CFA25/11/2024

Thông tin A-Z về CFA Level 2 – Cấu trúc, lịch thi, cơ hội đem lại

CFA Level 2 thường được đánh giá là có độ khó cao nhất trong cả 3 Level, vậy hoàn thành được kỳ thi đầy thách thức này sẽ đem lại cho bạn những gì? Thông qua bài viết dưới đây, SAPP Academy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ CFA level 2 cũng như cập nhật những thông tin mới nhất về kỳ thi này.

1. Yêu cầu đầu vào cho chương trình đào tạo CFA Level 2 

Để tham gia kỳ thi CFA Level 2, bạn cần đáp ứng một số điều kiện nhất định do Viện CFA (CFAI) quy định, bao gồm trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, hộ chiếu hợp lệ, trình độ tiếng Anh và tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

1.1. Học vấn và kinh nghiệm làm việc

Trước khi thi CFA Level 2, bạn bắt buộc phải vượt qua kỳ thi CFA Level 1 và đáp ứng một trong ba tiêu chí sau:

  • Bằng cử nhân: Bạn phải hoàn thành chương trình cử nhân hoặc tương đương tại một trường đại học hoặc cao đẳng được công nhận. Nếu không chắc chắn bằng cấp của mình có phù hợp hay không, bạn nên kiểm tra với trường của mình hoặc liên hệ CFA Institute.
  • Sinh viên Đại học:
    • Level 1: Trước ít nhất 23 tháng trước tháng tốt nghiệp (Đầu năm 3 đại học)
    • Level 2: Trước ít nhất 11 tháng trước tháng tốt nghiệp (Đầu năm 4 đại học)
    • Level 3: Có bằng cử nhân HOẶC tích lũy 4.000 giờ kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp
  • Kinh nghiệm làm việc: Nếu không có bằng cử nhân, bạn vẫn có thể thi nếu có tối thiểu 4.000 giờ kinh nghiệm làm việc hoặc kết hợp giữa học tập và làm việc trong vòng ba năm. Lưu ý rằng thời gian học tập và làm việc không được trùng lặp.

1.2. Hộ chiếu hợp lệ

Thí sinh thi CFA Level 2 phải có hộ chiếu hợp lệ

Để tham gia kỳ thi CFA, bạn bắt buộc phải có hộ chiếu quốc tế còn hiệu lực. Nếu hộ chiếu hết hạn trước ngày thi, bạn vẫn có thể đăng ký nhưng cần gia hạn và cập nhật thông tin trên tài khoản CFA trước ngày thi.

Hộ chiếu phải là dạng đọc được bằng máy (machine – readable), vì từ ngày 24/11/2015, các hộ chiếu viết tay không còn hợp lệ. Nếu thông tin trên hộ chiếu không trùng khớp với thông tin trong tài khoản CFA, bạn sẽ không được phép dự thi và lệ phí thi sẽ không được hoàn lại.

1.3. Trình độ tiếng Anh

Kỳ thi CFA được tổ chức hoàn toàn bằng tiếng Anh, vì vậy thí sinh cần có khả năng đọc hiểu và phân tích thông tin bằng tiếng Anh một cách thành thạo. Điều này đặc biệt quan trọng ở các level cao hơn. Mặc dù không có yêu cầu chính thức về chứng chỉ tiếng Anh, nhưng việc thông thạo ngôn ngữ này sẽ giúp bạn tiếp cận nội dung học tập và làm bài hiệu quả hơn. 

1.4. Chuẩn mực đạo đức và hành vi nghề nghiệp

CFA Institute yêu cầu tất cả thí sinh tuân thủ Bộ Quy tắc Đạo đức và Tiêu chuẩn Hành nghề (Code of Ethics and Standards of Professional Conduct). Viện CFA có một chương trình giám sát để điều tra và xử lý vi phạm, đảm bảo các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trong ngành tài chính.

Khi đăng ký tham gia chương trình CFA, bạn đồng ý tuân thủ các nguyên tắc đạo đức này. Nếu vi phạm, bạn có thể bị từ chối tham gia kỳ thi hoặc bị tước bỏ tư cách CFA Charterholder sau khi hoàn thành chương trình.

1.5. Hạn chế theo quy định quốc tế 

Do tuân thủ các quy định của Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài Hoa Kỳ (OFAC), CFAI không thể cung cấp chương trình thi cho công dân của một số quốc gia và khu vực bị hạn chế. 

Các vùng hạn chế khi thi CFA Level 2

Nếu đáp ứng đủ các yêu cầu trên, bạn có thể đăng ký CFA Level 2 và tiếp tục hành trình chinh phục chứng chỉ CFA danh giá. Việc tuân thủ các điều kiện đầu vào sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi và đảm bảo tính hợp lệ khi tham gia chương trình.

2. Các môn học CFA level 2

Chương trình CFA Level 2 tập trung vào việc áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, giúp thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Khóa học trang bị cho bạn khả năng đánh giá đầu tư, phân tích rủi ro và xây dựng chiến lược, đồng thời rèn luyện tư duy phân tích và kỹ năng ra quyết định quan trọng trong lĩnh vực tài chính.

Nội dung và kỳ thi Level 2 sẽ chuẩn bị cho bạn sẵn sàng với những thách thức phân tích trong các vai trò tài chính chuyên nghiệp, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho Level 3. 

Môn học Nội dung đào tạo Module  Tỷ trọng kiến thức
Ethical and Professional Standards

Ở Level 2, môn Ethics tiếp tục củng cố những khái niệm cốt lõi từ Level 1, với trọng tâm là Bộ Quy tắc Đạo đức và Tiêu chuẩn Ứng xử Nghề nghiệp của Viện CFA (CFAI).

Ngoài ra, chương trình còn bổ sung các chủ đề mới như Tiêu chuẩn Hoa hồng Mềm (Soft Dollar Standards), Tiêu chuẩn Nghiên cứu (Research Standards) và Hướng dẫn Đầu tư (Investment Guidelines).

Các câu hỏi trong phần này mang tính thử thách cao hơn, được trình bày dưới dạng bộ câu hỏi tình huống (item sets), đòi hỏi bạn phải phân tích và áp dụng kiến thức vào nhiều bối cảnh khác nhau.

  1. Code of Ethics and Standards of Professional Conduct
  2. Guidance for Standards I-VII
  3. Application of the Code and Standards: Level II
10-15%
Quantitative Methods

Quantitative Methods trong CFA Level 2 tập trung vào các công cụ phân tích và phương pháp thống kê, mở rộng từ những khái niệm nền tảng ở Level 1.

Các chủ đề bao gồm phân tích dòng tiền chiết khấu, lý thuyết xác suất và đo lường rủi ro, với trọng tâm là ứng dụng thực tiễn trong định giá chứng khoán và tài sản.

  1. Basics of Multiple Regression and Underlying Assumptions
  2. Evaluating Regression Model Fit and Interpreting Model Results
  3. Model Misspecification
  4. Extensions of Multiple Regression
  5. Time-Series Analysis
  6. Machine Learning
  7. Big Data Projects
5-10%
Economics

Economics đi sâu vào các nguyên tắc kinh tế vĩ mô và vi mô, bao gồm cung và cầu, cấu trúc thị trường, cùng với chính sách tài khóa và tiền tệ trong Level 2. 

Chương trình cũng mở rộng sang tác động của chu kỳ kinh tế đối với hoạt động kinh tế và thị trường tài chính, đồng thời tập trung vào chính sách của chính phủ và hệ thống kinh tế toàn cầu.

  1. Currency Exchange Rates: Understanding Equilibrium Value
  2. Economic Growth
5-10%
Financial Statement Analysis Với Level này, môn học Financial Statement Analysis tập trung vào đánh giá chuyên sâu các báo cáo tài chính, nhấn mạnh tác động của các chuẩn mực và phương pháp kế toán đối với chất lượng báo cáo.

Các chủ đề chính bao gồm phân tích hàng tồn kho, tài sản dài hạn và thuế thu nhập, giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho việc đánh giá toàn diện một doanh nghiệp.

  1. Intercorporate Investments
  2. Employee Compensation: Post Employment and Share-based
  3. Multinational Operations
  4. Analysis of Financial Institutions
  5. Evaluating the Quality of Financial Reports
  6. Integration of Financial Statement Analysis Techniques
10-15%
Corporate Issuers Chúng ta cùng gặp lại môn học Corporate Issuers trong Level 2. Tại đây, học viên sẽ tập trung vào quản trị công ty, quản lý các bên liên quan và các quyết định tài chính quan trọng.

Chương trình nhấn mạnh đến phân bổ vốn, quản lý vốn lưu động và các chiến lược tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp, đồng thời cân bằng lợi ích của các bên liên quan.

