CMA Part 2 Section D: Risk Management
Risk Management là môn học chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các học phần của bài thi CMA Part 2. Vậy cụ thể những kiến thức nào sẽ được đề cập trong môn học CMA Part 2 Section D? Học viên có yêu cầu như thế nào để học tốt môn học này? Hãy theo dõi bài viết sau đây!
Tổng quan môn học CMA 2D – Enterprise Risk Management
“Quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management)” được coi là tuyến phòng thủ quan trọng thứ hai của doanh nghiệp, có vai trò không thể phủ nhận trong việc giám sát hoạt động kiểm soát của tuyến đầu tiên (cấp quản lý vận hành), đồng thời xác định và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra. Qua đó, quản trị rủi ro giúp xây dựng và thực hiện các quy trình quản lý rủi ro hiệu quả, nhằm bảo vệ tài sản của doanh nghiệp và phòng tránh các sai sót cũng như hành vi gian lận.
Trong học phần này, học viên sẽ được giới thiệu về quản trị rủi ro, bắt đầu từ khái niệm tổng quan và khung quản trị rủi ro doanh nghiệp COSO (ERM COSO). Học viên sẽ đi sâu vào từng thành phần chính và quan trọng nhất trong khung quản trị rủi ro doanh nghiệp COSO, từ đó có khả năng tự phân tích và đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, dựa trên các tình huống được cung cấp trước.
Phần học này sẽ chỉ ra các phương pháp phân tích rủi ro, cách thu thập và đánh giá dựa trên các yếu tố khác nhau, từ đó học viên có thể phát triển một chiến lược quản trị, giảm thiểu rủi ro cho từng loại rủi ro được xác định trước đó.
Yêu cầu kỹ năng đầu vào đối với môn học
Trong chương trình CMA, sự chú trọng vào kỹ năng tiếng Anh đóng vai trò quan trọng. Mặc dù Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA) không yêu cầu thí sinh phải có bằng chứng chỉ tiếng Anh, nhưng để đạt hiệu suất cao và vượt qua kỳ thi Part 2 CMA, việc sở hữu kỹ năng đọc hiểu cơ bản trong tiếng Anh thường là điều không thể thiếu.
Thêm vào đó, thí sinh cũng cần phải có kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế và tài chính.
Có thể bạn quan tâm: Trọn bộ 400 từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Quản trị tài chính (Part 1)
Nội dung chi tiết học phần CMA Part 2 Section D
Theo Content Specification Outline (CSOs) của Hiệp hội IMA, môn học Enterprise Risk Management được chia làm 4 chapter, bao gồm: Risk management, COSO Enterprise Risk Management (ERM) Framework, Risk Assessment Tools và Risk mitigation strategies and managing risk.
Risk management
Trong chương “Risk management (Quản trị rủi ro)“, học viên sẽ tìm hiểu về các loại rủi ro mà một tổ chức hoặc cá nhân có thể phải đối mặt. Các loại rủi ro này bao gồm rủi ro kinh doanh, rủi ro thanh khoản, rủi ro thảm họa, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro chiến lược, rủi ro pháp lý, rủi ro tuân thủ, rủi ro chính trị, rủi ro tiềm tàng và rủi ro tồn đọng.
Việc hiểu cách quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp có thể hoạt động một cách hiệu quả và gia tăng doanh thu, lợi nhuận.
COSO Enterprise Risk Management (ERM) Framework
“COSO Enterprise Risk Management (ERM) Framework (Khung quản trị rủi ro doanh nghiệp COSO)” – Ở chương này, các bạn sẽ được khám phá về “COSO Enterprise Risk Management Framework”, một khung quản trị rủi ro được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp.
Người học sẽ tìm hiểu về các khái niệm cơ bản liên quan đến khung quản trị rủi ro này, bao gồm các thành phần chính và quan trọng nhất cũng như các bước và đặc điểm của từng thành phần. Từ đó, học viên sẽ có khả năng tự đưa ra đánh giá cho một trường hợp cụ thể dựa trên các nguyên tắc và khái niệm đã được đặt ra. Cuối cùng, học viên cũng sẽ đề cập đến các hạn chế và ưu điểm của việc sử dụng khung quản trị rủi ro ERM này trong doanh nghiệp.
Risk Assessment Tools
Tìm hiểu về quá trình phân tích rủi ro, một phần quan trọng của quản trị rủi ro trong môi trường doanh nghiệp là nội dung của học phần thứ 3. Quá trình này bao gồm việc xác định các yếu tố rủi ro, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, phân loại và đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng rủi ro, cũng như đánh giá tác động tiêu cực có thể xảy ra nếu rủi ro đó xảy ra.
Học viên sẽ học về các công cụ đánh giá rủi ro trong hoạt động doanh nghiệp với hai loại chính: Phương pháp định lượng và phương pháp định tính.
