CMA20/06/2024

CMA Part 1 – Section C: Performance Management

Performance Management là môn học thứ 3 trong kỳ thi Part 1 CMA. Vậy môn học này đào tạo học viên những kiến thức gì? Chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong bài thi? Mời các bạn cùng SAPP khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tổng quan môn học Performance Management

Môn học “Performance Management” là môn thứ ba của bài thi CMA Part 1, gọi tắt là “Section C” hay môn “1C”.

Trong học phần này, học viên sẽ được giới thiệu đến một chuỗi chủ đề quan trọng, bao gồm các phương pháp đo lường chi phí và chênh lệch, quản lý trách nhiệm của các trung tâm và bộ phận, cùng với các phương pháp đánh giá hiệu suất.

CMA Part 1 môn C - Performance Management

Theo như Hội đồng IMA thông báo, học phần Performance Management có mức độ quan trọng và tính ứng dụng thực tế cao. Đây là một trong hai môn học chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số 6 môn học của chương trình CMA Part 1.

Yêu cầu kỹ năng đầu vào của học viên với môn học

Với học phần Performance Management, học viên cần có kiến thức nền tảng của ba chủ đề sau:

  • Biện pháp đo lường chi phí và chênh lệch: so sánh giữa kết quả thực tế và kết quả dự kiến thông qua ngân sách linh hoạt. Tính toán chênh lệch dựa trên những trường hợp ngoại lệ.
  • Trung tâm trách nhiệm và bộ phận phải báo cáo: bốn loại trung tâm trách nhiệm và bộ phận cần thực hiện báo cáo hiện nay bao gồm trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.
  • Phương pháp đánh giá hiệu suất: phương pháp phân tích khả năng sinh lời theo từng sản phẩm, theo từng đơn vị kinh doanh và theo từng khách hàng cụ thể.

Ngoài việc am hiểu những chủ đề trong môn học, để đối mặt với thách thức của bài thi Part 1, học viên cần phải có khả năng đọc hiểu tiếng Anh cơ bản và sử dụng thành thạo ngôn ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, và tài chính.

Đặc biệt, việc nắm vững ngôn ngữ chuyên ngành giúp học viên có thể giải quyết các vấn đề và trả lời các câu hỏi một cách chính xác trong bài thi. Sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ chuyên ngành là chìa khóa để đạt kết quả tốt trong chương trình CMA.

Xem thêm: Trọn bộ 400 từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Quản trị Tài chính

Nội dung chi tiết môn học CMA Part 1 – Section C

Theo Content Specification Outline (CSOs) của Hiệp hội IMA, môn học Performance Management được chia làm 3 học phần, bao gồm: “Cost and variance measures”, “Responsibility centers and reporting segments” và “Performance measures”.

3 nội dung học phần của môn học Performance Management

Nội dung chi tiết từng học phần như sau:

Cost and variance measures

Mở đầu cho chuỗi các môn học của học phần 1C là “Biện pháp đo lường chi phí và chênh lệch (Cost and variance measures)”. Đến với môn học, học viên sẽ tập trung vào việc khai thác tầm quan trọng của việc phân tích chênh lệch chi phí. Nó bao gồm quá trình so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán để xác định và giải thích sự khác biệt.

Quá trình phân tích này sẽ hỗ trợ việc đánh giá hiệu suất, xác định chính xác các lĩnh vực quan trọng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đưa ra quyết định có sự sáng suốt. Nghiên cứu chi phí trực tiếp và gián tiếp cũng là một phần nội dung trong môn học này, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ các yếu tố chi phí và cách chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả và quyết định chiến lược của tổ chức.

học phần Cost and variance measures

Comparison of actual to planned results

Đúng với tên môn học “So sánh kết quả thực tế so với dự báo”, học phần này trang bị học viên với kiến thức về quá trình đánh giá, so sánh, tính toán sự chênh lệch giữa kết quả thực tế và kế hoạch.

Cụ thể, nó tập trung vào so sánh các thông tin như doanh thu từng sản phẩm, tổng doanh thu, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung.

Use of flexible budgets to analyze performance

Học phần “Sử dụng ngân sách linh hoạt để phân tích hiệu suất” hỗ trợ học viên trong việc hiểu rõ về bản chất của ngân sách linh hoạt, dựa trên khối lượng bán hàng thực tế. Qua đó, học viên có khả năng tính toán chênh lệch về khối lượng bán hàng và giá bán bằng cách so sánh kết quả thực tế với ngân sách linh hoạt.

Management by exception

Học phần “Management by exception (Quản trị dựa trên ngoại lệ)” cung cấp kiến thức về các nguyên tắc và ứng dụng của phương pháp quản trị dựa trên ngoại lệ. Trong nội dung này, học viên sẽ được giảng giải về giá trị của phương pháp quản trị dựa trên ngoại lệ, giúp doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào những quy trình hiện tại.

Thay vì dành nhiều thời gian và nỗ lực vào việc phân tích thông tin không quan trọng, phương pháp này hỗ trợ việc tối ưu hóa quá trình quản lý thông qua sự nhấn mạnh vào các trường hợp đặc biệt và quản lý dựa trên những ngoại lệ quan trọng.

Use of standard cost systems

“Hệ thống chi phí tiêu chuẩn (Standard cost systems)” là một hệ thống kế toán quản trị sử dụng các định mức tiêu chuẩn để ước tính chi phí sản xuất của một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ. Các định mức tiêu chuẩn này được xác định dựa trên các yếu tố chi phí, chẳng hạn như giá nguyên vật liệu, thời gian lao động và năng suất lao động.

Đến với môn học này, Học viên sẽ được giảng dạy về cách xác định và thiết lập hệ thống tính chi phí tiêu chuẩn, cùng với việc làm rõ lý do áp dụng hệ thống này trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Analysis of variation from standard cost expectations

“Phân tích chênh lệch so với kỳ vọng chi phí tiêu chuẩn” là một phần quan trọng trong môn học “Cost and variance measures”. Giúp học viên có khả năng tính toán, xác định nguyên nhân của các chênh lệch bất lợi.

Ngoài ra, học viên sẽ được hướng dẫn về cách xử lý các chênh lệch phát sinh do khối lượng bán từng sản phẩm, tổng khối lượng bán, chi phí, và hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, cùng với chi phí sản xuất chung.

Có thể bạn quan tâm: “Bật mí” 5+ giáo trình CMA được đánh giá tốt nhất hiện nay

Responsibility centers and reporting segments

Học phần này tập trung vào cấu trúc tổ chức và hệ thống báo cáo, nhằm tăng cường sự kiểm soát quản lý và đánh giá hiệu suất hoạt động. Khám phá khái niệm về trung tâm trách nhiệm, đặc biệt nhấn mạnh cách các bộ phận khác nhau trong một tổ chức được chỉ định là trung tâm chi phí, doanh thu, lợi nhuận hoặc đầu tư.

Ngoài ra, chủ đề còn bao gồm các phân đoạn báo cáo, trong đó có phân tích thông tin tài chính để cung cấp chi tiết hơn về các lĩnh vực hoặc ngành nghề kinh doanh cụ thể..

Responsibility centers and reporting segments

Types of responsibility centers

Trong nội dung phần học này, học viên sẽ được trang bị khả năng xác định và phân loại vào bốn nhóm trung tâm trách nhiệm phổ biến, bao gồm: Trung tâm chi phí, Trung tâm doanh thu, Trung tâm lợi nhuận và Trung tâm đầu tư.

“Phân loại trung tâm trách nhiệm” là một công cụ quan trọng giúp các nhà quản lý xác định trách nhiệm của các bộ phận và cá nhân trong tổ chức. Việc phân loại trung tâm trách nhiệm phù hợp sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận và cá nhân một cách chính xác và hiệu quả.

Transfer pricing

Học phần về “Transfer Pricing (Định giá chuyển nhượng)” cung cấp cho người học kiến thức sâu rộng về các khái niệm, bản chất, mục tiêu, cũng như ưu và nhược điểm của các phương pháp xác định giá chuyển nhượng. Các phương pháp này bao gồm sử dụng chi phí biến đổi, chi phí toàn bộ, giá thị trường, giá thương lượng, cũng như phương pháp định giá kép.