  1. Analysis of Dividends and Share Repurchases
  2. Environmental, Social, and Governance (ESG) Considerations in Investment Analysis
  3. Cost of Capital: Advanced Topics
  4. Corporate Restructuring
5-10%
Fixed Income Fixed Income trong CFA Cấp độ 2 tập trung vào đặc điểm, định giá và các yếu tố rủi ro của chứng khoán nợ. Các chủ đề bao gồm định giá trái phiếu, chênh lệch lợi suất và chứng khoán hóa, với trọng tâm là phân tích tín dụng và đo lường rủi ro.

Phần này giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho người học, nhằm để hiểu rõ thị trường thu nhập cố định và vai trò của nó trong quản lý danh mục đầu tư.

  1. The Term Structure & Interest Rate Dynamics
  2. The Arbitrage-Free Valuation Framework
  3. Valuation & Analysis of Bonds with Embedded Options
  4. Credit Analysis Models
  5. Credit Default Swaps
10-15%
Portfolio Management Mở rộng các kiến thức cơ bản từ Level 1, Portfolio Management trong CFA Level 2 sẽ tập trung vào phân tích rủi ro và lợi nhuận, xây dựng danh mục đầu tư và các chiến lược đầu tư phù hợp cho cả khách hàng cá nhân và tổ chức.

Các chủ đề bao gồm tài chính hành vi, quản lý rủi ro và các kỹ thuật nâng cao để tối ưu hóa hiệu suất danh mục đầu tư.

  1. Economics and Investment Markets
  2. Analysis of Active Portfolio Management
  3. Exchange-Traded Funds: Mechanics & Applications
  4. Using Multifactor Models
  5. Measuring & Managing Market Risk
  6. Backtesting and Simulation
10-15%
Equity Valuation Trong Level 2, Equity Valuation sẽ tập trung vào việc phân tích các ngành, công ty và chứng khoán cổ phiếu thông qua các mô hình định giá.

Bạn sẽ được học về cấu trúc thị trường, chỉ số chứng khoán và các công cụ định giá như Mô hình Tăng trưởng Gordon. Chương trình Level 2 cũng nhấn mạnh việc áp dụng các kỹ thuật định lượng và định tính để đánh giá các khoản đầu tư cổ phiếu trên toàn cầu.

  1. Equity Valuation: Applications and Processes
  2. Discounted Dividend Valuation
  3. Free Cash Flow Valuation
  4. Market-Based Valuation: Price and Enterprise Value Multiples
  5. Residual Income Valuation
  6. Private Company Valuation
10-15%
Derivative Investments Với môn học này, người học sẽ được cung cấp một khung lý thuyết để hiểu về các công cụ phái sinh và cách định giá chúng.

Các chủ đề bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi và quyền chọn, cũng như chiến lược chênh lệch giá và cơ chế định giá. Học phần này giúp bạn nắm bắt được lợi ích, rủi ro và ứng dụng của các công cụ phái sinh.

  1. Pricing & Valuation of Forward Commitments
  2. Valuation of Contingent Claims
5-10%
Alternative Investments Alternative Investments trong CFA Level 2 đi sâu vào các loại tài sản phi truyền thống như quỹ phòng hộ, vốn tư nhân, bất động sản, hàng hóa và cơ sở hạ tầng.

Đồng thời, trong Level 2, môn học này cũng nhấn mạnh lợi ích phân tán rủi ro, tiềm năng sinh lời và vai trò của những tài sản này trong quản lý danh mục đầu tư, cùng với sự khác biệt so với các khoản đầu tư truyền thống.

  1. Introduction to Commodities & Commodity Derivatives
  2. Overview of Types of Real Estate Investment
  3. Investments in Real Estate Through Publicly Traded Securities
  4. Hedge Fund Strategies
5-10%

Trong 10 môn học nêu trên, một vài bộ môn được đánh giá có độ khó cao hơn vì mức độ chuyên sâu và phức tạp của chúng. Bạn học có thể lưu ý các môn dưới đây để có kế hoạch học tập hiệu quả:

  • Financial Statement Analysis: Cần nắm vững công thức, phép tính và cách giải thích dữ liệu. Một phần lớn kỳ thi tập trung vào việc sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính để tính toán các giá trị quan trọng.
  • Ethical and Professional Standards: Yêu cầu suy nghĩ và đánh giá tinh tế. Nội dung đọc nhiều và các tình huống phức tạp khiến chủ đề này trở nên khó khăn, nhưng cũng rất quan trọng trong chương trình.
  • Portfolio Management: Cần ôn lại các khái niệm cơ bản từ Cấp độ 1 và đi sâu vào phân bổ tài sản, quản lý rủi ro và đánh giá hiệu suất. Đây là chủ đề quan trọng nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp trong quản lý danh mục đầu tư hoặc chiến lược đầu tư.

3. Thông tin tổng quan về kỳ thi CFA Level 2

Kỳ thi CFA gồm ba cấp độ: Level 1, Level 2 và Level 3 với độ khó tăng dần. Trong đó, Level 2 trang bị cho học viên kỹ năng sử dụng các công cụ tài chính để đánh giá báo cáo tài chính và phân tích danh mục đầu tư. Vậy format đề thi, chương trình đào tạo hay lệ phí thi CFA Level 2 có gì khác so với level 1? 

3.1. Cấu trúc bài thi CFA Level 2 

Cấu trúc bài thi CFA Level 2

Bài thi CFA Level 2 sẽ đi theo định dạng câu hỏi trắc nghiệm (MCQ), trong đó mỗi bộ câu hỏi được gắn với một tình huống (vignette). Cụ thể:

  • Cấu trúc: đề thi gồm 22 bộ câu hỏi (item sets), mỗi bộ đi kèm với một vignette và tổng cộng 88 câu trắc nghiệm. Các câu hỏi trong cùng một bộ không độc lập như Level 1 mà phải dựa vào thông tin từ vignette để trả lời.
  • Thời gian làm bài: Thí sinh có 4 giờ 24 phút để hoàn thành bài thi, chia thành hai phần bằng nhau, mỗi phần kéo dài 2 giờ 12 phút. Giữa hai phần có một khoảng nghỉ tùy chọn.
  • Định dạng câu hỏi: Trong mỗi phiên thi, thí sinh sẽ làm 11 bộ câu hỏi, tổng cộng 22 bộ cho cả bài thi. Trong đó, 20 bộ sẽ được chấm điểm, còn 2 bộ chỉ mang tính thử nghiệm và không tính điểm. Các chủ đề trong chương trình CFA Level 2 sẽ xuất hiện ngẫu nhiên ở bất kỳ phiên nào, thậm chí có thể lặp lại ở cả hai phần thi. Mỗi vignette sẽ bắt đầu bằng tên chủ đề và tổng điểm của bộ câu hỏi, giúp thí sinh nắm rõ trọng số của từng phần.

Tham khảo ví dụ bộ câu hỏi đề thi CFA Level 2.

3.2. Lịch thi và địa điểm thi Level 2 mới nhất 2025 

Bảng dưới đây trình bày các khung thời gian thi CFA Cấp độ 2 năm 2025 cùng với hạn chót đăng ký sớm và đăng ký tiêu chuẩn cho từng giai đoạn. Lưu ý, việc đăng ký sớm không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn mang lại sự linh hoạt trong việc lựa chọn ngày thi và địa điểm phù hợp.

Lịch thi CFA Level 2

Về hình thức thi, viện CFA Hoa Kỳ đã chính thức thông báo về việc tổ chức kỳ thi CFA theo hình thức thi trên máy tính từ tháng 2/2021. Điều này cho phép thí sinh linh hoạt lựa chọn ca thi và ngày thi trong số các lịch thi do Viện CFA sắp xếp, giúp tối ưu hóa sự thuận tiện cho người dự thi.

Địa điểm tổ chức kỳ thi CFA trên máy tính:

Việc chuyển đổi sang hình thức thi trên máy tính không chỉ giúp thí sinh chủ động hơn trong việc lựa chọn thời gian thi mà còn góp phần nâng cao trải nghiệm và hiệu quả của kỳ thi.

3.3. Lệ phí thi CFA level 2

Vì bạn đã thanh toán phí ghi danh $350 cho kỳ thi CFA Level 1, nên bạn chỉ cần chi trả phí đăng ký cho kỳ thi Level 2.

Lệ phí thi CFA Level 2

Lưu ý, chi phí trên đã bao gồm phí tài liệu như bản mềm (ebook), các bài thi được phân loại dựa trên chủ đề (topic-based practice test) và các đề thi thử (mock-exam).

Xem thêm: Chi phí học CFA có đắt không? 6 loại phí cần cân nhắc

4. Bằng CFA Level 2

Bằng CFA Level 2 không chỉ là minh chứng cho kiến thức chuyên môn vững vàng và khả năng phân tích tài chính, mà còn được công nhận qua Digital Badges (Chứng nhận kỹ thuật số). Đây là một sáng kiến của Viện CFA nhằm ghi nhận thành tích của các ứng viên vượt qua kỳ thi CFA Level 2, thể hiện sự cam kết và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Digital Badges không chỉ khẳng định khả năng chuyên môn mà còn phản ánh đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng phân tích sắc bén và sự cống hiến bền bỉ của ứng viên đối với ngành tài chính.

Quy trình nhận Digital Badge CFA Level 2

Chứng nhận kỹ thuật số này sẽ được Viện CFA cấp cho các ứng viên từ năm 2023. Ngoài ra, những thí sinh đã vượt qua CFA Level 2 trong các năm trước cũng sẽ được nhận Digital Badges. Chứng nhận này có thể được sử dụng cho các mục đích cá nhân như chia sẻ trên hồ sơ LinkedIn, CV hoặc các nền tảng mạng xã hội khác.

Sau khi vượt qua kỳ thi, các ứng viên sẽ nhận được một email từ Viện CFA, kèm theo đường liên kết dẫn đến nền tảng basno.com – nơi cung cấp dịch vụ chứng nhận kỹ thuật số cho các chứng chỉ quốc tế. Tại đây, các ứng viên sẽ đăng nhập vào nền tảng này bằng tài khoản đã đăng ký trên trang web của Viện CFA và nhận Digital Badges dưới định dạng PDF. 

Digital Badge CFA Level 2

Việc triển khai Digital Badges là một phần trong chiến lược của Viện CFA nhằm xây dựng nhận thức về giá trị của chứng nhận này và gia tăng uy tín của nó trên thị trường lao động. Chứng nhận kỹ thuật số không chỉ làm nổi bật nỗ lực của ứng viên mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trong ngành tài chính.

5. Làm được gì khi sở hữu CFA Level 2?

Khi hoàn thành CFA Level 2, ứng viên không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

  • Cố vấn tài chính (Financial Advisor): Với nền tảng phân tích tài chính vững chắc từ CFA Level 2, ứng viên có thể tư vấn cho khách hàng về các chiến lược đầu tư phù hợp.
  • Chuyên gia tư vấn đầu tư (Investment Consultant): CFA Level 2 trang bị kỹ năng đánh giá danh mục đầu tư và xây dựng chiến lược tối ưu hóa lợi nhuận, giúp ứng viên trở thành chuyên gia tư vấn chuyên sâu cho các tổ chức hoặc cá nhân.
  • Chuyên viên phân tích (Analyst): Ứng viên có thể làm việc tại các ngân hàng, quỹ đầu tư với vai trò phân tích cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm tài chính khác.
  • Quản trị rủi ro (Risk Manager): Kiến thức về định giá tài sản và quản lý rủi ro tài chính trong CFA Level 2 giúp ứng viên đánh giá và kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp.
  • Kế toán/Kiểm toán viên (Accountant/Auditor): Dù CFA không chuyên sâu về kế toán, nhưng kỹ năng phân tích báo cáo tài chính giúp ứng viên làm việc hiệu quả trong kiểm toán và kế toán doanh nghiệp.
  • Giảng viên tài chính (Finance Lecturer): Với nền tảng kiến thức vững chắc, ứng viên có thể tham gia giảng dạy tại các trường đại học hoặc trung tâm đào tạo tài chính, bởi hoàn thành CFA Level 2 sẽ tương đương với bằng Thạc sỹ Tài chính/Kinh tế. 
  • Quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Manager): Kiến thức CFA Level 2 về định giá tài sản và quản lý danh mục giúp ứng viên có lợi thế khi tham gia vào lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư.

Ngoài ra, việc hoàn thành kỳ thi CFA Level 2 còn đem lại các lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động, nó giúp ứng viên cạnh tranh tốt hơn với những người có trình độ tương đương nhưng chưa có chứng chỉ. Đặc biệt, đối với những người đã có 1-2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, việc hoàn thành CFA Level 2 càng làm nổi bật năng lực chuyên môn và cam kết với ngành.

Hơn nữa, trong quá trình học CFA, ứng viên có cơ hội kết nối với CFA Society (cộng đồng CFA địa phương) – nơi quy tụ nhiều chuyên gia tài chính hàng đầu. Đây là cơ hội quý giá để mở rộng mối quan hệ, học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp tiềm năng. Ngoài ra, ứng viên cũng được trau dồi kỹ năng phân tích tài chính, quản lý rủi ro, định giá tài sản và mô hình tài chính, từ đó nâng cao khả năng xử lý công việc thực tế và gây ấn tượng mạnh hơn với nhà tuyển dụng.

