ACCA20/06/2024

#1 Cách Tính Chiết Khấu Phần Trăm Cho Doanh Nghiệp Phổ Biến

Có rất nhiều cách mà nhà quản trị xây dựng để đẩy mạnh doanh số bán sản phẩm, trong đó không thể thiếu chính sách giảm giá để kích cầu mua sắm, trong kinh tế gọi đó là chiết khấu phần trăm. Vậy cụ thể hơn chiết khấu phần trăm là gì? cách tính chiết khấu trăm như thế nào?

Việc sử dụng chiết khấu phần trăm trong kinh doanh thoạt nghe có vẻ làm giảm doanh thu cho doanh nghiệp nhưng thực tế mang lại rất nhiều lợi ích lâu dài. Hiệu quả của việc chiết khấu sản phẩm có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của nhà quản trị. Cụ thể hơn về những nội dung liên quan đến chiết khấu và cách tính chiết khấu phần trăm, mời độc giả cùng SAPP Academy phân tích qua bài viết dưới đây.

cách tính chiết khấu phần trăm

1. Khái niệm chiết khấu, chiết khấu trong kinh doanh là gì?

Kế toán cần nắm được những nội dung liên quan đến chiết khấu kinh doanh trước khi tìm hiểu cách tính chiết khấu phần trăm cho doanh nghiệp.

  • Chiết khấu hay còn được gọi với tên khác là Discounting là hình thức marketing phổ biến hiện nay được chủ doanh nghiệp áp dụng với mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng hóa bằng cách giảm giá niêm yết của một số mặt hàng theo một tỷ lệ phần trăm nhất định.

Một số hình thức chiết khấu được sử dụng hiện nay như: chiết khấu với mục đích tri ân khách hàng, chiết khấu vào một ngày đặc biệt trong năm, chiết khấu cho khách sỉ, chiết khấu nhân dịp sinh nhật khách hàng… từ đó kích thích nhu cầu mua sắm đồng thời quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp cho nhiều khách hàng biết đến hơn.

Nắm được tâm lý khách hàng sẽ giúp nhà quản trị đưa ra được những quyết định sáng suốt. Khách hàng tại Việt Nam rất thích săn những hàng có chiết khấu giảm giá bởi chỉ phải bỏ ra số tiền ít hơn nhưng vẫn được sử dụng sản phẩm chất lượng. Bởi vậy mọi người hay có tâm lý đợi những dịp lễ hơn có giảm giá để mua, những mặt hàng bán đúng giá niêm yết sẽ khó thu hút nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

  • Chiết khấu trong kinh doanh là người bán hàng giảm giá với một tỷ lệ nhất định theo điều kiện người bán yêu cầu cho người mua nhằm kích cầu, người mua sẽ tăng số lượng hàng mua và người bán sẽ tăng doanh số.

Thông thường, người bán sẽ đưa ra một con số nhất định và người mua sẽ phải mua với số lượng lớn để hưởng chiết khấu, thanh toán 1 lần. Áp dụng như vậy thì cả người mua và người bán đều có lợi, người mua được mua với mức giá thấp còn người bán thay vì chỉ bán lẻ được từng sản phẩm thì nay bán được số lượng nhiều hơn.

Ví dụ một số hình thức chiết khấu thông dụng hiện nay:

  • Hóa đơn mua hàng trên 5 triệu đồng sẽ được chiết khấu 10% tổng đơn hàng

  • Khi mua 100 sản phẩm trở lên sẽ được chiết khấu 10%

  • Khi thanh toán qua các hình thức: zalo pay, viettel pay… sẽ được chiết khấu 5%

 Có thể bạn quan tâm:


 #[Chia Sẻ] Kinh Nghiệm Tu Hoc ACCA Hiệu Quả Nhất

#Phí Đăng Ký Và Phí Thường Niên ACCA Là gì?


#1 ACCA Là Gì? Học ACCA Để Làm Gì? Nên Học Chứng Chỉ ACCA Không ?

#1 Nên Học ACCA Hay CFA ? Chứng Chỉ ACCA Và CFA Có Gì Khác?

2. Tìm hiểu mức chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu là gì?

  • Mức chiết khấu là khoản chiết khấu người bán giảm trên tổng tiền thanh toán cho người mua để kích thích nhu cầu mua sắm, cũng như khi người mua đạt được tiêu chí chiết khấu mà người bán đưa ra. Mức chiết khấu có thể là 5%, 10%, 20%… Tuy nhiên, để ra được mức chiết khấu hợp lý, nhà quản trị cần tính toán kỹ lưỡng về số tiền vốn bỏ ra cùng doanh thu dự kiến để cân đối sao cho lượng hàng bán ra và doanh thu đạt được cao nhất, lợi nhuận đạt được đúng mục tiêu đề ra.

  • Tỷ lệ chiết khấu là khái niệm rộng, cần những quy trình phức tạp để tính ra tỷ lệ hợp lý, tính toán các yếu tố liên quan như chi phí, nguồn vốn, lạm phát của đồng tiền hay lãi vay ngân hàng… Mỗi ngành nghề sẽ có tỷ lệ chiết khấu không giống nhau, cụ thể như sau:

  • Tỷ lệ chiết khấu trong kinh doanh sẽ được tính toán tương đương với phần chi phí vốn đã bỏ ra

  • Tỷ lệ chiết khấu trong kinh doanh thương mại tính theo tỷ lệ giảm giá, khuyến mại cho người mua

  • Tỷ lệ chiết khấu trong đầu tư tính theo chi phí vốn bình quân và khả năng sinh lời của việc đầu tư đó.

3. Phân loại chiết khấu thông dụng hiện nay

Hiện nay, có một số loại chiết khấu được các doanh nghiệp, cửa hàng áp dụng để ưu đãi cho khách hàng mà bạn cần nắm được trước khi tìm hiểu cách tính chiết khấu phần trăm. SAPP xin bật mí những loại sau đây:

  • Chiết khấu khuyến mại là là việc xúc tiến mua bán hàng hóa bằng cách người bán sẽ cho khách hàng hưởng những lợi ích nhất định từ việc mua hàng của doanh nghiệp. Hoạt động này thường mang tính ngắn hạn trong một khoảng thời gian cụ thể.

  • Chiết khấu thanh toán sẽ được người bán thực hiện nếu người mua thanh toán đúng hoặc trước thời hạn trong hợp đồng giao kết giữa hai bên.

  • Chiết khấu về số lượng là mức chiết khấu khách hàng sẽ nhận được khi mua số lượng hàng hóa mà người bán đã đưa ra.

  • Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu doanh nghiệp thực hiện một cách lâu dài khi người mua mua hàng với số lượng lớn cho một lần thanh toán, thông thường chiết khấu thương mại được doanh nghiệp hướng đến các đại lý, khách sỉ hay nhà phân phối… với mức chiết khấu hấp dẫn lên tới 10-20%

  • Chiết khấu thông dụng thường áp dụng vào những ngày lễ hay theo mùa vụ, ngành nghề của khách hàng… với tỷ lệ không cao, thường từ 2-10%

4. Cách tính chiết khấu phần trăm cho doanh nghiệp

Một số cách tính chiết khấu phần trăm được SAPP chia sẻ dưới đây bạn có thể áp dụng được cho doanh nghiệp mình sau khi hiểu được các khái niệm chiết khấu cũng như phân loại chiết khấu…

4.1. Công thức tính chiết khấu tổng quát

Công thức tính chiết khấu tổng quát phù hợp với việc tính chiết khấu thương mại với quy mô lớn bởi nó mang lại tính chính xác, sự khách quan và hiệu quả cao. Công thức thực hiện tính chiết khấu như sau: Y = X – i% * X = (1 – i%) * X, trong đó:

X: giá bán gốc

Y: giá sau chiết khấu

i%: tỷ lệ chiết khấu

Các bước thực hiện tính chiết khấu tổng quát như sau:

  • Bước 1: Cân đối với chi phí giá vốn ban đầu bỏ ra để xác định tỷ lệ chiết khấu

  • Bước 2: Tính phần giảm giá chiết khấu bằng cách lấy giá gốc nhân với tỷ lệ chiết khấu

  • Bước 3: Tính giá sau khi chiết khấu bằng cách lấy giá gốc trừ đi phần giảm giá.

Ví dụ: Sản phẩm có giá niêm yết là 500.000 đồng, tỷ lệ chiết khấu sản phẩm là 20%, khi đó, số tiền chiết khấu là 500.000 x 20% = 100.000 đồng; Giá bán sản phẩm sau khi chiết khấu là 500.000 – 100.000 = 400.000 đồng.