Học viên sẽ được chỉ dẫn về cách áp dụng mỗi phương pháp và hình dung rõ ràng về tác động của chúng đối với các yếu tố quan trọng như doanh thu, chi phí cơ hội, chi phí thực tế trong mỗi trung tâm trách nhiệm và tổng công ty. Học phần này cung cấp một cơ sở vững chắc cho người học để hiểu và áp dụng chính sách định giá chuyển nhượng một cách hiệu quả trong bối cảnh doanh nghiệp toàn cầu ngày nay.

Contribution margin

Đây là học phần mới trong môn học “Responsibility centers and reporting segments” vừa được hiệp hội IMA thông báo vào cuối năm 2023.

Sự bổ sung này được đánh giá là điều chỉnh phù hợp trong bối cảnh các doanh nghiệp toàn cầu hiện đại đặt ưu tiên cao vào mối quan hệ trực tiếp giữa sản lượng và lợi nhuận. Sự thay đổi này sẽ hiệu lực từ kỳ thi CMA tháng 9 – 10/2024.

Học phần về “Contribution margin” cung cấp kiến thức về khái niệm số dư đảm phí và hỗ trợ học viên trong việc áp dụng các phương pháp tính toán, phân tích báo cáo tỷ lệ đóng góp. Điều này giúp học viên đánh giá hiệu suất của các đơn vị kinh doanh bên trong tổ chức doanh nghiệp.

Qua học phần này, học viên sẽ hiểu rõ hơn về vai trò của số dư đảm phí trong quản lý chi phí và hiệu suất kinh doanh, từ đó có khả năng tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định chiến lược và quản lý tài chính của tổ chức.

Reporting of organizational segments

“Reporting of organizational segments” là học phần cuối của nội dung “Responsibility centers and reporting segments”. Học viên sẽ được hỗ trợ trong việc mô tả các vấn đề đặc biệt như thuế quan, tỷ giá hối đoái, thuế suất, chính sách hạn chế tiền tệ và sự sẵn có của nguyên liệu, nhân công chất lượng cao.

Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu suất của các bộ phận khác nhau trong các công ty đa quốc gia.

Performance measures

Môn học thứ 3 cũng là môn học cuối trong Section C có tên “Performance measures (Đo lường hiệu suất hoạt động)”. Nội dung đi sâu vào quá trình lựa chọn, ứng dụng, và ý nghĩa chiến lược của các số liệu khác nhau được sử dụng để đánh giá hiệu suất và thành công tổng thể của một tổ chức.

Học viên sẽ được hướng dẫn một cách chi tiết về cách lựa chọn và áp dụng các chỉ số hiệu suất phù hợp với mục tiêu chiến lược của tổ chức. Ngoài ra, học viên cũng sẽ hiểu rõ về các thước đo tài chính và phi tài chính, nhưng không chỉ giới hạn ở mức độ tài chính mà còn liên quan đến các khía cạnh phi tài chính như chất lượng sản phẩm, hài lòng của khách hàng, và động lực nhân viên.

Performance measures môn học gồm 8 phần kiến thức

Product profitability analysis

Học phần về “Product Profitability Analysis (Phân tích tính sinh lợi của sản phẩm)” giải thích các khía cạnh liên quan đến việc xác định lợi nhuận của sản phẩm. Nó bao gồm quá trình đo lường, phân bổ chi phí, đo lường đầu tư, định giá, và tính toán lợi nhuận của từng dòng sản phẩm.

Từ những thông tin này, học viên có khả năng đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện lợi nhuận hoặc loại bỏ những sản phẩm không tạo ra lợi nhuận, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và quản lý sản phẩm một cách hiệu quả.

Business unit profitability analysis

Học phần về “Business Unit Profitability Analysis (Phân tích tính sinh lợi của đơn vị kinh doanh)” tập trung vào giải thích các khía cạnh liên quan đến xác định lợi nhuận của một đơn vị kinh doanh.

Chỉ dẫn một cách tỉ mỉ và rõ ràng về cách đo lường và phân tích lợi nhuận của đơn vị kinh doanh, từ việc phân bổ chi phí đến việc xác định giá và tính toán lợi nhuận. Quá trình này có thể giúp học viên hiểu rõ hơn về hiệu suất tài chính của mỗi đơn vị trong tổ chức, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể để cải thiện khả năng sinh lời hoặc đề xuất quyết định loại bỏ những đơn vị kinh doanh không mang lại lợi nhuận.

Customer profitability analysis

Giải thích các khía cạnh liên quan đến việc xác định lợi nhuận của khách hàng là nội dung chính của học phần “Customer Profitability Analysis (Phân tích tính sinh lợi của khách hàng)”.

Hướng dẫn chi tiết cho học viên về cách phân tích và đo lường lợi nhuận của từng khách hàng, bao gồm cả việc phân bổ chi phí, đo lường đầu tư, và định giá lợi nhuận thực tế. Quá trình này giúp bạn nhận biết và ưu tiên những khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra quyết định chiến lược về cách tương tác và quản lý mối quan hệ với từng đối tác kinh doanh.

Return on investment

Học phần về “Return on Investment (Tỷ suất hoàn vốn)” cung cấp kiến thức đến người học về định nghĩa và được hướng dẫn về cách tính tỷ suất hoàn vốn ROI và cách diễn giải kết quả thu được.

Đây là một phương pháp quan trọng để đo lường hiệu quả của đầu tư và hỗ trợ nhà quản lý trong quá trình xem xét quyết định đầu tư vào các dự án. Cho phép bạn đánh giá mức độ sinh lời từ các dự án và đầu tư, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh về việc tiếp tục, thay đổi hoặc dừng lại đối với các chiến lược đầu tư.

Return on Investment

Residual income

“Residual Income (Thu nhập thặng dư)” – học phần thứ 5 trong nội dung Performance measures của Section C – Part 1 kỳ thi CMA.

Học phần cung cấp kiến thức cho người học về khái niệm của thu nhập thặng dư, và cách tính toán nó để đo lường lợi nhuận mà một dự án hoặc hoạt động kinh doanh tạo ra sau khi đã trừ đi một mức lợi nhuận cần thiết để bù đắp chi phí vốn. Từ đó hỗ trợ nhà quản lý trong việc xem xét quyết định thực hiện đầu tư vào các dự án.

Investment base issues

Trong học phần “Investment base issues”, học viên sẽ hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến cơ sở đầu tư, bao gồm cách đo lường và báo cáo hàng tồn kho, quản lý và chia sẻ tài sản chung, cũng như chính sách đo lường tài sản tổng thể.

Các chính sách và quy trình này có thể tạo ra sự chênh lệch trong việc đo lường đầu tư và làm cho việc so sánh giữa các đơn vị kinh doanh trở nên phức tạp hơn.

Key performance indicators (KPIs)

“Key Performance Indicators (KPIs)” giúp người học xác định những yếu tố quyết định sự thành công của một tổ chức (Critical Success Factors – CSF) và các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (Key Performance Indicators – KPIs).

Thông qua việc hiểu về CSFs và KPIs, bạn có thể đánh giá hiệu suất tổ chức, đưa ra quyết định chiến lược, và thiết lập các mục tiêu cụ thể để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.

Balanced scorecard

Đến với học phần cuối của môn học 1C – “Performance Management”, học viên sẽ hiểu rõ về cách Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng) được thiết kế để đo lường hiệu suất không chỉ dựa trên các khía cạnh tài chính mà còn trên các khía cạnh quan trọng khác như hài lòng của khách hàng, quy trình nội bộ, và khả năng học tập và phát triển trong tổ chức.

