ACCA20/06/2024

Cùng Kế Toán Trưởng Đạt 78/100 Điểm Môn MA Chia Sẻ Về Ứng Dụng Của ACCA Trong Lĩnh Vực SaaS

Anh Nguyễn Văn Ngọc, Học viên SAPP, Kế toán trưởng tại LittleLives Việt Nam đã chia sẻ những góc nhìn rất thú vị của mình về các môn học ACCA với vai trò của một người kế toán trưởng trong lĩnh vực SaaS (Software as a service). Hãy cùng SAPP khám phá câu chuyện của anh trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bước ngoặt đến với Kế toán – Tài chính

Anh Nguyễn Văn Ngọc, Học viên SAPP, đồng thời là cựu sinh viên Kinh tế quốc tế của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Hiện tại anh đang là Kế toán trưởng tại LittleLives – Một công ty cung cấp hệ thống quản lý mầm non hàng đầu Singapore có chi nhánh tại Việt Nam. Ngày 07/03/2024, anh Ngọc đã xuất sắc đạt 78/100 điểm môn MA ACCA

Từ một chuyên viên tín dụng ngân hàng, anh Ngọc đã “bén duyên” với kế toán – tài chính và chuyển hướng sang mảng này. Khi xác định nghiêm túc phát triển sự nghiệp theo hướng kế toán – tài chính, anh đã bắt đầu hành trình chinh phục ACCA để phục vụ cho mục tiêu trở thành Giám đốc tài chính (CFO) trong tương lai. Nhiều người sẽ thấy rằng tuổi 36 là quá muộn để bắt đầu một thứ gì đó mới. Tuy nhiên, anh quan niệm “Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu, chỉ cần mình kiên trì và quyết tâm với mục tiêu mình đã đặt ra”.

2. ACCA ứng dụng trong công việc của Kế Toán Trưởng

Hiện tại, anh Ngọc sẽ phụ trách các công việc của kế toán như: kế toán phần hành, phụ trách kê khai và nộp bảo hiểm cho nhân viên, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo tài chính,…

Chia sẻ vì sao lại chọn học ACCA, anh Ngọc nói: “Mục tiêu của anh là phát triển sâu hơn về quản lý tài chính, sau đó là quản lý doanh nghiệp. Lộ trình phát triển anh định hướng sẽ là từ Kế toán trưởng tới CFO đến CEO. Theo quan sát của anh, có rất nhiều trường hợp CEO có xuất phát điểm từ CFO vì CFO là người hiểu rất rõ về tài chính – mạch máu của doanh nghiệp. Khi quản lý được dòng tiền trong doanh nghiệp thì sẽ hiểu doanh nghiệp vận hành như thế nào ở các góc độ, hiểu cách đo lường hiệu quả và nếu kết hợp thêm một số kiến thức nữa thì phát triển lên CEO là phù hợp. Anh nghĩ việc trở thành CFO thì kiến thức về tài chính – kế toán là rất quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60%, phần còn lại là các kiến thức về quản trị nhân lực, quản trị hiệu suất… Do vậy, anh lựa chọn học ACCA tại giai đoạn này”.

Anh Ngọc cho rằng, với bước tiến lên CFO, anh cần có một tấm “bảo chứng” cho năng lực chuyên môn, có đủ điều kiện công tác trong lĩnh vực tài chính – kế toán. Vì thế nên ACCA là lựa chọn hoàn hảo. Bên cạnh đó, Việt Nam đã đang và sẽ mở cửa cho các doanh nghiệp quốc tế nên việc trang bị chứng chỉ được công nhận trên rất nhiều quốc gia như ACCA là cần thiết. Kế toán trưởng chia sẻ: “Bản thân anh rất mong muốn làm việc cho môi trường quốc tế, nên người ta sẽ cần cái gì đó mang tính quốc tế hơn. ACCA như một lời khẳng định rằng anh được công nhận cả về năng lực và kinh nghiệm để đảm nhiệm vị trí quản lý”.

Với công việc hiện tại thì những gì anh Ngọc đã học trong ACCA đều đang được áp dụng. Đặc thù của doanh nghiệp FDI như công ty anh thì ngoài báo cáo tài chính thông thường thì sẽ phải làm báo cáo tài chính dành riêng cho các doanh nghiệp FDI. Trong đó sẽ có một số nội dung như: vốn đầu tư từ nước ngoài được doanh nghiệp sử dụng như thế nào, có nợ nước ngoài không…. Ngoài ra sẽ có thêm một số loại báo cáo nữa.

