Từ Sinh Viên Trái Ngành Đến Prize Winner Môn AFM/P4 ACCA, Chàng Trai FTU HCM Đã Bất Ngờ Nhận Offer Từ UOB
Môn AFM/P4 được đánh giá là “khó nhằn” với các bạn sinh viên vì nội dung của môn học này rất mới, có nhiều lý thuyết và có thể gây nhầm lẫn cho học viên. Tuy nhiên, bạn Nguyễn Tuấn Kiệt – một sinh viên với background trái ngành, đã xuất sắc trở thành Prize Winner môn AFM/P4 trong kỳ thi ACCA tháng 03/2024. Cùng khám phá “bí kíp” thành công của Tuấn Kiệt qua bài viết dưới đây nhé!
1. Cơ duyên đưa Nguyễn Tuấn Kiệt đến với ACCA
Tuấn Kiệt là sinh viên năm cuối chuyên ngành Kinh tế đối ngoại của trường Đại học Ngoại Thương CS2. Nhận thấy chuyên ngành của mình tương đối rộng và bao quát, Tuấn Kiệt đã chọn bổ sung kiến thức với các chứng chỉ quốc tế để rẽ hướng sang lĩnh vực Tài chính. Ban đầu, cậu bạn này đã phân vân giữa chứng chỉ ACCA và CFA khi bắt đầu tìm hiểu. Đánh giá về ACCA, Tuấn Kiệt cho biết: “Mình muốn theo thiên hướng Tài chính doanh nghiệp nhiều hơn nên ACCA là một chứng chỉ khá toàn diện, vừa đi sâu vào kiến thức Tài chính – Kế toán vừa dạy cả về chiến lược quản trị nên rất phù hợp để bổ trợ chuyên môn cho mình.”
Với mong muốn trở thành một chuyên viên Tài chính tại các doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia, Kiệt đã đăng ký khóa học ACCA tại SAPP Academy ngay từ đầu năm hai đại học. Đến nay, cậu bạn đã hoàn thành xong các môn ở Cấp độ kiến thức ứng dụng và Cấp độ kỹ năng ứng dụng. Sau khi kết thúc môn FM/F9, Kiệt đã quyết định chinh phục tiếp môn AFM/P4 ở Cấp độ chiến lược chuyên nghiệp và xuất sắc trở thành Prize Winner với số điểm là 74.
>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây
2. Chinh phục AFM/P4 ACCA không hề khó, chỉ cần “không nghỉ buổi học nào”
Thực tế, AFM/P4 là môn học nâng cao của FM/F9, với cấu trúc học phần tương tự nhưng đi sâu vào kiến thức dành cho nhà quản trị. Vừa hoàn thành xong môn FM/F9 kỳ tháng 12/2023, Tuấn Kiệt quyết định học lên môn AFM/P4 để không bị quên kiến thức. Cậu bạn chia sẻ: “Ban đầu mình khá tự tin nhưng khi bắt đầu vào học thì thấy khá ngợp vì kiến thức môn AFM/P4 quá nhiều, kiến thức lại đi vào chi tiết quá, cách tiếp cận cũng khác.”
Theo Kiệt chia sẻ, phần khác nhất sẽ là đề thi. Trong khi FM/F9 có 60 điểm trắc nghiệm, thì AFM/P4 lại là 100 điểm tự luận. Kiệt cho biết: “FM/F9 có thể học trắc nghiệm để ôn nhưng khi làm đề thi AFM/P4 thì phải làm tay hết. Làm tự luận nó sẽ mệt và dễ nản hơn chút.”
Vẫn còn nhớ kiến thức của môn FM/F9 nên mặc dù là môn khó nhưng Kiệt vẫn có thể nắm được kiến thức rất nhanh. Cộng thêm sự hướng dẫn của giảng viên Phạm Cao Kỳ và sự hỗ trợ từ SAPP Academy, Tuấn Kiệt đã chinh phục môn AFM/P4 khá thuận lợi: “Mình may mắn khi được học với anh Kỳ. Đôi khi anh có thể dạy hơi chậm nhưng rất kỹ vì bản chất môn học này cần đi sâu vào chi tiết. Mình không ôn được hết vì kiến thức quá nhiều nên anh Kỳ đã giúp mình làm điều đó bằng việc cung cấp phần Summary sau mỗi buổi học. Phần tóm tắt kiến thức này như là một đảm bảo giúp mình có thể ôn tập kiến thức ngay sau buổi học và trước khi đi thi.” Ngoài ra, Kiệt còn chia sẻ rằng luôn phải tham gia đầy đủ các buổi học và chú ý nghe giảng ngay tại lớp, vì nghỉ một buổi sẽ rất dễ bị “mất gốc”.
>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây
3. “Bí kíp” ôn tập môn AFM/P4 từ mong muốn chỉ pass môn trở thành Prize Winner
Chia sẻ về quá trình ôn thi môn AFM/P4, Kiệt cho biết: “Mình chia quá trình ôn tập làm 3 giai đoạn: Ôn lại toàn bộ kiến thức; Làm bài tập trong cuốn BPP và Luyện tập đề thi thử Past exam. Trong quá trình học, mình sẽ cố gắng tập trung ngay ở những buổi học để quá trình ôn thi không bị vất vả, sau đó sẽ dành một tháng cuối để bứt tốc.”