Ngoài ra, học viên cũng sẽ tìm hiểu về quá trình phân loại và ưu tiên hóa rủi ro, phát triển biện pháp phòng ngừa và xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro để giảm thiểu tác động tiêu cực của một hoặc nhiều rủi ro đồng thời. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị và ứng phó hiệu quả với các tình huống rủi ro tiềm ẩn.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 7 nguồn đề thi CMA và các trang thi thử chất lượng
Risk mitigation strategies and managing risk
Trong phần này, học viên sẽ khám phá các phương pháp và chiến lược giảm thiểu rủi ro cũng như cách áp dụng chúng trong một tình huống cụ thể và phân tích, đề xuất giải pháp cho một rủi ro mà doanh nghiệp đang đối mặt.
- Xác định biện pháp phòng ngừa: Các biện pháp này được thiết kế để ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra của các rủi ro. Điều này có thể bao gồm cải thiện quy trình làm việc, đào tạo nhân viên, đầu tư vào hệ thống bảo mật hoặc môi trường làm việc an toàn.
- Thiết lập kế hoạch ứng phó: Kế hoạch ứng phó là các biện pháp đã được lập trước để đối phó với rủi ro khi chúng xảy ra. Trong phần này, bạn sẽ xem xét cách thiết lập kế hoạch ứng phó hiệu quả, bao gồm việc xác định những hậu quả có thể xảy ra và cách xử lý chúng.
- Điều chỉnh chiến lược và quy trình hoạt động: Đôi khi, việc thay đổi chiến lược và quy trình hoạt động của doanh nghiệp là cần thiết để giảm bớt khả năng và ảnh hưởng của rủi ro. Học viên sẽ thảo luận về cách thức điều chỉnh chiến lược kinh doanh và các quy trình hoạt động để tối ưu hóa việc quản lý rủi ro.
Trong tất cả các trường hợp, mục tiêu là giúp học viên xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro linh hoạt và hiệu quả, giúp doanh nghiệp đối phó với các thách thức và rủi ro một cách có hiệu quả nhất.
Từ kỳ thi tháng 9 -10/2024, IMA đã bổ sung nội dung học và thi cho chứng chỉ U.S. CMA nhằm cập nhật kiến thức mới nhất và đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường lao động. Tuy nhiên, trong môn học 2D của CMA Part 2, hiệp hội IMA không có sự thay đổi nào được thực hiện, giữ nguyên nội dung và cấu trúc đã được xác định trước đó.
Học viên sẽ học được gì từ môn học 2D – Enterprise Risk Management?
Sau khi hoàn thành học phần, học viên sẽ có khả năng nắm bắt các vấn đề cốt lõi về quản trị rủi ro, bao gồm:
- Hiểu rõ về rủi ro và tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro trong doanh nghiệp.
- Xác định và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra
- Phát triển chiến lược rủi ro phù hợp cho doanh nghiệp.
- Hiểu biết về quy trình và khung quản trị rủi ro, từ việc xác định đến đánh giá và ứng phó với rủi ro.
- Áp dụng các biện pháp ứng phó rủi ro một cách hữu hiệu và hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro đối với doanh nghiệp.
Môn học cũng cung cấp các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng khung quản trị rủi ro, giúp học viên áp dụng các phương pháp và kỹ thuật tiên tiến trong việc quản lý rủi ro trong tổ chức của họ. Học viên sẽ hiểu rõ về xu hướng của quản trị rủi ro trong tương lai, từ đó có thể áp dụng những kiến thức mới nhất và phát triển các chiến lược quản trị rủi ro tiên tiến để đảm bảo sự bền vững và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh thay đổi liên tục.
Tỷ trọng của môn học 2D trong đề thi CMA Part 2 là bao nhiêu?
Trong kỳ thi CMA Part 2, môn Enterprise Risk Management chiếm tỷ trọng 10% trong đề thi. Về mức độ khó, IMA áp dụng ba cấp độ bao phủ kiến thức từ A đến C, mỗi cấp độ tương ứng với mức độ kỹ năng và hiểu biết khác nhau:
- Cấp độ A: kỹ năng về kiến thức và hiểu biết cơ bản.
- Cấp độ B: kỹ năng về kiến thức, hiểu, ứng dụng và phân tích.
- Cấp độ C: kỹ năng nhận thức, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, và đánh giá.
Các cấp độ bao phủ này được xây dựng dựa luỹ tiến dựa trên các cấp độ trước đó, nên cấp độ C có thể bao gồm các yêu cầu của cả cấp độ A và cấp độ B.
Môn Enterprise Risk Management được đánh giá ở cấp độ C, nghĩa là thí sinh cần có khả năng nhận thức, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện.