Thẻ điểm cân bằng là một công cụ chiến lược giúp cân nhắc các yếu tố quan trọng và duy trì sự cân bằng giữa các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 7 nguồn đề thi CMA và các trang thi thử chất lượng

Những kỹ năng học viên sẽ đạt được từ môn học

Sau khi hoàn thành môn Performance Management 1C, học viên có khả năng áp dụng các kiến thức đã học để phân loại và xác định các trung tâm trách nhiệm. Học viên cũng có khả năng tính toán hiệu suất hoạt động của các trung tâm và đo lường tính sinh lời của các sản phẩm, khách hàng, và đơn vị kinh doanh thông qua việc sử dụng một loạt các thang đo khác nhau.

Đặc biệt, trọng tâm của môn học này giúp người học thực hiện tính toán và phân tích chênh lệch về doanh thu, chi phí, cũng như hiệu quả sử dụng các nguồn lực trên thực tế so với dự báo.

Tỷ trọng của môn Performance Management trong đề thi CMA Part 1

Tỷ trọng của môn Performance Management trong đề thi CMA Part 1

ICMA (Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ) xác định ba cấp độ bao phủ để đánh giá mức độ khó của các câu hỏi th, bao gồm A, B, C. Từ mức độ hiểu biết cơ bản ở cấp độ A đến mức độ vận dụng, phân tích tổng hợp ở cấp độ C.

Môn “Performance Managemen”t được đánh giá ở cấp độ C và tỷ trọng kiến thức của môn là 20% trong bài thi Part 1 CMA. Điều này cho thấy rằng môn học đòi hỏi một mức độ cao về kỹ năng và hiểu biết, bao gồm cả khả năng nhận thức, vận dụng, và đánh giá. Như vậy các học viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng và có hiểu biết sâu sắc để vượt qua phần này của kỳ thi CMA.

Một vài kinh nghiệm học tập, ôn luyện Section C – CMA Part 1

Để giúp học viên mới làm quen với chương trình CMA Part 1 – Section C, SAPP đề xuất một số yếu tố và phương pháp mà người học cần lưu tâm.

kinh nghiệm học tập, ôn luyện Section C - CMA Part 1

Thiết lập lịch trình học tập thường xuyên

Đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta cần một khoảng thời gian cụ thể. Bởi vì tỷ trọng kiến thức môn 1C chiếm 20% trong chương trình Part 1 CMA, vì thế bạn nên dành 5 đến 7 tuần để học tập và ôn thi. Với một khoảng thời gian như thế, bạn cần thiết lập một kế hoạch và duy trì sự kiên trì trong việc tuân thủ lịch trình học tập một cách đều đặn.

Tất nhiên, Lịch trình học tập cần được xây dựng phù hợp với khả năng và thời gian của từng học viên. Nếu bạn có kiến thức về lĩnh vực quản trị, biết tính toán và phân tích chênh lệch giữa kế hoạch và hiện thực có thể giảm thời gian ôn tập xuống còn 3 đến 5 tuần.

Việc học tập thường xuyên và kiên trì là chìa khóa để học viên ôn thi CMA môn 1C thành công. Học viên cần dành thời gian học tập mỗi ngày, ngay cả khi chỉ là một ít. Ngoài ra, học viên cũng cần dành thời gian để ôn tập thường xuyên để nắm vững kiến thức.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm tự học CMA cho người mới bắt đầu!

Xác định hình thức học tập phù hợp bản thân

Một trong những yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả tốt trong quá trình học và thi đó là bạn cần phải tìm ra phương thức học tập phù hợp với cá nhân và phong cách học của mình. Một hình thức học tập phù hợp với bản thân không chỉ giúp tăng cường tinh thần tập trung mà còn tối ưu hóa thời gian học và cải thiện khả năng ghi nhớ kiến thức.

Để làm điều này, bạn cần thử nghiệm các hình thức học khác nhau như đọc, nghe, thực hành, hoặc sự kết hợp các hình thức với nhau. Việc xác định hình thức học tập phù hợp vừa là thử nghiệm vừa là trải nghiệm. Đòi hỏi sự kiên trì và thực hành liên tục để bạn có thể khám phá ra phương pháp học tập hiệu quả nhất cho bản thân.