Có hai “công cụ” chính đồng hành cùng Kiệt trong quá trình ôn tập là: slide bài giảng của SAPP và bài tập BPP. Với lý thuyết của SAPP, Kiệt sẽ đọc toàn bộ phần slide và đặc biệt là Summary cuối mỗi buổi về các kiến thức xoay quanh AFM/P4 như present value, future value, annuity, discount factor. Sau khi học xong lý thuyết của phần nào Kiệt sẽ làm luôn bài tập của phần đó trong sách BPP. Gần tới ngày thi thì bạn sẽ làm lại một lượt từ đầu tới cuối sách. Tổng cộng sẽ cần làm đi làm lại quyển BPP khoảng 2 lần.
Nhận xét về tài liệu của SAPP, Tuấn Kiệt thấy các kiến thức được phân loại thành các bài tập điển hình, hữu ích trong quá trình ôn luyện. Bên cạnh đó, lượng câu hỏi của Kaplan khá phong phú, bao quát nội dung mà ACCA yêu cầu học viên cần nắm chắc. Kiệt chia sẻ thêm: “Lớp anh Kỳ đơn giản hoá quá trình học của mình rất nhiều. Cả 3 giai đoạn từ ôn tập kiến thức đến luyện đề Past exam mình đều ôn trong lớp anh Kỳ luôn. Tài liệu của SAPP quá đủ, có thể ôn được hết kiến thức đó thì tỷ lệ đỗ sẽ rất cao. Mình cũng không tải tài liệu tràn lan trên mạng, mình sẽ tập trung vào những nguồn pro nhất chứ không tập trung quá nhiều vào chi tiết, nhất là các môn P của ACCA sẽ dễ bị ngợp.”
>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây
4. “Chuyển làn” mượt mà với chứng chỉ ACCA và nhận được offer bất ngờ từ sếp
Chính vì lợi thế nắm vững kiến thức Tài chính – Kế toán thông qua chứng chỉ ACCA, Kiệt đã có những cơ hội việc làm đúng với nguyện vọng. Kiệt chia sẻ: “Trước đó, mình chủ yếu làm ở bộ phận Back office, thiên về Data nhiều hơn. Nhưng khi bộ phận Quan hệ khách hàng ở UOB cần một người có khả năng đánh giá tài chính của doanh nghiệp như: Khả năng trả nợ, khả năng rủi ro liên quan đến dòng tiền, khoản phải thu,… thì mình đã được đề xuất vì đã học các kiến thức nghiệp vụ thông qua chứng chỉ ACCA.”
Với tính chất công việc ngày càng thay đổi, vị trí Quan hệ khách hàng doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi nhân sự dừng lại ở việc có nghiệp vụ ngân hàng hay khả năng giao tiếp tốt là đủ, mà đòi hỏi chuyên môn cao hơn để giải quyết những tình huống Tài chính phức tạp.
Sau khi học các môn ACCA, với kiến thức Tài chính vững vàng, Kiệt có thể đưa ra những tư vấn cụ thể nhất cho khách hàng như: Các thắc mắc về tài sản đảm bảo, ảnh hưởng của doanh nghiệp, tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Kiệt còn chia sẻ thêm: “Mọi người hay nói việc áp dụng từ sách vở ra thực tế là câu chuyện khó, nhưng đối với Kiệt, các môn ACCA có thể áp dụng luôn được, đặc biệt là các case study trong các buổi học.”
5. Lời khuyên dành cho các bạn đang theo đuổi chứng chỉ ACCA
Với kinh nghiệm hoàn thành gần hết các môn trong chương trình ACCA, Kiệt đã đúc rút một số kinh nghiệm dành cho các bạn: “Không nên ôn gấp, học dồn nhiều môn. Mỗi ngày nên dành ít nhất 1 tiếng cho việc học, không nên dồn vào cuối tuần. Mình cần quản lý thời gian chặt chẽ để đạt được mục tiêu cá nhân.”
Đặc biệt, Kiệt có gửi 3 lời khuyên tới các bạn sẽ tham dự kỳ thi ACCA tháng 6 tới là:
- Tập trung 80% ôn các vấn đề cốt lõi (nên dựa trên slide và kiến thức revision của SAPP)
- Làm nhiều bộ đề có sẵn trên trang ACCA, tuy nhiên cần chọn lọc các bài thuộc vào phần 80% kiến thức trọng tâm đang ôn. Đừng quên tham khảo lời giải và phải thật hiểu bản chất vấn đề nhé.
- Tuần cuối hãy dùng để ôn tập 20% kiến thức còn lại, đồng thời thực hiện giải đề một cách trọn vẹn và phân bổ thời gian để không bị bối rối khi vào phòng thi.
Với mục tiêu trở thành một chuyên gia lĩnh vực Tài chính, Tuấn Kiệt sẽ tiếp tục hoàn thành các môn ở Cấp độ chiến lược chuyên nghiệp để được công nhận ACCA Member trong thời gian sớm nhất. Bạn hãy theo dõi các blog của SAPP Academy để được nghe những chia sẻ siêu thú vị về lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính nhé!
>> Tìm hiểu khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây
Xem thêm: