CMA20/06/2024

Con đường trở thành giám đốc tài chính trong thời đại MỚI

“Học ngành gì để làm Giám đốc Tài chính?”, “Một CFO cần những gì?” – Dưới đây là một trong những con đường trở thành Giám đốc Tài chính.

Tuy xuất phát điểm và thực tế của mỗi người khác nhau, nhưng SAPP hy vọng những thông tin dưới đây đâu đó sẽ là “mảnh ghép” cần thiết cho bạn vào một thời điểm nào đó!

Cần chuẩn bị những gì để theo đuổi giấc mơ trở thành CFO tương lai?

Cũng giống như những vị trí cấp cao khác, để trở thành một CFO, bạn sẽ phải vượt qua rất nhiều thử thách và đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau. Bởi vì mỗi cá nhân sở hữu những điều kiện và hoàn cảnh riêng biệt, vì thế hành trình thăng tiến lên vị trí Giám đốc Tài chính sẽ mang những “nốt thăng trầm” khác nhau. Điều này dẫn đến việc mỗi người sở sẽ hữu những cơ hội và lựa chọn riêng để hướng đến mục tiêu sự nghiệp của bản thân. Do vậy, lộ trình được trình bày dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Cần chuẩn bị những gì để theo đuổi giấc mơ trở thành CFO tương lai?

Muốn trở thành Giám đốc Tài chính học ngành gì?

Bằng cấp chuyên môn cần có

Nắm vững nền tảng kiến thức trong lĩnh vực tài chính và kế toán là rất quan trọng để trở thành một Giám đốc Tài chính (CFO) thành công. Trình độ học vấn và bằng cấp của CFO thường là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng sự nghiệp và thu hút sự tin tưởng từ các bên liên quan.

  • Với những người học đúng chuyên ngành: Tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu từ các trường cao đẳng, đại học trong các lĩnh vực như Tài chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh là một cách hiệu quả để xây dựng nền tảng kiến thức cần thiết.
  • Với những ai học trái ngành: Lựa chọn học các khóa học hoặc lấy bằng văn bằng 2 trong các chuyên ngành kế toán, tài chính tại các cơ sở có chất lượng đào tạo và uy tín cao.

Bên cạnh những yêu cầu về bằng cấp trong nước như cử nhân tài chính, kế toán, kinh tế, quản trị,… việc tham gia các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế như MBA (Master of Business Administration – Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh) hoặc MBF (Thạc sĩ Tài chính) tại các trường đại học uy tín về lĩnh vực kinh tế sẽ góp phần nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn của bạn, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Giám đốc Tài chính cần học những gì? – Những chứng chỉ quốc tế cần có

Việc học thêm các chứng chỉ kế toán – tài chính chuyên nghiệp là một cách hiệu quả để nâng cao trình độ và tăng cơ hội nghề nghiệp:

  • CMA (Certified Management Accountant – CMA Hoa Kỳ): Tập trung vào quản lý tài chính và quản trị chiến lược, CMA giúp bạn hiểu rõ về quản lý vốn, dự báo tài chính và phân tích chi phí. Những kiến thức này rất quan trọng trong việc quản lý và định hình chiến lược tài chính cho tổ chức.
  • CPA (Certified Public Account): Chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như thuế, kiểm toán, và báo cáo tài chính. CPA là một chứng chỉ quan trọng cho những người muốn làm việc trong lĩnh vực kiểm toán hoặc tư vấn thuế. Tuy nhiên, cũng có nhiều CPA làm việc trong các vị trí quản lý tài chính và CFO.
  • ACCA (Association of Chartered Certified Accountants): Bao gồm một phạm vi rộng hơn và tập trung vào nhiều khía cạnh của kế toán và tài chính, bao gồm cả kế toán tài chính, quản trị tài chính, kiểm toán và quản lý rủi ro.
  • CFA (Chartered Financial Analyst): Tập trung vào phân tích và đầu tư tài chính, giúp cá nhân phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu và ra quyết định đầu tư thông minh.

giám đốc tài chính học ngành gì

Mặc dù tất cả các chứng chỉ kế toán và tài chính quốc tế đều có thể hỗ trợ trong việc trở thành Giám đốc Tài chính (CFO), nhưng sự khác biệt trong lĩnh vực chuyên môn của mỗi chứng chỉ có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Đặc biệt khi bạn sở hữu chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant) thì con đường trở thành Giám đốc Tài chính sẽ rộng mở hơn rất nhiều và đây đang dần trở thành “chuẩn mực” mới mang tầm vóc quốc tế trong lĩnh vực Kế toán quản trị.

  • CMA cung cấp cho cá nhân kiến thức vững về quản lý tài chính, quản trị chi phí, và phân tích tài chính. Những kỹ năng này là cơ sở quan trọng cho vai trò của một CFO, người cần phải có khả năng quản lý tài chính của tổ chức, dự báo và lập kế hoạch tài chính. 
  • CMA giúp người học quản lý chi phí của tổ chức và đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất cũng như khả năng dự báo và phân tích tài chính để đưa quyết định chiến lược và rủi ro. CMA giúp cá nhân hiểu rõ hơn về các phương pháp quản lý chi phí và tối ưu hóa hiệu suất tài chính của công ty.
  • Một trong những nhiệm vụ chính của CFO là định hình và thực hiện chiến lược tài chính của tổ chức. CMA cung cấp cho cá nhân hiểu biết vững về các khía cạnh quản lý tài chính và quản trị chi phí, giúp họ thúc đẩy chiến lược tài chính của tổ chức một cách hiệu quả.

Do đó, nếu bạn đang có định hướng lên vị trí CFO, việc đầu tư thời gian và nỗ lực vào việc hoàn thành chứng chỉ CMA sẽ là một lựa chọn phù hợp.

Kinh nghiệm tích lũy

Các nhà tuyển dụng thường ưu tiên ứng viên cho vị trí CFO có ít nhất từ 10 đến 15 năm kinh nghiệm, đây được coi là thời gian đủ để tích lũy kiến thức và kỹ năng quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực liên quan.

  • Tìm kiếm các chương trình thực tập tại các công ty uy tín trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán. Tận dụng thời gian thực tập để học hỏi kiến thức thực tế, rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thể hiện tinh thần trách nhiệm và khả năng học hỏi nhanh.
  • Bắt đầu với các vị trí chuyên viên trong lĩnh vực tài chính, kế toán hoặc kiểm toán. Tập trung học hỏi và trau dồi các kỹ năng chuyên môn cần thiết cho vị trí CFO như phân tích tài chính, quản trị tài chính, lập kế hoạch ngân sách, quản lý rủi ro. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, lãnh đạo.
  • Phấn đấu lên vị trí trưởng bộ phận: phân tích tài chính, trưởng bộ phận kế toán, trưởng bộ phận kiểm toán. Tích lũy kinh nghiệm quản lý đội ngũ nhân viên, phát triển năng lực và tinh thần làm việc của bộ phận. Tham gia vào việc xây dựng và thực hiện chiến lược tài chính của doanh nghiệp.
  • Đảm nhiệm vị trí CFO cho một doanh nghiệp: Trách nhiệm cho việc lập kế hoạch tài chính, huy động vốn, quản lý dòng tiền, đầu tư, đánh giá rủi ro tài chính. Góp phần vào việc ra quyết định chiến lược và định hướng phát triển của doanh nghiệp.

CFO cần những gì – Đức tính

Trong môi trường tài chính phát triển chóng mặt đầy biến động, nơi mà mỗi quyết định có thể tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng, vai trò của Giám đốc Tài chính (CFO) trở nên vô cùng quan trọng. Không chỉ đảm nhận trách nhiệm quản lý tài chính, CFO còn phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức.

Đạo đức trong lĩnh vực tài chính không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là nguyên tắc cơ bản dẫn dắt những nhà lãnh đạo tài chính vượt qua những tình huống phức tạp khi phải đưa ra quyết định. Điều này giúp đảm bảo tính chính trực và sự đáng tin cậy của họ trong mắt cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan.

  • Tuân thủ các tiêu chuẩn chuyên môn: Đây là bước quan trọng đầu tiên để đảm bảo đạo đức trong công việc tài chính. CFO cần phải nắm vững và tuân thủ các nguyên tắc, quy định, và tiêu chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực của mình, bao gồm cả các quy định pháp lý và quy tắc do tổ chức, ngành nghề, hoặc chính phủ đặt ra.
  • Tích hợp đạo đức vào việc ra quyết định: CFO cần phải tích hợp các giá trị và nguyên tắc đạo đức vào quá trình ra quyết định của mình. Điều này bao gồm việc xem xét không chỉ các khía cạnh tài chính mà còn các yếu tố đạo đức, xã hội và môi trường. Việc đặt các nguyên tắc đạo đức lên hàng đầu khi ra quyết định giúp đảm bảo rằng các hành động của tổ chức không chỉ là hợp pháp mà còn là đạo đức và đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng và môi trường xã hội.

Giám đốc Tài chính là người tiên phong về hành vi đạo đức trong tổ chức. Việc xây dựng một tinh thần đạo đức bắt đầu từ cấp cao nhất và cam kết của CFO đối với các tiêu chuẩn đạo đức sẽ tạo ra một tác động lớn trong toàn bộ bộ phận tài chính và tổ chức. Bằng cách ủng hộ tính minh bạch, trung thực và trách nhiệm giải trình, CFO đặt nền tảng cho văn hóa đạo đức trong tổ chức. Họ không chỉ là những người đứng sau các con số mà còn là những người dẫn đầu bằng ví dụ của mình về cách thức thực hiện kinh doanh một cách đạo đức và trách nhiệm.

Con đường trở thành Giám đốc Tài chính (CFO)

Như đã đề cập ở các phần trước, thông thường để đạt đến vị trí CFO, một người cần một khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm. Thời gian này dành cho việc tích lũy kinh nghiệm, phát triển kiến thức và đạt được các vị trí quan trọng trong lãnh đạo tài chính của doanh nghiệp. Điều này cũng là lý do tại sao độ tuổi trung bình của CFO thường dao động từ 40 đến 50 tuổi.

Trường hợp của Belinda Hogan đã minh chứng, sự nghiệp tài chính không nhất thiết phải tuân theo quy trình và tiến trình cố định. Thế giới kinh doanh và tài chính đang ngày càng trở nên linh hoạt và đa dạng hơn, cho phép các cá nhân có cơ hội phát triển nhanh chóng và thành công ở tuổi trẻ. Sự kỹ năng và năng lực của cô đã được công nhận và cô đã được tín nhiệm để đảm nhận vị trí quan trọng như CFO của Neobank 86 400 ở tuổi 28. Điều này chỉ ra rằng, với kiến thức, kỹ năng và sự quyết đoán, một người trẻ có thể nhanh chóng vươn lên và đạt được thành công trong lĩnh vực tài chính.

Lộ trình phát triển sự nghiệp với xuất phát điểm trong lĩnh vực Tài chính

Lộ trình phát triển sự nghiệp với xuất phát điểm trong lĩnh vực Tài chính

Như nhiều lĩnh vực khác, sự nghiệp trong ngành tài chính cũng thường bắt đầu từ những vị trí cơ bản và tiến lên các vị trí cao hơn theo thời gian.

Khi mới bắt đầu, bạn thường sẽ bắt đầu ở vị trí Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst). Sau khi có kinh nghiệm và thành tựu, bạn có thể được thăng chức lên Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst) hoặc Chuyên viên hoạch định tài chính.

Khi tích lũy đủ kinh nghiệm, bạn có thể tiến lên vị trí Trưởng phòng phân tích tài chính (Financial Analysis Manager). Cao hơn nữa, bạn có thể thăng tiến lên làm Giám đốc kế hoạch tài chính (Financial Planning Associate Director). Điều này đại diện cho bước cuối cùng trong sự nghiệp tài chính, khi bạn đạt được vị trí cao nhất – Giám đốc tài chính.

Đạt đến vị trí Giám đốc Tài chính (CFO) không chỉ là một bước ngoặt quan trọng mà còn là thách thức cao nhất mà một chuyên gia tài chính có thể đối mặt trong sự nghiệp của mình.

Làm Giám đốc Tài chính với xuất phát điểm là Kế toán viên

Nếu bạn bắt đầu từ vị trí kế toán viên, việc đạt được một vài năm kinh nghiệm là rất quan trọng để tích lũy các kỹ năng và kiến thức trong các lĩnh vực như phân tích tài chính, quản trị dòng tiền, quản trị tài chính dự án và lập kế hoạch tài chính. Dưới đây là một lộ trình cụ thể từ vị trí kế toán viên tới CFO có thể tham khảo:

Làm Giám đốc Tài chính với xuất phát điểm là Kế toán viên

Kế toán viên: 0 – 3 năm kinh nghiệm

Bắt đầu từ vị trí kế toán viên là cơ hội để xây dựng nền tảng kiến thức về kế toán và tài chính. Trong thời gian này, bạn sẽ tham gia vào các khóa đào tạo và học hỏi từ những người có kinh nghiệm để hiểu rõ hơn về các quy trình và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này.

