ACCA20/06/2024

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Lương

Phần hành về lương không hề khó chỉ có điều nó thường luôn “lệch”. Có một điều cần lưu ý ở phần hành này là một mẫu bảng lương ở các công ty có thể rất khác nhau. Đó là lý do mà bạn có thể tốn rất nhiều thời gian ở giai đoạn tìm hiểu và phân tích bảng lương được cung cấp ở dạng gốc.

1. Điều kiện ghi nhận trong kiểm toán phần hành lương

Khi tiến hành kiểm toán phần hành lương, bạn cần nắm rõ những điều kiện ghi nhận lương nhất định. Trong đó có 03 điều kiện quan trọng là (1) ghi nhận lương, tính lương, (2) phân bổ lương đúng và đủ (3) kiểm tra tính ăn khớp giữa số lượng lao động, hợp đồng lao động trên thực tế và trên bảng lương:

  • Việc ghi nhận, tính lương cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp cần đúng và đủ. Rất nhiều doanh nghiệp chưa kịp cập nhật các quy định mới về thuế cũng như Bảo hiểm xã hội để đảm bảo tính toán và thực hiện đúng phần hành này;
  • Đảm bảo đúng việc phân bổ, ghi nhận lương vào các tiểu khoản chi phí 622 (Nhân công trực tiếp), 641 (Chi phí bán hàng – trả cho người bán hàng, nhân viên marketing), 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp – trả cho bán giám đốc, phòng kế toán…), 627 (Chi phí sản xuất chung – trả cho quản đốc chung của phân xưởng, phòng sản xuất) và cả 241 (chi phí trả cho nhân công xây dựng … nếu công ty xây dựng các công trình để tạo tài sản);
  • Kiểm tra số lượng lao động, hợp đồng lao động … có thực sự tồn tại hay không? Đúng đủ số lượng như trên bảng lương.

2. Tài liệu kiểm toán viên cần thu thập trong quá trình kiểm soát phần hành lương

Với phần hành mang tính đặc thù cao như phần hành lương, kiểm toán viên cần thu thập các tài liệu liên quan đến quy chế lương thưởng  cũng như bảng lương chi tiết cho từng nhân viên:

  • Bảng lương chi tiết cho từng nhân viên;

Thường sẽ có 1 sheet tổng hợp lương các phòng ban cho toàn bộ 12 tháng trong năm kiểm toán. Một số khách hàng còn có Bảng tính thuế thu nhập cá nhân (PIT) chi tiết cho từng nhân viên riêng nên cũng cần hỏi xin bảng này.

  • Quyết định và quy chế thưởng cho nhân viên trong năm;

Trong năm chắc chắn công ty sẽ có thưởng nên cần xin các quyết định hoặc quy chế thưởng cho nhân viên trong năm (làm bằng chứng cũng như phục vụ cho các thủ tục kiểm toán tiếp theo).

  • Quy trình phỏng vấn khách hàng về quy trình trả lương, tính lương

Quy trình này được thực hiện dựa trên bảng lương được cung cấp từ kế toán, các tiêu thức phân bổ lương (theo bộ phận…). Nếu là khách hàng cũ có thể tiết kiệm thời gian bằng cách hỏi xem quy trình của công ty có gì thay đổi so với năm ngoái không? Chắt lọc những câu hỏi quan trọng để hỏi lại chứ không nên phỏng vấn khách hàng lại từ đầu, sẽ gây mất thời gian cho trợ lý kiểm toán cũng như thiện cảm với kế toán của công ty.

3. Để kiểm soát phần hành lương, kiểm toán viên cần trải qua những thủ tục nào?

Trong quá trình tiến hành kiểm toán phần hành lương, kiểm toán viên có thể linh hoạt ứng phó với từng đặc điểm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng cần tuân thủ các thủ tục sau:

  • Tiến hành đối chiếu tổng chi phí giữa Sổ nhật ký chung và Bảng lương đã được cung cấp (Reconciliation of Payroll with General ledger)

  • Trường hợp 1:

Số giữa Sổ nhật ký chứng từ (General ledger) và Bảng lương tổng hợp (Payroll) khớp nhau hoặc lệch nhỏ hơn mức trọng yếu đề ra.

  • Trường hợp 2:

Lương trên Payroll và General ledger lệch nhau (thường là Payroll < General ledger). Khi đó bạn cần tìm hiểu số chênh lệch này đến từ đâu. Nếu ngay từ đầu bạn có thể phân biệt được trong lương của cán bộ công nhân viên đâu là những khoản trên bảng lương, đâu là những khoản ngoài bảng lương thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Thông thường khoản chênh lệch chính là những khoản nằm ngoài bảng lương như: Lương bổ sung, lương cho nhân viên thời vụ, tiền ăn ca công ty trả trực tiếp cho nhân viên và không thể hiện trên bảng lương, thưởng cho nhân viên các dịp đặc biệt như (10 năm thành lập công ty, lì xì Tết, các dịp lễ lớn như 2/9, 10/3 Âm lịch …)

  • Xem xét, kiểm tra và phân tích sơ bộ (Analytical procedures)

Bạn bắt đầu lọc từ sổ nhật ký chung ra các chi phí được tính vào chi phí lương. Mục đích là để rà soát xem doanh nghiệp phân loại các chi phí này đã hợp lý chưa. Sau đó là quá trình so sánh tổng chi phí lương với năm liền trước và đưa ra các phân tích ban đầu, lý do lương của từng bộ phận tăng/giảm…? Tìm hiểu các xu hướng bất thường (nếu có) bằng cách phỏng vấn kế toán phần hành này, cân nhắc các giải thích của kế toán xem có hợp lý không?

  • Kiểm tra những dữ liệu cơ bản (Test underlying data)

Khi nhận bảng lương từ kế toán công ty, nếu muốn dựa vào việc tính toán của bảng lương thì cần phải kiểm tra bảng lương này xem có chuẩn chỉnh hay không. Công việc đơn thuần chỉ là tính lại lương của các nhân viên bất kỳ trong công ty (số mẫu sẽ được chọn dựa trên số lượng nhân viên toàn công ty).

Khi tính toán lại và so sánh với số thực trả trên bảng lương sẽ phải khớp nhau hoàn toàn, nếu có sai sót cần hỏi kế toán ngay để tìm ra lỗi.

  • Kiểm tra chi tiết (Test of details)

Ở mỗi công ty sẽ có một quy trình kiểm soát nhân viên của mình để tính lương, bạn cần hỏi nhân sự, kế toán về quy trình chấm công như thế nào, tính lương ra sao… ghi chép lại quy trình này thật hệ thống và dễ hiểu. Đây tưởng chừng là bước đơn giản nhưng lại được các In-charger (IC) và Manager rà soát rất chặt chẽ. Bởi vì từ bảng này, tuy người đọc working paper không tham gia quá trình kiểm toán nhưng vẫn có thể nắm bắt được cơ cấu, quy trình quản lý của phần hành lương. Từ đó họ sẽ nhận thức được các rủi ro sai phạm có thể gặp phải trong phần hành này.

Ngoài ra, bạn cần xin 1 bộ chứng từ của 1 nhân viên bất kỳ trong công ty bao gồm: Đơn xin việc, CV, hợp đồng lao động, bảng chấm công của 1 tháng lương và bảng lương tương đương tháng đó, chứng từ trả tiền cho công nhân viên… Từ đó bạn có thể kiểm tra xem người lao động này còn thực tế làm việc cho công ty hay không? Việc tính toán lương có đúng như theo hợp đồng không?

  • Trình bày thông tin trên Báo cáo Tài chính (Presentation and disclosure)

2 thông tin cần trình bày trên Báo cáo tài chính bao gồm:

  • Số lượng nhân viên tại thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty;
  • Số tiền lương thưởng của Ban Giám đốc công ty.

4. Khi kiểm toán phần hành lương, kiểm toán viên cần lưu ý điều gì?

Như đã nói, tính chất của thủ tục kiểm toán phần hành lương phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của từng doanh nghiệp. Bởi vậy, kiểm toán viên cần có những chú ý trong phần hành này để giảm thiểu sai sót:

  • Lưu ý xem công ty đã cập nhập những quy định mới về tính thuế và bảo hiểm cho nhân viên chưa;
  • Một số công ty có tính trợ cấp thôi việc cho nhân viên;
  • Thu thập đầy đủ các quyết định thưởng ngoài bảng lương;
  • Kiểm tra và rà soát những giao dịch;
  • Cần phân biệt rõ đâu là những khoản nằm trong bảng lương và ngoài bảng lương. Ví dụ các khoản trong bảng lương là: lương cứng, lương làm thêm giờ, các loại trợ cấp, bảo hiểm xã hội, thuế. Các khoảngngoài bảng lương là: lương bổ sung, thưởng các dịp đặc biệt (cần có quyết định của công ty kèm theo), lương ăn ca trả trực tiếp cho cán bộ công viên nhưng không ghi vào bảng lương…

5. Kết

Kiểm toán phần hành lương không khó, tuy nhiên nó sẽ rất rắc rối bởi bảng lương của từng doanh nghiệp khác nhau. Điều đó đòi hỏi kiểm toán viên vừa phải tuân thủ các thủ tục cần thiết, vừa phải linh hoạt với từng bảng lương của từng doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, SAPP Academy đã giúp bạn nắm rõ hơn phần hành này.

>>>>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Chuyên Viên Tài Chính Doanh Nghiệp Là Gì? Vì Sao ACCA Cần Thiết Với Công Việc Này?

Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu về công việc Tài chính doanh nghiệp qua bài...

Kiểm Toán Tiền – Tất Tần Tật Về Thủ Tục Kiểm Toán Tiền

Trong ngành kế-kiểm, kiểm toán tiền là phần hành khá đơn giản và ít rủi...

Những Tiêu Chí Tuyển Dụng Kế Toán Trưởng Tại Doanh Nghiệp FDI Là Gì?

Bạn đang muốn phát triển và bứt phá sự nghiệp Kế toán của mình lên...

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là gì? Công thức tính và ý nghĩa

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một tỷ lệ khá quan trọng...

[Hướng Dẫn] Cách Viết Hóa Đơn Chiết Khấu Thương Mại

Mỗi hình thức chiết khấu thương mại đều cần thực hiện xuất hoá đơn chiết...

6 Điều Đáng Lưu Ý Giúp Sinh Viên Học ACCA F1 – F3 Hiệu Quả

Nếu bạn là 1 sinh viên năm 2 hiện đang theo đuổi ngành kế toán...

[Hướng dẫn] Thủ tục nộp lại Báo cáo Tài chính MỚI NHẤT

Khi tiến hành lập báo cáo tài chính, không thể tránh khỏi những thay đổi...

9 Lý Do Nên Học Chứng Chỉ ACCA

Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi về các lợi ích của việc học...