Kế toán trưởng chia sẻ: “Những gì anh học trong ACCA như môn Kế toán tài chính (FA/F3), Kế toán quản trị (MA/F2), Báo cáo tài chính (FR/F7) và Quản trị hiệu quả hoạt động (PM/F5) đều rất hữu ích trong quá trình làm việc. Các môn học về báo cáo tài chính, kế toán giúp anh lập báo cáo tài chính phục vụ cho cả mục đích báo cáo theo quy định của pháp luật và báo cáo nội bộ đúng với các chuẩn mực hiện hành như VAS và IFRS”. 

Trước đây khi chưa tiếp cận môn học Kế toán quản trị (MA/F2), anh Ngọc thường lập kế hoạch ngân sách một cách khá đơn giản. Nhưng sau khi học xong môn này, anh Ngọc đã biết được những vấn đề nào mình gặp phải khi lập ngân sách và nên làm như thế nào để cải thiện nó. Cuối năm 2023, anh đã lập kế hoạch ngân sách 2024 dựa trên những kiến thức đã học của Kế toán quản trị (MA/F2).

Quản trị hiệu quả hoạt động (PM/F5) cũng hỗ trợ anh Ngọc trong quá trình ra quyết định. Anh chia sẻ: “Mặc dù bản chất công ty chỉ làm về phần mềm duy nhất là phần mềm quản lý các trường mầm non nhưng nếu có khách hàng nào đó đặt vấn đề là muốn sản xuất một phần mềm hoặc tính năng nào đấy trên phần mềm của người ta thì mình có sẵn sàng phân bổ nguồn lực làm việc đó không? Việc trả lời câu hỏi có hay không sẽ dựa vào kết quả của quá trình ra quyết định dựa trên các con số được tính toán bởi môn Performance Management”.

>> Tìm hiểu về khóa học ACCA tại đây

3. Chỉ số “vàng” cần lưu ý trên báo cáo tài chính của lĩnh vực SaaS

Cũng như vị trí kế toán tại các doanh nghiệp khác, anh sẽ làm các công việc liên quan đến kế toán tài chính, báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm. Tuy nhiên trong ngành này, tỷ lệ thôi việc (turnover rate) khá cao, nhân sự ra vào tương đối nhiều hàng tháng. Trong khi đó anh cũng phụ trách kê khai và đóng bảo hiểm cho nhân sự. Do vậy, đầu mục công việc tuy ít nhưng nhân lên với lượng lớn nhân sự thì khối lượng công việc sẽ khá nhiều.

Công việc kế toán thường ngày của anh Ngọc sẽ có hai phần đúng như 2 môn Kế toán tài chính và Kế toán quản trị trong ACCA. Trong đó:

  • Kế toán tài chính: Lập các loại báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Để có báo cáo thì phải hạch toán thu chi theo đúng quy trình. Các kiến thức này được dạy rất chi tiết trong ACCA.
  • Kế toán quản trị: Lập các báo cáo nội bộ thiên về hướng Kế toán quản trị. 

Với đặc thù công ty về phần mềm, ngoài các chỉ số tài chính thông thường thì sẽ cần lưu ý thêm các chỉ số riêng của ngành. Ví dụ cho ngành SaaS là những phần mềm mang tính đăng ký (subscription) phải trả phí theo tháng, theo năm…. Cần lưu ý chỉ số tài chính đặc biệt như là MRR (Monthly Recurring Revenue). Cốt lõi của ngành SaaS là chỉ số MRR. Ngoài ra sẽ cần phân tích một vài chỉ số phi tài chính như: số lượng khách hàng hiện tại, số lượng khách hàng mới, số lượng khách hàng sẽ ngừng sử dụng, số lượng khách hàng sẽ sử dụng thêm các tiện ích trên nền tảng hiện có. Trong vai trò là kế toán, mình cũng cần kết hợp với team Product (sản phẩm) để tìm ra nguyên nhân tại sao khách hàng ngừng sử dụng. Ví dụ: Tính năng không phù hợp. Điểm này khá sát với phần Variance analysis (Phân tích chênh lệch) trong kế toán quản trị, chỉ là thước đo của nó khác nhau. Câu chuyện là mình cần phối hợp với các phòng ban khác để tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục các vấn đề.