Kế toán trưởng: 3 – 5 năm kinh nghiệm

Sau khoảng 3 năm kế toán viên, bạn có thể tiến lên vị trí kế toán trưởng để đảm nhận trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kế toán của công ty. Trong vai trò này, bạn sẽ phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhóm, giúp tăng cường hiệu suất làm việc của đội ngũ kế toán và đảm bảo sự chính xác và minh bạch trong quá trình kế toán của công ty.

Xem thêm: Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng có thể kiêm nhiệm hay thay thế nhau không?

Quản lý tài chính: 5 – 10 năm kinh nghiệm

Trải qua 5 năm kinh nghiệm kế toán trưởng, bạn có thể chuyển sang vị trí quản lý tài chính để đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong việc quản lý tài chính của công ty. Trong vai trò này, bạn sẽ cần có hiểu biết sâu rộng về tài chính doanh nghiệp và khả năng quản lý rủi ro tài chính một cách hiệu quả. Bạn sẽ định hình và thực hiện các chiến lược tài chính để đảm bảo rằng công ty có được nguồn lực tài chính đủ và quản lý chúng một cách bền vững và hiệu quả.

Giám đốc Tài chính (CFO): 10+ năm kinh nghiệm

Khi bạn đã tích lũy được hơn 10 năm kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ, bạn có thể đặt mục tiêu đến vị trí Giám đốc Tài chính (CFO). Trong vai trò này, bạn sẽ chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quản lý tài chính của công ty, bao gồm việc lập kế hoạch tài chính, quản lý nguồn lực tài chính và đưa ra các quyết định chiến lược về tài chính. Đồng thời, bạn cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ CEO và Ban lãnh đạo cao cấp trong việc đưa ra quyết định chiến lược và tài chính chiến lược của công ty.

Lưu ý rằng, thời gian và chức danh có thể biến đổi theo từng công ty, ngành nghề cụ thể và quy mô của tổ chức. Mỗi công ty có thể có cấu trúc tổ chức và lộ trình thăng tiến riêng, do đó, các thời gian và chức danh mà một CFO đạt được có thể khác nhau. Thậm chí, việc thăng tiến cũng phụ thuộc vào nỗ lực và kỹ năng của từng cá nhân, cũng như cơ hội mà môi trường mang đến. Ngoài ra, sự thăng tiến cũng có thể phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như tình hình kinh doanh, chiến lược công ty và thị trường lao động.

Điều quan trọng là mỗi cá nhân cần phải liên tục nỗ lực và làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu cá nhân và sự phát triển trong sự nghiệp của mình – như những tấm gương CFO nổi tiếng dưới đây!

Những Giám đốc Tài chính nổi tiếng và con đường thăng tiến

Những CFO nổi tiếng trên thế giới

Jay Rasulo – Cuộc đời gắn liền với Walt Disney

Xuất thân từ New York, Rasulo đã đạt được tấm bằng kinh tế tại đại học Columbia cùng hai tấm bằng thạc sĩ kinh tế và quản trị kinh doanh tại đại học Chicago. Trước khi gia nhập Walt Disney vào năm 1986, ông đã có thời gian làm việc tại ngân hàng Chase Manhattan và tập đoàn Marriott.

Tại Walt Disney, Rasulo bắt đầu với vai trò giám đốc kế hoạch chiến lược doanh nghiệp trước khi leo lên vị trí phó chủ tịch cấp cao. Ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các doanh nghiệp bất động sản của Walt Disney. Sau đó, ông chuyển sang làm việc tại khu vui chơi giải trí của Disney, trước khi chính thức đảm nhận vai trò phó chủ tịch điều hành của Euro Disney SCA và tham gia quản lý khu nghỉ dưỡng Disneyland tại Paris.

Rasulo cũng đã từng được biết đến là phó giám đốc điều hành và Giám đốc Tài chính của Walt Disney trước khi Christine McCarthy tiếp nối vai trò này vào năm 2015.

