ACCA20/06/2024

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Thường Gặp Về Chi Phí Trích Trước Và Chi Phí Trả Trước

Theo nguyên tắc phù hợp (Matching concept) thì việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau khi tính lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được chi trả ngay trong kỳ kế toán. Có thể, chi phí đó đã được chi trả từ kỳ trước hoặc việc chi trả sẽ diễn ra ở kỳ sau. Để tìm hiểu về vấn đề này, hôm nay SAPP Academy sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các khoản chi phí trích trước, chi phí trả trước và các dạng bài thường gặp trong quá trình học F3 ACCA.

1. Lý thuyết về chi phí trích trước và chi phí trả trước

Đầu tiên, chúng ta cần điểm qua các phần kiến thức quan trọng về chi phí trích trước và trả trước trong môn F3.

  • Chi phí trích trước (Accruals)

Chi phí trích trước là các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả trong kỳ cho các sản phẩm và dịch vụ sử dụng trong kỳ kế toán nhưng chưa nhận được hóa đơn từ nhà cung cấp. Chính vì thế, các chi phí trích trước sẽ được kế toán viên dự tính dựa theo cảm tính hoặc các số liệu trong quá khứ.

Trong trường hợp nhà cung cấp đã gửi hóa đơn bán hàng, doanh nghiệp sẽ phải ghi nhận các khoản chi phí này như các khoản phải trả người bán (Trade Payables – AP).

  • Chi phí trả trước (Prepayments)

Chi phí trả trước là các chi phí đã được doanh nghiệp chi trả trong kỳ, nhưng giá trị của nó sẽ vẫn phải tiếp tục phân bổ cho kỳ tiếp theo đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong kế toán (thực tế chưa phát sinh nhưng đã được trả trước).

Accruals Prepayments
Definition Expense incurred in period, not recorded Expense recorded in period, not incurred until next period
Category Current liabilty Current asset
Double entry Dr: Expenses
Cr: Accruals
Dr: Prepayments
Cr: Expenses
Revert entry Dr: Accruals
Cr: Expenses
Dr: Expenses
Cr: Prepayments

2. Các dạng bài thường gặp

Đối với chủ đề này, sẽ có 3 dạng bài tập thường gặp bao gồm:

  • Dạng bài về chi phí trích trước
  • Dạng bài về chi phí trả trước
  • Dạng bài tổng hợp 2 loại chi phí

2.1. Case study về chi phí trích trước (Accruals)

The electricity account for the year ended 30 June 20X1 was as follows.

$
(1)    Opening balance for electricity accrued at 1 July 20X0 300
Payments made during the year
(2)    1 August 20X0 for three months to 31 July 20X0 600
(3)    1 November 2010 for three months to 31 October 20X0 720
(4)    1 Feburuary 20X1 for three months to 31 January 20X1 900
(5)    1 May 20X1 for three months to 30 April 20X1 840
(6)    1 Agust 20X1 for three months to 31 July 20X1 840

Which figures should appear in the company’s financial statements for the year ended 30 June 20X1?

Answer:

Trong ví dụ này, các bạn có thể thấy doanh nghiệp thanh toán tiền điện định kỳ ba tháng một lần vào ngày đầu tháng của các tháng 2, 5, 8, 11.

Do đến ngày 1/8/20X0, doanh nghiệp mới thanh toán hóa đơn tiền điện cho ba tháng 5,6,7 nên kế toán doanh nghiệp đã trích trước một khoản chi phí điện tháng 5,6 năm 20X0 vào chi phí trong kỳ để đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán, với số chi phí trích trước là $300. Sang kỳ tiếp theo, các bạn sẽ phải dùng bút toán Revert cho chi phí này.

Dr: Accrual $300
Cr: Electricity expense $300

Số tiền $300 này chính là phần ghi giảm chi phí tiền điện trong kỳ kế toán bắt đầu ngày 1/7 năm 20X0 cho chi phí tiền điện tháng 5,6 năm 20X0  được thanh toán vào ngày 1/8.

Tương tự với chi phí trích trước cho chi phí tiền điện cho năm tài chính kết thúc ngày 30/06 năm 20X1. Khi đó, việc thanh toán chưa diễn ra, và doanh nghiệp cũng chưa nhận được hóa đơn từ đơn vị cung cấp. Do đó, chúng ta có bút toán:

Dr: Electriciy account 840 × 2/3 = 560
Cr: Accrual $560

Các bạn sẽ đi phản ánh vào tài khoản Electricity account và Accruals như sau:

Accruals
$$ $$
01/07/20X0 Electricy account 300 01/07/20X0 Opening balance 300
Bal c.d 560 31/06/20X1 Electricty account 560
840
Bal b.d 560
Electricity account
$$ $$
01/08/20X0 Cash 600 01/07/20X0 Accruals 300
01/11/20X0 Cash 720 30/06/20X1 Profit and Loss Account 3,320
01/02/20X1 Cash 900
01/05/20X1 Cash 840
30/06/20X1 Accruals 560

Vậy các số liệu xuất hiện trên báo cáo tài chính của công ty ngày 30/06/20X1 là:
Accruals trên Balance Sheets $300.
Electricity account trên Income statements $3,320.

2.2. Case study về chi phí trả trước (Prepayment)

Question: A business compiling its financial statements for the year to 31 July each year pays rent quarterly in advance on 1 January, 1 April, 1 July and 1 October each year. The annual rent was increased from $60,000 per year to $72,000 per year as from 1 October 20X3.

What figures should appear for rent expense in the business’s financial statements for the year ended 31 July 20X4

Answer:

Ở bài tập này, doanh nghiệp thanh toán tiền thuê nhà (Rental expense) theo phương thức trả trước 3 tháng một lần vào đầu các quý. Đây cũng là hình thức thanh toán phổ biến đối với chi phí thuê nhà và cũng thường xuất hiện trong các bài tập về chi phí trả trước (Prepayment) của F3 ACCA.

Doanh nghiệp kết thúc năm tài chính vào ngày 31/07 với lần thanh toán tiền thuê nhà gần nhất là vào ngày 01/07. Do đó số tiền thanh toán vào 01/07 sẽ chỉ được ghi nhận một tháng chi phí thuê nhà trong kỳ, còn hai tháng 7,8 sẽ được ghi nhận như một khoản chi phí trả trước cho năm tài chính tiếp theo.
Prepayments = 72,000 × 2/3 = $48,000.

Các bạn sẽ có định khoản cho nghiệp vụ trả tiền vào ngày 01/07 như dưới đây:

Dr: Expense $24,000
Dr: Prepayment $48,000
Cr: Cash $72,000

Chi phí thuê nhà trong năm tài chính sẽ được tính như sau:

  • Tháng 08, 09/20X3 trả ngày 01/07/20X3: $60,000 × 2/12 = $10,000 (khoản chi phí này chính là bút toán hoàn nhập (Revert) của Prepayments kỳ trước)
  • Tháng 10, 11, 12/20X3 trả ngày 01/10/20X3: $18,000 (giá thuê nhà tăng lên $72,000 từ 01/10/20X3)
  • Tháng 01,02,03/20X4 trả ngày 01/01/20X4: $18,000
  • Tháng 04, 05, 06/20X4 trả ngày 01/01/20X4: $18,000
  • Tháng 07/20X4 trả ngày 01/07/20X4: $3,000 Chi phí thuê nhà trong năm tài chính xuất hiện trên Income Statements là:
    10,000 + 18,000 × 3 + 6,000 = $70,000
    Prepayments xuất hiện trên Balance Sheets là $48,000 (Assets)

2.3. Case study tổng hợp

Question: ABC Co receives rent for subletting part of its office premises to a number of tenants.
In the year ended 31 December 20X4, ABC Co received cash of $318,600 from tenants.
Details of rent in advance and rent in arrears at the beginning and end of 20X4 are as follows:

31 December
20X4 20X3
Rent received in advance 28,400 24,600
Rent owning by tenants 18,300 16,900

All rent owning was subsequently received.
What figure for the rental income should be included in the statement of profit or loss of ABC Co for 20X4?

Answer:

Ở case study này, ABC là một công ty cho thuê văn phòng có hai đối tượng khách hàng là những khách hàng thanh toán trước (rent in advance) và thanh toán sau (rent in arrears).

Rent in advance sẽ là một khoản nợ phải trả (Liability) và sẽ được tính sang doanh thu của năm tài chính kế tiếp. Ngược lại, đối với Rent in arreas sẽ là một khoản phải thu (Assets) và là doanh thu của  kỳ này.  Các tài khoản này tương tự như Accruals và Prepayments sẽ có bút toán hoàn nhập vào đầu kỳ sau.

Các bạn sẽ có tài khoản chữ T của Rental Income của ABC Co trong năm 20X4 như sau:

Rental income
01/01 Rent in arrears (rent owing by tenants) 16,900 01/01 Rent in advance 24,600
31/12 Rent in advance 28,400 Cash received 318,600
Profit or Loss Account 316,200 31/12 Rent in arrears 18,300

Vậy doanh thu cho thuê nhà trong năm 20X4 là 316,200.

3. Kết luận

Bài viết trên đây là tóm tắt lý thuyết về chi phí trích trước và chi phí trả trước (Accruals và Prepayment) cùng với dạng bài về chi phí trích trước (Accruals). Ở bài viết sau, SAPP sẽ cùng các bạn đến với dạng bài về chi phí trả trước (Prepayment) và bài tập tổng hợp. SAPP hy vọng các kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn thi môn F3 ACCA.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Cùng Kế Toán Trưởng Đạt 78/100 Điểm Môn MA Chia Sẻ Về Ứng Dụng Của ACCA Trong Lĩnh Vực SaaS

Anh Nguyễn Văn Ngọc, Học viên SAPP, Kế toán trưởng tại LittleLives Việt Nam đã...

#1 Tìm Hiểu Sự Khác Biệt Giữa Chứng Chỉ ACCA Và CPA

So sánh chứng chỉ ACCA và CPA để quyết định lựa chọn phù hợp với...

Học F2 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Cost Classification

Chi phí là một trong những yếu tố mang tính chất cốt lõi của kế...

Khám Phá 07 Phần Kiến Thức Trọng Tâm Trong Chương Trình Học ACCA

ACCA được coi là chứng chỉ toàn diện cho nhân sự ngành Kế - Kiểm...

# Nguyên Tắc Phù Hợp Là Gì? Nội Dung Của Nguyên Tắc Phù Hợp

Nguyên tắc phù hợp trong kế toán là yếu tố quan trọng để đảm bảo...

Tax Consultant Là Gì? – Giới Thiệu Nghề Nghiệp Cố Vấn Thuế

Chắc hẳn rất những người làm việc trong các công ty cũng đã từng nghe...

Hệ Thống 15 Môn Học ACCA

ACCA là tên viết tắt của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (The...

#Kiểm Toán Nội Bộ Là Gì? Vai Trò Ra Sao Đối Với Doanh Nghiệp?

Có thể nói kiểm toán nội bộ đóng một vai trò vô cùng quan trọng...