CFA level 2 trao cơ hội kết nối với CFA Society ở địa phương

Xem thêm: Muốn làm đầu tư tài chính nên học CFA hay Thạc sĩ?

6. Chinh phục CFA cùng SAPP Academy ngay hôm nay!

CFA là một trong những chứng chỉ tài chính danh giá nhưng cũng khó để chinh phục. Vì vậy, việc học và luyện thi theo một lộ trình khoa học, bài bản là điều vô cùng cần thiết. SAPP Academy – học viện đào tạo CFA lớn nhất Việt Nam, tự hào là một trong 37 CFA Prep Providers được Viện CFA công nhận trên toàn cầu. Với sứ mệnh đào tạo và nâng cao kiến thức cho các chuyên gia tài chính trong tương lai, SAPP mang đến chương trình giáo dục toàn diện, cá nhân hóa theo lộ trình học viên, cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.

SAPP là 1 trong 37 prep provider chính thức của CFAI

Tại SAPP Academy, bạn không chỉ tiếp cận kiến thức qua các Case Study thực tế mà còn rèn luyện kỹ năng phân tích và ứng dụng vào công việc. Các phương pháp học linh hoạt như CFA Hybrid, Blended và Record Online giúp bạn dễ dàng chủ động thời gian học tập. Đến nay, SAPP đã ghi nhận con số ấn tượng 1.000 lượt đăng ký học CFA mỗi năm.

Ngoài ra, để đảm bảo  lượng giảng dạy, các khóa học CFA tại SAPP còn được trang bị thêm công cụ hỗ trợ toàn diện là hệ thống LMS Pro hiện đại, tối ưu hóa vượt trội trải nghiệm học tập. Nội dung đào tạo CFA trên hệ thống này rất đa dạng, gồm có:

  • Slide bài giảng
  • Giáo trình chi tiết
  • Ngân hàng đề thi và câu hỏi

Ngoài ra, SAPP còn tự hào sở hữu đội ngũ giảng viên 100% CFA Charterholder, với tư cách là những người đã thành công trong cả 3 kỳ thi CFA, các giảng viên của hoc viện hiểu rõ những khó khăn mà học viên đang đối mặt, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm thực tế quý báu và sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp học tập hiệu quả nhất.

Xem thêm: SAPP Academy chính thức trở thành CFA Institute Prep Provider

7. Tạm kết

Với kinh nghiệm đồng hành cùng 1000+ học viên CFA mỗi năm, SAPP luôn tự hào là học viện đào tạo CFA lớn nhất Việt Nam, cam kết chất lượng giảng dạy và luôn đồng hành cùng học viên xuyên suốt hành trình chinh phục chứng chỉ CFA. Nếu bạn đang quan tâm đến khóa học CFA Level 2 tại SAPP, hãy đăng ký nhận tư vấn để được đưa ra lời khuyên về định hướng cũng như lộ trình học tập phù hợp với năng lực.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
[Tìm hiểu] Chỉ số ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu – ROE là thước đo khả...

Muốn làm đầu tư tài chính nên học CFA hay Thạc sĩ?

Nên học CFA hay Thạc sĩ Tài chính? Liệu hai con đường này đều có...

9+ Cách học đầu tư chứng khoán cơ bản cho người mới bắt đầu

Đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực hấp dẫn và tiềm năng để tạo...

Vì sao các nhà đầu tư quay lưng với cổ phiếu Netflix?

Tại sao các nhà đầu tư quay lưng với cổ phiếu Netflix? Cùng tìm hiểu...

“Bật mí” 5 kênh đầu tư Tài chính ngắn hạn “tiền đẻ ra tiền”

Đầu tư tài chính ngắn hạn là gì? Nên đầu tư vào những kênh tài...

#Top 5+ Kênh Đầu Tư Tài Chính Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Khám phá Top 5+ kênh đầu tư tài chính phổ biến nhất hiện nay giúp...

Nên học CFA khi nào? – Sinh viên có nên học CFA?

“Nên học CFA khi nào? Khi còn là sinh viên, ngay sau khi tốt nghiệp,...

Top 5 trung tâm uy tín học CFA ở Đà Nẵng theo lộ trình cá nhân hóa

Những học viên sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng gặp phải nhiều trở...