Hans Vestberg – Giám đốc Tài chính công ty viễn thông Ericsson

Hans Vestberg là một doanh nhân người Thụy Điển. Ông đã tốt nghiệp bằng cử nhân Quản trị kinh doanh từ Đại học Uppsala. Sự nghiệp của Vestberg bắt đầu khi ông gia nhập Ericsson Cables tại quê nhà Hudiksvall vào năm 1988. Từ đó, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc và thị trường quốc tế, đảm nhiều vị trí quản lý khác nhau cho Ericsson tại các quốc gia như Trung Quốc, Brazil, Mexico và Mỹ.

Trong thời gian từ 1998 đến 2000, Vestberg đã đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính cho Ericsson tại Brazil và sau đó là Bắc Mỹ (từ năm 2000 đến 2002). Ông cũng từng là Chủ tịch Ericsson tại Mexico trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2003.

Vào tháng 1 năm 2010, Vestberg đã trở thành giám đốc điều hành của Ericsson, thay thế cho Carl Henric Svanberg. Trước đó, ông cũng từng là CFO của Ericsson từ năm 2007 đến năm 2009. Sau đó, vào tháng 4 năm 2017, ông đã gia nhập Verizon với tư cách là Phó chủ tịch điều hành của nhóm mạng và công nghệ mới. Trong suốt thời gian làm việc tại Ericsson, Vestberg được công nhận là một trong những CFO hàng đầu thế giới.

Xem thêm: CFO KPIs – Đâu là những chỉ số hiệu suất “đúng” cho CFO?

Một số CFO người Việt tiêu biểu

Ngoài những CFO hàng đầu trên thế giới, Việt Nam cũng đã sở hữu những nhà quản lý tài chính xuất sắc, góp phần quan trọng vào thành công của các doanh nghiệp trong nước. Những CFO này không chỉ là những chuyên gia tài chính đầy tâm huyết mà còn là những người lãnh đạo sáng tạo, luôn tìm kiếm cơ hội và giải pháp đổi mới để đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này thể hiện rõ sức mạnh và tiềm năng của nguồn nhân lực tài năng tại Việt Nam, giúp thúc đẩy nền kinh tế đất nước trở nên mạnh mẽ và bền vững hơn.

Một số CFO người Việt tiêu biểu

Bà Dương Thị Mai Hoa – Cựu CEO kiêm CFO tập đoàn Vingroup

Bà Dương Thị Mai Hoa, sinh năm 1969, là một doanh nhân có bề dày kinh nghiệm và thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực quản lý tài chính. Tốt nghiệp khoa Kinh tế hóa chất Đại học Bách khoa Hà Nội và có bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Tự do Bruxelles (Vương quốc Bỉ), bà đã chinh phục thị trường doanh nghiệp với 7 lần “nhảy việc” và đạt được vị trí quan trọng tại những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng, Hàng không và Bất động sản.

Qua các giai đoạn trong sự nghiệp

  • Từ năm 2009 đến 2011, Phó TGĐ kiêm Giám đốc khối Bán lẻ tại VIB và làm Giám đốc Tài chính của Công ty Oracle VN Pte. Ltd thuộc Tập đoàn Oracle (Mỹ), cùng với vai trò là Kế toán trưởng tại Ngân hàng Credit Lyonnais Việt Nam.
  • Trong giai đoạn 2011-2012, giữ chức vụ Tổng Giám đốc của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).
  • Năm 2013, trở thành Tổng Giám đốc của Ngân hàng doanh nghiệp thuộc Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank).
  • Từ 2014 đến 2018, đảm nhận vai trò CEO kiêm CFO (Giám đốc tài chính) của tập đoàn Vingroup, dưới sự lãnh đạo của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
  • Tháng 5 năm 2018, được bổ nhiệm làm CEO của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank).
  • Từ tháng 10 năm 2018 đến hiện tại, bà Hoa là Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng Giám đốc của hãng hàng không Bamboo Airways, thuộc tập đoàn FLC.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài chính và sự kiên định trong sự nghiệp, bà Dương Thị Mai Hoa đã trở thành tấm gương sáng cho những người phụ nữ trong thế giới doanh nghiệp. Sự dũng cảm, sự tinh tế và tầm nhìn chiến lược của bà đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp lớn. Điều này khiến giới tài chính và các nhà quản lý không khỏi phải “nể sợ” và kính trọng bà Hoa, với khả năng vượt qua mọi thách thức và vươn lên vị thế cao quý trong một lĩnh vực truyền thống thuộc về nam giới.

