CMA Hoa Kỳ được coi là “bảo chứng vàng” về kiến thức và năng lực làm việc trong lĩnh vực Kế toán quản trị, Tài chính được nhiều nhân sự quan tâm nhất hiện nay. Vậy chứng chỉ Hoa Kỳ là gì? Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ dành cho ai? Bài viết dưới đây của SAPP Academy sẽ giúp bạn đọc giải đáp những câu hỏi này.

1. Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ là gì?

Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ có tên tiếng Anh đầy đủ là Certified Management Accountant, đây là chứng chỉ được cấp bởi Viện Kế Toán Quản Trị IMA (Institute of Management Accountants) (*).

(*) Viện Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA là tổ chức nghề nghiệp danh tiếng trên toàn cầu được thành lập vào năm 1919 với hơn 140.000 hội viên đang hoạt động tạo 300 chapters và được công nhận giá trị tại 140 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ được đánh giá là chuẩn mực toàn cầu cho các nhà Kế toán quản trị, tài chính. Sở hữu chứng chỉ CMA Hoa Kỳ là một sự chuẩn bị tốt nhất về năng lực, là đòn bẩy lý tưởng giúp người học khẳng định năng lực chuyên môn khi đặt mục tiêu trở thành Giám đốc tài chính (CFO), Chuyên gia Kế toán – Tài chính, Kế toán trưởng,…tại các công ty lớn, doanh nghiệp FDI, tập đoàn đa quốc gia trong và ngoài nước.

Hiện nay, có rất nhiều chuyên gia sở hữu chứng chỉ CMA Hoa Kỳ đang nắm giữ vị trí Giám đốc tài chính và các vị trị cấp cao trong đội ngũ kế toán và quản trị tài chính tại nhiều tập đoàn danh tiếng hàng đầu thế giới như: Apple, Google, Amazon, Nike, IBM, Microsoft…

Khi theo đuổi chương trình học CMA, người học cần phải tuân thủ theo một bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhất định và không được có hành vi sai trái nhằm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, đẩy các doanh nghiệp vào các rắc rối và không sử dụng trái phép các nguồn lực của công ty.

2. Nội dung chương trình đào tạo CMA Hoa Kỳ

Chương trình đào tạo CMA Hoa Kỳ chủ yếu sẽ tập trung chuyên sâu vào các kiến thức, kỹ năng thiết yếu trong công tác kế toán quản trị, quản trị tài chính, quản lý doanh nghiệp…Từ đó giúp người học xây dựng tư duy và củng cố thêm khả năng đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược dựa trên dữ liệu tài chính, tham mưu đối sách, kế hoạch cho ban lãnh đạo thay vì chỉ thụ động làm những công việc kế toán đơn thuần.

Chương trình đào tạo U.S. CMA bao gồm 2 học phần với 12 môn học chính, cụ thể như sau:

Financial Planning, Performance

And Analytics

Strategic Financial Management

External Financial Report Decisions

(Các nghị quyết về báo cáo tài chính)

Financial Statement Analysis

(Phân tích Báo cáo Tài chính)

Planning, Budgeting and Forecasting

(Lập Kế hoạch, Ngân sách và Dự báo)

Corporate Finance

(Tài chính Doanh nghiệp)

Performance Management

(Quản trị hoạt động)

Decision Analysis

(Phân tích Quyết định)

Cost Management

(Quản trị chi phí)

Risk Management

(Quản trị Rủi ro)

Internal Controls

(Kiểm soát nội bộ)

Investment Decisions

(Quyết định Đầu tư)

Technology and Analytics

(Công nghệ và Phân tích)

Professional Ethics

(Đạo đức Nghề nghiệp)

3. Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ dành cho Ai?

Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là các chuyên gia làm trong lĩnh vực kế toán tài chính, phân tích tài chính, quản lý chi phí, kiểm toán nội bộ, tư vấn quản lý và các ngành nghề khác.

Đối tượng phù hợp với chương trình đào tạo CMA Hoa Kỳ, cụ thể:

  • Sinh viên năm cuối Đại học, cao đẳng đã có định hướng trong nghề nghiệp của mình trong tương lai về lĩnh vực kế toán quản trị, quản trị tài chính doanh nghiệp;

  • Những người đang làm việc, hoạt động trong lĩnh vực tài chính mong muốn phát triển trình độ kế toán quản trị và quản trị tài chính của mình theo chuẩn mực toàn cầu;

  • Những người có khát khao thăng tiến, trở thành lãnh đạo, chuyên trong mảnh tài chính kế toán của doanh nghiệp;

  • Các giảng viên giảng dạy về kế toán quản tại tại các trường đại học, chuyên viên tư vấn kế toán quản trị, chuyên viên tư vấn về ERP, Ban lãnh đạo và những người muốn nâng tầm quản trị tài chính nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

Tham khảo ngay khóa học CMA – Con Đường Trở Thành Nhà Quản Trị Tài Chính Chuyên Nghiệp tại SAPP Academy ngay hôm nay tại đây!

Hoặc liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/cma.sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
IRR là gì? Giải đáp khả năng sinh lợi từ một dự án đầu tư

Rất nhiều chủ doanh nghiệp và Kế toán doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi...

Phân tích bảng cân đối kế toán – những chỉ tiêu thường gặp

Phân tích bảng cân đối kế toán giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện...

Cách hạch toán Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)

Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là tài khoản...

CFO và COO – Sự chồng chéo nhiệm vụ có đang diễn ra?

Có khá nhiều người hiện nay nhận định rằng CFO và COO có sự chồng...

Financial Analyst là gì? Giải mã sức hút nghề Phân tích Tài chính

Trong số các vị trí tại lĩnh vực tài chính, Financial Analyst (chuyên gia phân tích...

3 Mô hình Kế toán Quản trị cơ bản và tối ưu nhất hiện nay

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và phức tạp, việc quản lý và...

Báo cáo Tài chính là gì? Các thông tin cần nắm rõ

Báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng trong quản lý tài chính...

CMA Part 2 Section E: Capital Investment Decisions

CMA Part 2 Section E là môn học được đánh giá khó nhất trong kỳ...