Sử dụng học liệu chính thống đã được kiểm duyệt

Có thể nói vấn đề khó khăn nhất trong quá trình học là lựa chọn tài liệu CMA. Bởi vì có quá nhiều học liệu trôi nổi trên thị trường, nội dung đưa ra hoàn toàn sai lệch với những gì hiệp hội IMA đã công bố.

cma part 1 section C-11-Sử dụng học liệu chính thống

Vì thế, để hỗ trợ các bạn học viên theo học, IMA cũng đã xem xét và phê duyệt các trung tâm cung cấp khóa học CMA tại 5 khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bạn cũng cũng có thể tham khảo các nhà xuất bản sách, đối tác của IMA để có thể lựa chọn được nguồn học liệu uy tín.

Thực hành với máy tính tài chính kết hợp hình thức làm bài thi trên máy tính

Trong bài thi CMA luôn có phần tính toán, vì thế thực hành với máy tính tài chính kết hợp hình thức làm bài thi trên máy tính là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi CMA.

Thí sinh chỉ có thể mang những loại máy tính đơn giản được phép sử dụng, chúng bao gồm 6 chức năng cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia, căn bậc hai, và phần trăm. Ngoài ra, có 2 loại máy tính tài chính cụ thể được chấp nhận trong kỳ thi CMA, đó là Texas Instrument BA II PLUS và Texas Instrument BA II PLUS Professional.

Trang bị và làm quen với máy tính tài chính, giúp bạn trở nên thành thạo trong việc sử dụng máy tính, tự tin khi làm bài thi. Đặc biệt, với những dạng bài phức tạp cần sự tính toán tỷ mỹ thuật, như tính toán chênh lệch doanh thu theo tỷ lệ khối lượng bán (sales mix variance) hoặc chênh lệch doanh thu theo sự thay đổi sản lượng tiêu thụ (sales quantity variance), việc sử dụng máy tính là rất quan trọng.

Kết bài

Trên đây là nội dung về môn học CMA Part 1 – Section C: “Performance Management”. SAPP hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học và thi Part 1 CMA. Nội dung tiếp theo, SAPP sẽ cùng bạn tìm hiểu môn học CMA Part 1 Section D, mời các bạn đón đọc!

Trong quá trình học, nếu bạn gặp bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào, hãy liên hệ với SAPP được hỗ trợ. SAPP Academy tự hào là địa chỉ đào tạo CMA hàng đầu tại Việt Nam. Hãy để SAPP đồng hành cùng bạn ngay hôm nay!

Tìm hiểu chi tiết chương trình đào tạo CMA tại SAPP ngay!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Bật mí 2 cách tính ROI trong kế toán quản trị

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng cạnh tranh, khả năng đánh giá đúng mức...

CFO vs CEO – Một người có thể làm tốt “hai vai” không?

CFO và CEO đóng vai trò không thể thiếu trong cấu trúc quản trị của...

Retained Earnings là gì? Công thức tính chi tiết và ý nghĩa

Retained Earnings, hay "lợi nhuận sau thuế chưa phân phối" có vai trò quan trọng...

CMA Part 1 – Những điều bạn cần biết để lên kế hoạch học tập

Part 1 trong kỳ thi chứng chỉ CMA Hoa Kỳ đề cập tới hoạch định...

Khái niệm và cách xác đỊnh dòng tiền từ hoạt động tài chính

Trong lĩnh vực kinh doanh, việc tạo ra dòng tiền từ hoạt động tài chính...

Chứng Chỉ U.S. CMA Dành Cho Ai? Cơ Hội Thăng Tiến Cho Người Học CMA

U.S. CMA - Chứng chỉ Kế Toán quản trị Hoa Kỳ dành cho ai và...

Những điều cần biết về một Hệ thống thông tin kế toán tối ưu

Việc quản lý và sử dụng hệ thống thông tin luôn được doanh nghiệp chú...

Kế toán nội bộ là gì? Mô tả công việc của một Kế toán nội bộ

Chắc hẳn, khi bắt đầu kinh doanh, một trong những vấn đề đầu tiên mà...