ACCA06/10/2024

Mở Khoá Cơ Hội Nghề Nghiệp Mới “Chief Of Staff” Cùng ACCA Member

Cách đây gần 10 năm, chị Nguyễn Hồng Vân – hiện là Chief Of Staff của FPT Semiconductor, lúc ấy còn là sinh viên của Học viện Tài chính, đã biết tới SAPP Academy qua khoá học tiếng Anh chuyên ngành. Ấn tượng bởi chất lượng đào tạo của SAPP, chị Vân đã quyết định theo học ACCA tại đây. Trong suốt nhiều năm, qua nhiều biến động cuộc sống: chuyển việc, kết hôn, sinh con, chị Vân vẫn kiên trì, bền bỉ theo đuổi tới cùng chứng chỉ danh giá này và đạt được “trái ngọt” là danh vị ACCA Member. Cùng SAPP khám phá hành trình chinh phục ACCA cũng như vị trí Chief Of Staff – một công việc tương đối mới lạ qua chia sẻ của chị Hồng Vân trong bài viết dưới đây!

Chị bắt đầu học ACCA vào khoảng thời gian nào? Điều gì đã khiến chị chọn ACCA?

Chị biết đến ACCA từ khi nhập học đại học vào năm 2012. Khi đó việc học các chứng chỉ quốc tế chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam, nhưng ACCA khiến chị rất ấn tượng vì các những áp phích quảng cáo của ACCA tại trường chị rất nổi bật. Nhưng mãi đến năm 2015, chị mới chính thức bắt đầu học ACCA. Chị lựa chọn ACCA vì muốn làm việc trong môi trường quốc tế như BIG4 và thường các doanh nghiệp này sẽ ưu tiên ứng viên sở hữu ACCA. Đây cũng là chứng chỉ mang lại kiến thức được cập nhật theo chuẩn quốc tế một cách toàn diện từ kế toán, kiểm toán, thuế đến vận hành doanh nghiệp. Thêm nữa, chi phí của ACCA lúc đó khá hợp lý với ngân sách của chị.

Chị có gặp rào cản gì khi học ACCA vào thời điểm đó không? 

Chị nghĩ việc học ACCA đã thay đổi khá nhiều sau 10 năm. Vào thời điểm chị bắt đầu, số trung tâm đào tạo ACCA rất ít, học phí cũng khá cao, một môn học có khi đắt hơn cả học phí một kỳ học trên đại học. Ngoài ra, lúc đó chỉ có lớp học trực tiếp, không có lựa chọn học online. Thông tin về ACCA và học bổng cũng hạn chế. Thường chỉ có các bạn tham gia hoạt động câu lạc bộ hay cuộc thi học thuật mới nắm bắt được những thông tin về ACCA. Số lượng doanh nghiệp có chính sách ưu tiên ACCA khi ấy không nhiều như bây giờ mà chỉ có các công ty Kiểm toán quốc tế như BIG4.

Hiện tại thì việc học đã trở nên thuận tiện hơn nhiều. Có nhiều đơn vị đào tạo hơn cho các bạn lựa chọn, hình thức học đa dạng từ trực tiếp, hybrid, online nên có chi phí hợp lý hơn. Quan trọng nhất là ACCA giờ đây được đánh giá rất cao trong nhiều doanh nghiệp, không chỉ ở kiểm toán mà còn nhiều lĩnh vực khác. Học viên ACCA thường sở hữu nhiều lợi thế trong các vòng thi tuyển vào các doanh nghiệp lớn. Như công ty chị hiện tại là FPT cũng có sự ưu tiên đối với các ứng viên có chứng chỉ ACCA.

Vì sao ở thời điểm đó chị lại tin tưởng lựa chọn SAPP Academy chứ không phải một cái tên nào khác?

Cái hay nhất của SAPP chính là hiểu rõ “điểm đau” của học viên từng trường. Ở thời điểm đó, tiếng Anh là một khó khăn chung của sinh viên Học viện Tài chính. SAPP khi ấy rất nổi tiếng trong cộng đồng sinh viên với khoá học Tiếng Anh chuyên ngành. Chị có tham gia khoá học và rất ấn tượng với chất lượng đào tạo của SAPP, dù khi ấy quy mô của SAPP còn chưa lớn mạnh như bây giờ. Khóa học ngắn gọn nhưng rất thực tiễn và dễ tiếp cận. 

SAPP còn sở hữu một đội ngũ rất truyền cảm hứng. Đến giờ chị vẫn nhớ mãi những câu chuyện về hành trình thành công của giảng viên, điều đã giúp chị có thêm động lực để theo đuổi mục tiêu của mình.. Ngoài ra, trước, trong và thậm chí sau khi học, chị đều nhận được sự hỗ trợ rất tận tình của đội ngũ SAPP Academy. Đến bây giờ dù không còn là học viên của SAPP nữa nhưng thỉnh thoảng chị vẫn vào fanpage, website của SAPP đã tham khảo các bài viết truyền cảm hứng hay các tips ôn tập ACCA mà các bạn chia sẻ.

Hành trình học ACCA của chị như thế nào?

So với nhiều “học bá” thi đâu trúng đó thì hành trình của chị cũng khá gian truân. Chị mất khoảng 6-7 năm mới hoàn thành ACCA, vì có những giai đoạn chị phải tạm dừng do thay đổi công việc, kết hôn và sinh em bé. Nhưng cũng nhờ vậy mà chị đã chứng chỉ rất nhiều giai đoạn “thăng trầm” của ACCA: từ khi chỉ có thi tự luận trên giấy, tới khi kết hợp thi trắc nghiệm và tự luận và hiện tại là thi CBE.

Để hoàn thành ACCA cần sự đầu tư về thời gian, nguồn lực và rất nhiều kiên định, quyết tâm. Sau vài lần thi trượt, chị cũng cảm thấy nản và có ý nghĩ bỏ cuộc “Hay là dừng ở đây thôi?”. Nhưng chị thấy may mắn vì mình đã vượt qua được giai đoạn đó và đi tới cùng. 

APM (Advanced Performance Management) là môn khó nhằn nhất đối với chị. Đây là môn chị tưởng dễ nhưng hoá ra không hề “dễ ăn”. Lúc đầu chị nghĩ APM sẽ giống với môn SBL (Strategic Business Leader), đều đi từ framework, tới chiến lược và triển khai thực tế. Nhưng APM sẽ đi sâu vào quá trình áp dụng framework đối với từng loại hình tổ chức: từ nhà nước tới tư nhân, trải dài nhiều ngành nghề khác nhau. Có bài thi mình còn phải đóng vai là nhân viên cục cảnh sát hay là nhân viên trong tổ chức giáo dục, những ngành nghề mà chị rất ít khi tiếp xúc. 

Chị cũng phải thi tới 4-5 lần mới qua được môn APM. Kinh nghiệm của chị là nắm hết các kiến thức trong syllabus, hình dung được cách ứng dụng kiến thức trong thực tế. Trong quá trình làm đề thì chủ động đánh giá kiến thức xem mình đang thiếu ở đâu, chưa chắc ở đâu để kịp thời bổ sung.

Làm thế nào chị vượt qua được cảm giác muốn bỏ cuộc trên hành trình ấy?

Điều quan trọng nhất là ý muốn sở hữu chứng chỉ này ngay từ đầu. Vậy nên mỗi khi có suy nghĩ khi dừng lại giữa chừng chị đều có sự day dứt. Bản thân mình đã đầu tư rất nhiều thời gian, công sức cho hành trình này và rõ ràng mình có thể đi xa hơn, vậy tại sao mình dừng ở đây. Có những lần chị thi suýt soát đủ điểm qua môn rồi mà vẫn trượt hay là thi một môn đến lần thứ ba vẫn trượt, chị cũng nản chứ. Nhưng chính suy nghĩ “Mình đã đi xa đến vậy rồi, sao không cố gắng một chút nữa để đi tới tận cùng xem sao” đã níu chân chị trên hành trình này.

ACCA mang lại những giá trị gì đối với sự nghiệp của chị?

Trước hết, ACCA sẽ mang lại nền tảng kiến thức sâu rộng về từ kế toán, kiểm toán, thuế đến quản trị nội bộ, chiến lược và vận hành ở tầng cao của doanh nghiệp. Cùng với đó là cơ hội mở rộng network, kết nối với nhiều chuyên gia trong ngành là hội viên ACCA. Từ ACCA, bạn có thể kết nối với các doanh nghiệp có chính sách ưu tiên. Bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình ứng tuyển, đặc biệt đối với vòng CV và test chuyên ngành, từ đó gia tăng tỷ lệ nhận được offer chính thức. Theo kinh nghiệm của chị thì vào BIG4 mà có ACCA thì bạn sẽ có khả năng thăng tiến nhanh hơn. 

Quan trọng nhất, theo đuổi ACCA cũng chính là hành trình phát triển bản thân. Bạn sẽ tự trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng quan trọng như work- life balance, đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch, rèn luyện sự kiên định và quyết tâm để đạt được mục tiêu cuối cùng là danh vị ACCA Member.

>> THAM KHẢO KHOÁ HỌC ACCA: TẠI ĐÂY

ACCA đã mở ra cho chị những cơ hội nghề nghiệp như thế nào? Ở vị trí hiện tại, chị có còn ứng dụng kiến thức ACCA hay không?

4 năm đầu sự nghiệp chị làm Kiểm toán tại KPMG, sau đó chị chuyển sang mảng Business Intelligence (BI) và hiện tại, chị đang là Chánh văn phòng (Chief of Staff) tại FPT Semiconductor – một start-up trong lĩnh vực bán dẫn. Trong quá trình làm nghề, chị nhận thấy luôn có một khoảng cách nhất định giữa 2 bộ phận Tài chính và Kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong khi trên thực tế 2 mảng này phải gắn bó khăng khít với nhau. Đó chính là vai trò của vị trí Chief of Staff mà chị đang đảm nhiệm.

Đây là một vị trí khá mới và chưa phổ biến tại Việt Nam. Đầu công việc của vị trí này không cố định mà sẽ tuỳ thuộc vào quy mô công ty. Công việc chính của chị hiện nay sẽ là quản trị tài chính cho doanh nghiệp. Dựa vào các số liệu tài chính, chị cần đưa ra các insight để tư vấn và đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp. Kiến thức cốt lõi của công việc này là tài chính và phân tích dữ liệu.

Là một người trái ngành từ Kiểm toán sang BI, chị nghĩ rằng hẳn phải có lý do xác đáng để doanh nghiệp chọn chị. Chị nghĩ đó là vì bản thân có nền tảng về Tài chính – Kiểm toán nhờ việc học ACCA. Bản thân công việc Kiểm toán cũng mang lại rất nhiều kinh nghiệm, không chỉ về kiến thức mà còn là khả năng học tập nhanh chóng, quản trị được nhiều bên liên quan (stakeholder). Điều này đáp ứng được yêu cầu của nghề BI vốn cũng đòi hỏi bạn phải giao tiếp liên phòng ban để kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn. Ngoài ram, bạn phải thực sự hiểu doanh nghiệp thì mới đưa ra được những insight có giá trị.

Hiện tại chị vẫn ứng dụng kiến thức ACCA vào công việc. Kiến thức của ACCA rất rộng và là nền tảng vững chắc để bạn giải được nhiều bài toán mới như đầu tư, lên kế hoạch ngân sách cho doanh nghiệp.. Ngoài ra, chương trình ACCA cũng liên tục được cập nhật để bám sát thực tiễn của doanh nghiệp. 

Học ACCA khi còn là sinh viên với khi đi làm có điểm gì khác biệt? Chị có lời khuyên nào cho các bạn sinh viên mới bắt đầu học ACCA?

Nếu được hỏi nên học ACCA khi là sinh viên hay khi đã đi làm thì chị nghĩ không có câu trả lời đúng nhất cho mọi trường hợp. Ở mỗi thời điểm ACCA sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm khác nhau. Khi còn đi học, em sẽ tập trung nhiều hơn vào kiến thức, có nhiều thời gian để luyện đề hơn. Mặt khác, khi học ACCA khi đã đi làm thì bạn có thể thấy rõ ứng dụng của ACCA trong thực tế công việc hiện tại của mình. 

Học ACCA không chỉ đơn thuần là học kiến thức mà đó là hành trình quản trị bản thân. Bạn sẽ phải học cách sắp xếp thời gian, công việc sao cho vừa đạt được mục tiêu công việc, vừa hoàn thành được ACCA.

Ai cũng có một quỹ thời gian giống nhau, 24 giờ mỗi ngày. Quan trọng là cách mình sử dụng quỹ thời gian đó như thế nào. Hãy tự hỏi mình “Vì sao lại bắt đầu hành trình này?”. Sau khi đã có câu trả lời rõ ràng, bạn hẵng bắt tay vào chuẩn bị. Hãy tìm hiểu đặc thù môn học: cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành, dự định thi khi nào… Sau đó, bạn cần hiểu bản thân: Bạn là người học tập hiệu quả vào ban đêm hay sáng sớm, bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian cho việc học ACCA… Để từ đó lên kế hoạch học tập chi tiết cho bản thân. Cuối cùng là kỷ luật, kiên định và sát sao với kế hoạch đó. 

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
FP&A là gì? 4 yếu tố quan trọng mà ACCA đem lại giúp bạn thành công với vị trí FP&A

Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc quản lý tài chính...

Lộ Trình Luyện Thi Vào Big4

Big4 là tên gọi rất quen thuộc của 4 công ty kiểm toán hàng đầu...

[Casestudy] Absorption Costing – Phương Pháp Giá Thành Toàn Bộ

Trong mảng kiến thức về Apsorption Costing ở môn F2 ACCA, khi chi phí chung...

[Phân Biệt] Hóa Đơn Bán Hàng Và Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng đều được lập khi...

Học Kế Toán Thì Làm Gì? Các Trường Đại Học Nào Đào Tạo Ngành Kế Toán? Vì Sao Kế Toán Thường Học ACCA?

Luôn giữ “độ hot” qua các năm,, ngành kế toán được rất nhiều bạn trẻ...

Chi phí sản xuất chung trong kế toán và kế toán quản trị

Chi phí sản xuất chung là gì? Được phân bổ và hạch toán ra sao?...

# Hóa Đơn Điện Tử Là Gì? Điều Cần Biết Trước Khi Triển Khai

Tìm hiểu hóa đơn điện tử là gì và những điều quan trọng cần biết...

#Nguyên Tắc Khấu Trừ Thuế GTGT Theo Quy Định

Khám phá các nguyên tắc quan trọng về khấu trừ thuế GTGT theo quy định...