4.2. Công thức tính chiết khấu bằng cách tính nhẩm

Áp dụng công thức này, người bán có thể dễ dàng tính số tiền chiết khấu mà không cần dùng đến máy tính. Đây là công thức phù hợp với số lượng hàng bán không quá lớn, thường tính cho đại lý và sẽ dễ dàng hơn nếu tỷ lệ chiết khấu là 15%, 20%, 25%, … với các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Làm tròn giá gốc về hàng chục sau đó chia cho 10 ra số A (ví dụ: giá gốc sản phẩm là 58.000 đồng thì làm tròn thành 60.000 đồng sau đó chia 10 thì A = 6.000)

  • Bước 2: Chia tỷ lệ chiết khấu cho 10 ra được số B (ví dụ tỷ lệ chiết khấu là 10% thì B = 1)

  • Bước 3: Tính mức giảm giá = (AxB)+(A/2), ở ví dụ trên mức giảm giá = (6.000×1)+(6000/2)=9.000 đồng

  • Bước 4: Cách tính chiết khấu phần trăm = giá gốc – mức giảm  giá = 60.000-9.000=51.000 đồng.

5. Công thức tính tỷ lệ phần trăm chiết khấu

Khi bạn biết giá gốc, giá sau chiết khấu và muốn tính tỷ lệ chiết khấu là bao nhiêu phần trăm thì áp dụng các bước tính toán sau đây:

  • Bước 1: Lấy giá gốc trừ đi giá sau chiết khấu để xác định số tiền chiết khấu

  • Bước 2: Lấy số tiền được chiết khấu vừa tính được ở Bước 1 chia cho giá gốc ban đầu

  • Bước 3: Lấy kết quả thực hiện ở Bước 2 nhân với 100 để xác định tỷ lệ chiết khấu

Ví dụ: Sản phẩm có mức giá 20.000.000 đồng nhưng bạn được cửa hàng chiết khấu và chỉ phải trả mức giá 16.000.000 đồng. Vậy tỷ lệ chiết khấu bạn nhận được khi mua sản phẩm đó là: (20.000.000-16.000.000)/20.000.000×100 = 20%

6. Một số lợi ích doanh nghiệp nhận được khi tính chiết khấu phần trăm

Như chúng tôi đã phân tích, đây là một trong những phương thức bán hàng hiệu quả được hầu hết doanh nghiệp áp dụng, vậy cụ thể hơn về lợi ích của cách tính chiết khấu hóa đơn là gì?

6.1. Nâng cao doanh số bán hàng cho doanh nghiệp

Trong một thời gian ngắn (áp dụng chiết khấu bán hàng), doanh nghiệp sẽ đạt được doanh số lớn bởi đây là biện pháp kích cầu tiêu dùng, khách hàng sẽ nhận thấy đó là cơ hội tốt để mua sản phẩm với giá cả phải chăng, từ đó sẽ nâng cao số lượng hàng bán cho doanh nghiệp.

6.2. Giải quyết vấn đề tồn kho hàng hóa

Khi doanh nghiệp đang có lượng lớn hàng tồn kho và muốn giải quyết thì việc chiết khấu, giảm giá để xả kho là lựa chọn số một được các doanh nghiệp lựa chọn. Đó cũng là cách nhanh nhất để thu hồi vốn, tránh tình trạng hàng hóa bị lỗi mode khi qua năm sau mới bán được.

6.3. Tạo sự tiếp cận dễ dàng với khách hàng tiềm năng khi có sản phẩm mới

Khi doanh nghiệp có sản phẩm mới ra mắt và muốn tiếp cận người dùng một cách nhanh nhất thì việc chiết khấu hay giảm giá hàng bán sẽ có những tác động tích cực để người mua trải nghiệm sản phẩm. Đó là cách hay trong những phương pháp marketing khác như: dùng sản phẩm mới làm hàng tặng, hàng dùng thử…

6.4. Tăng nhu cầu mua sắm cho nhóm khách hàng cụ thể

Doanh nghiệp có thể áp dụng chiết khấu cho một nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến, ví dụ mừng ngày nhà giáo, ngày thầy thuốc…hoặc với những khách hàng có ngày sinh trong tháng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng có một lượng khách hàng ổn định khi khách sử dụng quen sản phẩm của doanh nghiệp.

7. Một số nhược điểm khi doanh nghiệp tính chiết khấu phần trăm

Những lợi ích khi doanh nghiệp tính chiết khấu phần trăm cho khách hàng là không thể phủ nhận, giúp đưa những sản phẩm của doanh nghiệp đến gần với người tiêu dùng hơn. Tuy nhiên, nếu quản trị không có những tính toán kỹ lưỡng sẽ gặp phải một số vấn đề sau:

  • Khách hàng sẽ mất đi niềm tin vào chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp nếu thực hiện quá lâu và kéo dài từ tháng này qua tháng khác hoặc chiết khấu liên tục.

  • Lợi nhuận có thể bị giảm đi nếu không có sự nghiên cứu thị trường, tiền vốn và dự toán doanh thu bởi việc chiết khấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu.

  • Giảm sự hứng thú của khách hàng khi mua hàng trong những ngày không khuyến mãi và khách sẽ có tâm lý chờ dịp thực hiện chương trình mới đi mua sắm.

8. Một số lưu ý về cách tính chiết khấu phần trăm cho doanh nghiệp

Việc sử dụng chiết khấu trong kinh doanh là điều tất yếu để nâng cao hiệu suất kinh doanh, tăng doanh số nhưng vấn đề nào cũng sẽ có 2 mặt và cần cân đối hợp lý, nếu quá lạm dụng sẽ không tốt và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số lưu ý sau đây nhà quản trị cần nắm được để có những quyết định đúng đắn:

  • Chiết khấu nhưng vẫn đảm bảo nâng cao được chất lượng sản phẩm thay vì khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm không thực sự tốt so vói mức giá gốc của nó hay đây chỉ là chiêu trò của doanh nghiệp đẩy giá lên sau đó chiết khấu.

  • Tập trung vào giá trị của sản phẩm để khách hàng sẽ nhận thấy họ đã được sở hữu một sản phẩm tốt

  • Tập trung vào nhu cầu của khách hàng để lựa chọn đúng khung thời gian chiết khấu, khi đó sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Kết hợp chiết khấu với các hình thức khác để tăng hiệu quả kinh doanh như quảng cáo, marketing…từ đó kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng mà không cần phụ thuộc vào việc chiết khấu, giảm giá hàng bán.

Những thông tin hữu ích về chiết khấu hàng bán và cách tính chiết khấu phần trăm đã được SAPP Academy trình bày trong nội dung bài viết. Hy vọng sẽ giúp các bạn kế toán và nhà quản trị nắm được những thông tin quan trọng từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt nhất. Rất nhiều những chia sẻ hữu ích khác đã, đang và sẽ được SAPP chia sẻ, mời độc giả theo dõi và đón đọc.

Liên hệ với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Sự Khác Biệt Giữa Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Và Riêng Lẻ

Với các bạn sinh viên học ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính...

Công Phá Vị Trí Quán Quân, Á Quân Các Cuộc Thi Học Thuật Top Đầu Nhờ ACCA

Cùng lắng nghe chia sẻ của bạn Lý Đăng Huy, học viên SAPP Academy, Quán...

Học bổng ACCA – Raise Your Dream Scholarship

Học bổng Raise Your Dream sẽ trang bị đầy đủ cho bạn hành trang nền...

Chứng Chỉ CFA Và ACCA – Đâu Là Chứng Chỉ Phù Hợp Với Bạn?

 ACCA và CFA là hai trong số các chương trình cấp chứng chỉ được các...

10 Công Ty Kiểm Toán Lớn Nhất Việt Nam

1. Tiêu Chí Xếp Hạng Công Ty Kiểm Toán 1.1 Doanh Thu Lớn Nhất Việt...

Các Dạng Gian Lận Trong Vốn Hóa Chi Phí Phổ Biến

1. Gian lận trong vốn hóa chi phí là gì? Một trong những gian lận...

#7+ Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản Nhưng Quan Trọng Bạn Phải Biết

Dù ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng luôn có những quy định,...

Vai trò của External Audit là gì? Vì sao cần ACCA

Nếu bạn mong muốn làm việc tại BIG4 với vị trí kiểm toán bạn chắc...