Một vài kinh nghiệm học tập, ôn luyện Section D – CMA Part 2
Áp dụng phương pháp Pomodoro để ôn thi CMA Part 2
Phương pháp Pomodoro là một kỹ thuật quản lý thời gian được phát triển bởi Francesco Cirillo vào cuối những năm 1980. Phương pháp này sử dụng đồng hồ bấm giờ để chia thời gian làm việc thành các khoảng thời gian ngắn, được gọi là Pomodoro (khoảng 25 phút), xen kẽ với các khoảng nghỉ ngắn (khoảng 5 phút).
Áp dụng phương pháp Pomodoro vào việc ôn thi chứng chỉ U.S. CMA mang lại nhiều lợi ích. Việc chia nhỏ thời gian học tập giúp bạn tập trung tốt hơn trong từng “Pomodoro”, tránh tình trạng chán nản và mất tập trung khi học liên tục trong thời gian dài. Các khoảng nghỉ ngắn giúp bạn củng cố kiến thức đã học và ghi nhớ thông tin tốt hơn. Phương pháp Pomodoro giúp bạn kiểm soát thời gian học tập hiệu quả, giảm bớt căng thẳng và lo lắng trước kỳ thi.
Tìm kiếm môi trường học tập yên tĩnh, tránh xa các yếu tố gây xao nhãng. Sử dụng đồng hồ bấm giờ hoặc ứng dụng Pomodoro để đảm bảo thời gian học tập hiệu quả. Điều chỉnh thời gian học tập và nghỉ ngơi phù hợp với nhu cầu và khả năng tập trung của bản thân. Kết hợp phương pháp Pomodoro với các phương pháp học tập khác để đạt hiệu quả tối ưu.
Xây dựng một lịch trình học tập chi tiết
Học CMA đòi hỏi việc lên kế hoạch học tập chi tiết và tuân thủ bền bỉ. Việc tạo ra và duy trì một lịch trình học tập chi tiết giúp bạn tổ chức thời gian một cách hiệu quả. Mỗi ngày, bạn nên dành thời gian cho việc ôn lại kiến thức cũ và học những kiến thức mới.
Đặc biệt, việc xác định một khoảng thời gian cố định hàng ngày cho học tập giúp bạn xây dựng một thói quen ổn định. Điều này không chỉ giúp bạn tự chủ mà còn tạo ra sự nhất quán trong việc học tập. Việc tuân thủ lịch trình cũng giúp duy trì động lực và tăng cường ý chí của bạn. Lịch trình học tập không chỉ là một bảng giờ làm việc, mà còn là cam kết với bản thân.
Tổ chức thời gian hợp lý giúp bạn tập trung vào việc tích lũy kiến thức và xây dựng một thói quen làm việc có tự chủ và đều đặn. Điều này giúp bạn duy trì sự nhất quán và động lực trong hành trình học tập dài hạn của mình.
Tận dụng tài liệu học chính thống đã qua sàng lọc của IMA
Học liệu chính thống được biên soạn bởi các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kế toán quản trị, đảm bảo nội dung chính xác, cập nhật và phù hợp với chương trình thi U.S. CMA. Giúp bạn phát triển kiến thức toàn diện về các lĩnh vực liên quan đến kế toán quản trị.
Tham gia các khóa học được IMA công nhận là cách tốt nhất để tiếp cận học liệu chính thống. Bên cạnh đó IMA hợp tác với các nhà xuất bản uy tín trên thế giới để cung cấp giáo trình CMA khác.
Danh sách các nhà xuất bản đối tác của IMA có thể được tìm thấy TẠI ĐÂY!.
Ngoài ra, mời bạn tham khảo thêm: Các tài liệu ôn thi CMA
Kết luận
Việc tự học chứng chỉ CMA là hoàn toàn khả thi, nhưng hầu hết học viên lần đầu học và thi CMA đều sẽ tốn kha khá “chi phí cơ hội” thay vì theo học tại một cơ sở đào tạo chất lượng như tại SAPP Academy – nơi học viên được tư vấn, theo sát lộ trình học CÁ NHÂN HOÁ cũng như cung cấp, hướng dẫn sử dụng các tài liệu học hiệu quả. Và trên hết là những kinh nghiệm quý báu, sự dẫn dắt hiệu quả từ đội ngũ giảng viên chuyên gia với những case study thực tế!
Khám phá chi tiết chương trình đào tạo CMA Hoa Kỳ tại SAPP ngay hôm nay!
Mặc dù “Risk Management” là môn học có tỷ trọng kiến thức thấp nhất trong đề thi, tuy nhiên bạn cũng không thể chủ quan mà bỏ qua những kiến thức thực tế giá trị ấy. Hy vọng những thông tin tổng quan về môn học CMA Part 2 Section D trên đây sẽ giúp bạn lên một kế hoạch học tập phù hợp, hiệu quả và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi CMA sắp tới!
Ở nội dung tiếp theo, hãy cùng SAPP tìm hiểu chi tiết về môn học CMA Part 2 Section E.