;

【CORPORATE FINANCE LÀ GÌ?】- Tất Tần Tật Về Corporate Finance

Có thể bạn đã nghe nhiều về Tài chính doanh nghiệp, hay còn được gọi là  nhưng bạn có chắc mình hiểu tất tần tật về ngành cũng như môn học này? Bạn có biết Corporate Finance là gì?  Bạn có biết Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò như thế nào trong một công ty, hay môn học Tài chính doanh nghiệp trong CFA sẽ giúp ích như thế nào trong sự nghiệp của bạn? Hãy cùng SAPP tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé.

Có thể bạn đã nghe nhiều về Tài chính doanh nghiệp, hay còn được gọi là  nhưng bạn có chắc mình hiểu tất tần tật về ngành cũng như môn học này? Bạn có biết Corporate Finance là gì?  Bạn có biết Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò như thế nào trong một công ty, hay môn học Tài chính doanh nghiệp trong CFA sẽ giúp ích như thế nào trong sự nghiệp của bạn? Hãy cùng SAPP tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé.

1. CORPORATE FINANCE LÀ GÌ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG DOANH NGHIỆP

Corporate Finance là thuật ngữ trong kinh tế, được hiểu là Tài chính doanh nghiệp. Theo lý thuyết, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.

Trong CFA, Corporate Finance là môn học về Tài chính doanh nghiệp, từ quản trị doanh nghiệp đến các quyết định cơ cấu vốn và đề cập đến các vấn đề phức tạp trong tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp bao gồm ngân sách vốn, đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận và quản lý vốn lưu động. 

Vai trò của Corporate Finance trong doanh nghiệp:

  1. Duy trì hoạt động của công ty
  2. Giúp tăng lệch giá, cải thiện thu nhập doanh nghiệp
  3. Khắc phục và xử lý những rủi ro của doanh nghiệp
  4. Kiểm soát tình hình marketing và sản xuất của doanh nghiệp

2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC CORPORATE FINANCE

Corporate Finance là môn học về Tài chính doanh nghiệp, từ quản trị doanh nghiệp đến các quyết định cơ cấu vốn. Môn học đề cập đến các vấn đề phức tạp trong tài chính doanh nghiệp. Đây là một trong số 10 môn học quan trọng nhất trong chương trình CFA. Nó chiếm 10% trong bài kiểm tra CFA level 1 và 5-10% trong level 2.

Tài chính doanh nghiệp bao gồm ngân sách vốn, đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận và quản lý vốn lưu động. Các công cụ thường được sử dụng trong các tình huống kinh doanh thực tế và do đó việc đọc là dễ hình dung hơn so với một số môn học khác trong CFA.

2.1. Nội dung môn học

Môn Corporate Finance cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản liên quan đến Tài chính doanh nghiệp để làm nền tảng cho việc học các môn học CFA khác như: Financial Reporting and Analysis, Derivatives, Portfolio Management and Wealth Planning…

Nội dung của môn Corporate Finance bao gồm:

  • Tổng quan quản trị tài chính;
  • Chi phí vốn;
  • Khái niệm cơ bản dự thảo ngân sách vốn và dòng tiền;
  • Phân tích rủi ro và ngân sách tối ưu;
  • Cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính & Chính sách cổ tức;
  • Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.

Ở level 1 CFA, bạn sẽ được học những nội dung sau:

Reading 27: Giới thiệu về quản trị doanh nghiệp và các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị

Reading 28: Phân bổ và sử dụng nguồn vốn

Reading 29: Các nguồn tài trợ của doanh nghiệp

Reading 30: Các nội dung cơ bản về chi phí vốn của doanh nghiệp

Reading 31: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Reading 32: Đo lường đòn bẩy của doanh nghiệp

Tương tự, với level 2, nội dung học bao gồm:

Reading 15: Cơ cấu vốn

Reading 16: Phân tích cổ tức và cổ phiếu được mua lại

Reading 17: Các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị công ty trong phân tích đầu tư

Reading 18: Mua bán và Sáp nhập

Reading 19: Lập ngân sách vốn

3. HƯỚNG DẪN ÔN THI CORPORATE FINANCE

3.1. Tài liệu ôn thi

Ngoài các bộ sách giáo trình như: CFA Program Curriculum Ebook Information, Kaplan Schweser Notes, Wiley Elan, bạn có thể tham khảo thêm cuốn sách Ross, S.A., Westerfield, R.W., and Jaffe, J.F. (2013) Corporate Finance, McGraw-Hill. 