Giám đốc Tài chính Vinamilk Lê Thành Liêm

Ông Lê Thành Liêm tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Kế toán tài chính các doanh nghiệp tại Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. HCM. Tiếp đó, ông tiếp tục học lên Thạc sĩ Tài chính và Thương mại Quốc tế tại Trường Đại học LEEDS METROPOLITAN (Vương quốc Anh) liên kết với Học viện Tài chính.

Trong quá trình làm việc của mình tại Vinamilk, ông Lê Thành Liêm đã có những đóng góp đáng kể:

  • Tháng 9/1994: Gia nhập Vinamilk với vị trí Nhân viên Kế toán-Giá thành-Tổng hợp thuộc Phòng Kế toán.
  • Từ tháng 1/2003: Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Phòng Kế toán.
  • Từ tháng 2/2005: Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Kế toán trưởng.
  • Từ ngày 24/12/2015: Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Quyền Giám đốc Điều hành Tài chính kiêm Kế toán trưởng.

Với sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực tài chính và kinh nghiệm thực tiễn trong công việc, ông Lê Thành Liêm đã đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển tài chính của Vinamilk, góp phần vào sự thành công của tập đoàn.

Bà Lê Thị Thu Thủy – Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu

Bà Lê Thị Thu Thủy, sinh năm 1974, xuất thân từ Bình Định, là một nhà lãnh đạo tài năng với nền tảng học vấn vững chắc. Bà tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại Trường Đại học Ngoại Thương và có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) tại Trường Đại học Quốc tế Nhật Bản. Ngoài ra, bà còn sở hữu chứng chỉ Chuyên gia phân tích Đầu tư Tài chính (CFA).

Trước khi đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu, bà Thủy đã có một quãng đường sự nghiệp đáng chú ý:

  • Từ 1996 đến 1998: Tham gia chương trình tín dụng cộng đồng Châu Âu tại Việt Nam.
  • Từ 2000 đến 2008: Là Phó chủ tịch của Lehman Brothers tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore.
  • Năm 2008: Gia nhập Vingroup với vai trò CFO, sau đó đã giữ nhiều vị trí quan trọng khác trong tập đoàn này như Tổng giám đốc và Tổng giám đốc Công ty VinSmart.
  • Từ 6/2017 đến nay: Đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội Đồng Thành viên của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast.
  • Từ 12/2021 đến nay: Là Tổng giám đốc VinFast toàn cầu.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm và mục tiêu táo bạo, bà Thủy đã định hình VinFast trở thành biểu tượng của ngành công nghiệp xe điện của Việt Nam và vươn xa ra thị trường thế giới. Gần đây, sự ra mắt của VinFast tại New York đã thu hút sự chú ý lớn từ công chúng, với phong cách tự tin và bản lĩnh của tập đoàn này.

Điểm chung của những Giám đốc Tài chính tài năng

Điểm chung của những Giám đốc Tài chính tài năng

Vậy để có thể bước vào những công ty, tập đoàn đa quốc gia, các CFO tương lai cần những gì?

  • Kiến thức chuyên môn sâu rộng: Hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc và thực tiễn tài chính, kế toán, kiểm toán, đầu tư, quản trị rủi ro,… Nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Có khả năng phân tích dữ liệu tài chính và đưa ra quyết định sáng suốt. Điều này còn phần nào được thể hiện ở danh sách bằng cấp đầy giá danh giá.
  • Kỹ năng lãnh đạo xuất sắc: Khả năng truyền cảm hứng, tạo động lực và dẫn dắt đội ngũ nhân viên tài chính. Khả năng xây dựng chiến lược tài chính hiệu quả và triển khai thành công. Khả năng giao tiếp hiệu quả với ban lãnh đạo, các bộ phận khác trong doanh nghiệp và các đối tác bên ngoài.
  • Tầm nhìn chiến lược: Dự đoán xu hướng thị trường và đưa ra quyết định tài chính phù hợp. xác định mục tiêu tài chính và xây dựng kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. nhìn nhận tổng thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra quyết định tài chính phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp.
  • Khả năng thích ứng cao: Thích ứng với môi trường kinh doanh luôn thay đổi. Khả năng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới. Khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Trình bày thông tin tài chính một cách rõ ràng, súc tích và dễ hiểu. thuyết phục và đàm phán hiệu quả. xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan.

Ngoài ra, để làm Giám đốc Tài chính cần có những phẩm chất riêng biệt như:

  • Đam mê với lĩnh vực tài chính.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm cao.
  • Có tinh thần học hỏi không ngừng.
  • Luôn cập nhật những kiến thức mới nhất về lĩnh vực tài chính.

CFO và những thách thức trong thời kỳ mới

CFO hiện nay đối diện với một loạt các thách thức đa chiều, mặc dù họ được hưởng lợi từ tiến bộ công nghệ và khả năng phân tích dựa trên dữ liệu lớn. Hãy cùng điểm qua những thách thức hàng đầu mà CFO thường phải đối mặt:

CFO và những thách thức trong thời kỳ mới

Quản lý dòng tiền

Trong việc quản lý dòng tiền, CFO phải thích nghi với sự biến động thường xuyên của thị trường, bao gồm sự phát triển của thương mại điện tử và các thay đổi trong luật thuế hoặc hiệp định thương mại. Để đảm bảo tính cạnh tranh, họ cần điều chỉnh chiến lược quản lý dòng tiền của công ty. Điều này bao gồm việc thiết lập các quy trình thanh toán hiệu quả để tối ưu hóa dòng tiền, bao gồm cả việc thực hiện các thủ tục hợp lý về tài khoản phải thu và tài khoản phải trả. Sử dụng các công cụ dự báo dòng tiền là một phần quan trọng, giúp xác định trước các khoảng trống dòng tiền tiềm ẩn và thực hiện các biện pháp phù hợp để giảm thiểu mọi rủi ro thanh khoản.

Xây dựng các kịch bản tài chính có tính chính xác, đa chiều

Việc xây dựng các kịch bản tài chính chính xác là một phần không thể thiếu. Dự báo phải được thực hiện nhanh chóng và chính xác để phát hiện các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Bằng cách phân tích tỉ mỉ về tiềm năng tác động của nhiều điều kiện kinh tế khác nhau đến doanh thu của doanh nghiệp, CFO có thể lập kế hoạch cho cả kết quả tích cực và tiêu cực. Đây bao gồm khả năng dựa vào những dự báo để đánh giá trước những kịch bản tài chính có thể xảy ra với doanh nghiệp, bao gồm cả các tình huống tích cực và tiêu cực. Điều này giúp cho doanh nghiệp có sẵn kế hoạch ứng phó và điều chỉnh khi cần thiết, từ đó tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro.

Lập báo cáo kịp thời, chính xác

Môi trường kinh doanh đang phát triển nhanh chóng và có sự biến động toàn cầu. Trong bối cảnh này, việc tiếp cận thông tin chính xác và kịp thời là cơ sở của mọi quyết định chiến lược, giúp định rõ và tránh rủi ro. Đảm bảo rằng các báo cáo được lập kịp thời giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của công ty và thị trường. Những thông tin này không chỉ giúp họ ra quyết định đúng đắn mà còn giúp họ đưa ra các biện pháp ứng phó linh hoạt khi cần thiết. Đồng thời, tính chính xác của báo cáo cũng đảm bảo rằng mọi quyết định được đưa ra dựa trên cơ sở thông tin đúng đắn và được xác nhận, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của công ty.

Triển khai công nghệ tài chính

Công nghệ tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chuyên sâu và chính xác, giúp CFO ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu đáng tin cậy. Giúp tăng cường tính hiệu quả và hiệu suất của quá trình quản lý tài chính, mà còn giúp tối ưu hóa quản lý rủi ro và tăng cường khả năng dự báo và phân tích. Tuy nhiên, việc triển khai và duy trì các hệ thống công nghệ đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng vào cả vốn và nguồn nhân lực chuyên môn. CFO cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để chọn lựa những giải pháp công nghệ phù hợp và hiệu quả nhất, đồng thời đảm bảo rằng tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm.

An ninh mạng, bảo mật dữ liệu

Trong quá trình gia tăng của sự chuyển đổi kỹ thuật số, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu đối với các CFO. Dù có sự gia tăng của các công nghệ mới mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đi kèm với những mối đe dọa an ninh mạng đáng lo ngại. Các CFO cần phải chú trọng đến việc đầu tư vào các biện pháp bảo mật mạng hiện đại, cùng việc xây dựng các chính sách và quy trình để bảo vệ dữ liệu quan trọng của công ty. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhớ rằng an ninh mạng không bao giờ là một vấn đề hoàn toàn giải quyết được, và việc liên tục cập nhật và cải tiến các biện pháp bảo mật là điều cần thiết để đối phó với những mối đe dọa ngày càng phức tạp.

An ninh mạng, bảo mật dữ liệu

Khi thảo luận về các thách thức mà CFO phải đối mặt, không thể không nhắc đến khái niệm VUCA. VUCA là viết tắt của Volatility (Biến động), Uncertainty (Bất định), Complexity (Phức tạp), và Ambiguity (Mơ hồ). Đây là một khái niệm mới giúp mô tả môi trường kinh doanh hiện đại, nơi mà sự biến động và không chắc chắn là điều bình thường. Với VUCA, CFO có thể dễ dàng nhận ra và đối mặt với những thách thức đặc biệt trong lĩnh vực của mình.

  • Volatility (Biến động): Biến động thị trường có thể gây ra sự dao động không lường trước trong các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chiến lược và dự đoán tài chính. CFO cần phải có khả năng điều chỉnh kế hoạch và chiến lược tài chính để phản ứng nhanh chóng với các biến động này và đảm bảo sự ổn định trong quản lý tài chính.
  • Uncertainty (Không chắc chắn): Sự không chắc chắn về tương lai kinh doanh có thể làm trở ngại cho quá trình lập kế hoạch tài chính và đầu tư. CFO cần phải sử dụng các kỹ thuật và công cụ dự báo để đưa ra các ước lượng và kịch bản cho các tình huống không chắc chắn, cũng như áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro để giảm thiểu tác động của sự không chắc chắn đối với hoạt động kinh doanh.
  • Complexity (Phức tạp): Sự phức tạp của môi trường kinh doanh hiện nay, từ cảm biến dữ liệu đến hệ thống thanh toán điện tử, tạo ra một loạt các thách thức cho CFO trong việc quản lý và phân tích dữ liệu tài chính. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và hiểu biết sâu rộng về các công nghệ tài chính mới nhất.
  • Ambiguity (Mơ hồ): Sự mơ hồ trong thông tin và dữ liệu có thể làm mờ lạc quan điểm và làm giảm khả năng dự đoán tương lai. CFO cần phải có khả năng phân biệt thông tin chính xác từ những thông tin không chắc chắn, và xây dựng chiến lược dựa trên cơ sở dữ liệu đáng tin cậy nhất có thể.

Kết luận

Chinh phục vị trí Giám đốc Tài chính (CFO) là một hành trình đòi hỏi sự kết hợp “hoàn hảo” giữa kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Bên cạnh việc rèn luyện các kỹ năng mềm và tích lũy kinh nghiệm, việc sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như CMA đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trong bài viết tiếp theo, hãy cùng SAPP tìm hiểu về CFO Interview cũng như những “bí kíp” giúp CFO chinh phục nhà tuyển dụng.

Chứng chỉ CMA sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút nhà tuyển dụng và tạo ấn tượng mạnh mẽ với nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc. Hãy liên hệ ngay với SAPP để được cung cấp thông tin chi tiết về chương trình đào tạo CMA Hoa Kỳ ngay hôm nay!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
CFO và CMO – Phân tích mối quan hệ chặt chẽ và đồng bộ

Đằng sau sự tăng trưởng ấn tượng của các doanh nghiệp có một phần rất...

Xu hướng nghề Kế toán Quản trị – Hướng đi bền vững cho nhân sự Kế toán – Tài chính

Kế toán Quản trị - một nhánh mới của ngành kế toán - đang ngày...

Financial Analyst là gì? Giải mã sức hút nghề Phân tích Tài chính

Trong số các vị trí tại lĩnh vực tài chính, Financial Analyst (chuyên gia phân tích...

CMA Part 2 Section E: Investment Decisions

CMA Part 2 Section E là môn học được đánh giá khó nhất trong kỳ...

# Thủ Tục Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? Các Loại Thủ Tục Cần Biết

Thủ tục kiểm soát nội bộ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến...

Hệ Thống Các Môn Học CMA – Xây Dựng Nền Tảng Cho Sự Thành Công Ngay Hôm Nay

12 môn học CMA được chia thành 2 phần bao gồm: Phần 1 “Hoạch định...

Kiểm tra sổ sách kế toán – Liệu bạn đã nắm rõ và đầy đủ?

Từ việc xác nhận ghi chép, bút toán đến kiểm tra báo cáo tài chính...

Khái niệm và vai trò nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Nguồn tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu chi...