>> Tìm hiểu về khóa học ACCA tại đây

4. Bí kíp ôn tập giúp đạt 70+ điểm các môn ACCA

Có hai “công cụ” chính đồng hành cùng anh Ngọc trong quá trình ôn tập là: sách lý thuyết của SAPP và bài tập BPP. Với lý thuyết của SAPP, anh sẽ đọc và ghi chép ý chính. Anh thường đọc hết mục lục để nắm đc tinh thần của môn học. Sau đó đi vào chi tiết thì ghi chép đầy đủ. Anh Ngọc quan niệm: “Một lần ghi là một lần nhớ, ghi chép là phương pháp để nhớ kiến thức”. Sau khi học xong lý thuyết của phần nào anh sẽ làm luôn bài tập của phần đó trong sách BPP. Gần tới ngày thi thì anh sẽ làm lại một lượt từ đầu tới cuối sách. Tổng cộng sẽ cần làm đi làm lại quyển BPP khoảng 2 lần.

Là người đã có gia đình, thời gian vô cùng eo hẹp, anh Ngọc đã cần nỗ lực rất nhiều để cân đối thời gian. Anh Ngọc chia sẻ: “Mỗi ngày nên dành ít nhất 1 tiếng cho việc học, không nên dồn vào cuối tuần. Học như vậy sẽ không hiệu quả. Mình cần quản lý thời gian chặt chẽ để đạt được mục tiêu cá nhân”. 

Nhận xét về tài liệu của SAPP, anh Ngọc thấy rằng các nội dung trong sách khá sát với yêu cầu thực tế của ngành. Bộ tài liệu mới của SAPP đã cải tiến rất nhiều: font chữ, size rất dễ đọc, bố cục chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt anh rất ấn tượng với phần “Student notes” để học viên có thể ghi chép. Thay đổi này rất thông minh và hữu ích với người có phương pháp học tập là ghi chép nhiều như anh.

Tổng thời gian làm đề là 2 tiếng. Anh Ngọc thường dành 1 tiếng 30 phút để làm bài một lượt. Câu nào dễ làm trước, khó làm sau để tránh mất điểm. Những câu chưa làm được anh sẽ đánh dấu lại và làm sau. 30 phút cuối anh sẽ làm những câu mình đã đánh dấu và soát lại bài một lần. Trong quá trình thi, đã có câu anh bấm máy lại và thấy kết quả có chênh lệch với lúc đầu làm. May mắn là anh đã kịp phát hiện trong quá trình soát lại bài.

Cảm ơn anh Ngọc về buổi chia sẻ. Chúc anh Ngọc sẽ thành công trên chặng đường chinh phục ước mơ trở thành Giám đốc Tài chính!

Nếu bạn đang quan tâm về lộ trình học ACCA vững bước tới vị trí CFO, CEO trong doanh nghiệp thì hãy đăng ký TẠI ĐÂY để SAPP hỗ trợ nhé!

Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
[Tìm Hiểu] LW/F4 ACCA Là Gì? Kiến Thức Nào Có Trong Môn Học Này?

LW/F4 ACCA là gì? Đâu là những kiến thức sẽ có trong môn học này?...

#1 So Sánh Chứng Chỉ ACCA Và CPA Chi Tiết Cụ Thể Cho Từng Đối Tượng

Tổng hợp so sánh chứng chỉ ACCA và CPA chi tiết cụ thể đối với...

#1 Tìm hiểu sự khác biệt giữa chứng chỉ ACCA và CMA

So sánh chứng chỉ ACCA và CMA để tìm hiểu sự khác biệt giữa hai...

Chuyên Viên Tài Chính Doanh Nghiệp Là Gì? Vì Sao ACCA Cần Thiết Với Công Việc Này?

Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu về công việc Tài chính doanh nghiệp qua bài...

#1 Tìm Hiểu Sự Khác Biệt Giữa Chứng Chỉ ACCA Và CPA

So sánh chứng chỉ ACCA và CPA để quyết định lựa chọn phù hợp với...

Tại sao dù được miễn, bạn vẫn nên học FA/F3 ACCA?

Có nên học FA/F3 ACCA khi được miễn môn học này không? Liệu có nên...

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Lương

Phần hành về lương không hề khó chỉ có điều nó thường luôn “lệch”. Có...

#1 Giới Thiệu Về Khóa Học ACCA PM online Tại SAPP Academy

ACCA PM là chứng chỉ được nhiều người theo đuổi, vì đây là chìa khóa...