3.2. Kinh nghiệm ôn thi từ giảng viên

Theo anh Nguyễn Đức Thái, giảng viên CFA tại SAPP Academy, môn Corporate Finance kế thừa từ Xác suất thống kê khá nhiều. Môn này chủ yếu để chuẩn bị cho Level 2, vì vậy các kiến thức rất cơ bản và dễ để học. Số lượng điểm cũng chiếm tỷ trọng thấp nên anh có thể dành ít thời gian và nỗ lực ôn hơn. Chiến lược của anh là tập trung những phần có tỷ trọng lớn khi thi và những phần là thế mạnh của mình, có thể bỏ qua những phần không chuyên nhưng không để mình dưới 50% nội dung của các môn đó là được.

4. CHECKLIST ÔN THI MÔN HỌC CORPORATE FINANCE

Hai bài đọc đầu tiên ở Level 1 là rất quan trọng. Trong lịch sử các kỳ thi, hầu hết các câu hỏi đã được chọn từ các chủ đề này.

Quản trị ngân sách vốn (Capital Budgeting) tương quan mạnh mẽ với Phương pháp phân tích định lượng (Quantitative Methods): các khái niệm như NPV, IRR và thời gian hoàn vốn áp dụng cho cả hai chủ đề này.

 Chi phí vốn ở Level 1 giải quyết chi phí nợ, chi phí vốn và chi phí vốn chủ sở hữu. Điều này cũng được bao gồm trong phần cổ phiếu. Đây là một khái niệm cốt lõi trong tài chính mà bạn nên biết.

 Level 2 bao gồm 6 reading thì 5 reading đầu có cái tên giống hệt như ở Level 1, đó là: quản trị ngân sách vốn (Capital Budgeting); cấu trúc vốn (Capital Structure); cổ tức (Dividends); mua lại cổ phần (Share Repurchase) và quản trị doanh nghiệp (Corporate governance). Nội dung của những phần này sẽ chi tiết hơn một chút, và chỉ cần bạn không chủ quan thì đây sẽ là một môn “kiếm điểm”.

5. CÁC LƯU Ý KHI HỌC VÀ THI CORPORATE FINANCE

5.1. Một vài lưu ý cho việc học và ôn thi Level 1

Phần này khá hạn chế trong phạm vi kỳ thi với tỷ trọng chỉ 10% và bao gồm các lĩnh vực liên quan đến: Quản trị ngân sách vốn; NPV IRR; Chi phí vốn; Các biện pháp đòn bẩy; Chính sách cổ tức; Mua lại cổ phần; Quản lý vốn lưu động; Quản trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết. Một số vấn đề được giải quyết ở đây bao gồm các vấn đề của công ty chi nhánh trong bối cảnh mối quan hệ giữa công ty chi nhánh và công ty chủ quản. Hãy chú ý đến những phương pháp quản trị vốn – cách tính toán và những ưu điểm, nhược điểm của từng cách.

5.2. Một vài lưu ý cho việc học và ôn thi Level 2

Ở phần này, các chủ đề bao gồm: Quản trị ngân sách vốn; Cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính & Chính sách cổ tức; Mua lại cổ phần; Quản trị doanh nghiệp; Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp và Bảo hiểm công ty. Phần này được liên kết chặt chẽ với môn Financial Reporting and Analysis, bạn nên nắm vững các khái niệm để đạt điểm cao trong kỳ thi CFA Level 2.

LỜI KẾT

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về môn học Corporate Finance trong CFA và trả lời được câu hỏi “Corporate Finance là gì?”. Nếu có những thắc mắc liên quan đến môn học và việc học CFA, đừng ngại ngần inbox fanpage hoặc website của SAPP nhé.

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

0889 66 22 76 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY