ACCA20/06/2024

Giới Thiệu Tổng Quan Về PwC Global Và PwC Việt Nam

Một trong những mảnh ghép vô cùng quan trọng trong bộ tứ BIG4 không thể không kể đến PwC. Với nhiều thành tích nổi trội và môi trường làm việc chuyên nghiệp chú trọng ngoại ngữ, không chỉ đối với sinh viên Kế – Kiểm mà cả các sinh viên kinh tế nói chung, PwC vẫn là một nơi làm việc mơ ước.

1. Lịch sử hình thành

Công ty được thành lập vào năm 1998 bởi sự sát nhập giữa Coopers & Lybrand và Price Waterhouse. Hai công ty này xuất hiện ở Anh vào giữa thế kỉ 19. Tên giao dịch của công ty được rút ngắn thành PwC trong tháng 9 năm 2010 như một phần của việc tái định vị thương hiệu.

Tiền thân của PwC, Price Waterhouse, đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1994 với 2 văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bốn năm sau đó, cuộc sát nhập lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán diễn ra khi Price Waterhouse bắt tay với Coopers & Lybrand. Tên pháp nhân của Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam đã được đổi thành Công ty TNHH PwC (Việt Nam) kể từ ngày 30/05/2017

2. Các dịch vụ chính

Các dịch vụ của PwC Global rất đa dạng trải dài qua nhiều lĩnh vực bao gồm

  • Advisory (Tư vấn)
  • Audit and assurance services (Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo)
  • Entrepreneurial and private cilents (Khách hàng doanh nghiệp tư nhân)
  • Tax (Tư vấn thuế)
  • Legal (Tư vấn pháp lý)
  • Family business services (Khách hàng doanh nghiệp gia đình)
  • IFRS (Dịch vụ chuyển đổi báo cáo theo IFRS và tư vấn kế toán)
  • Sustainability & climate change (Phát triển bền vững và biến đổi khí hậu)
  • People and Organisation (Tư vấn nguồn nhân lực)

PwC Việt Nam, ngoài những dịch vụ kể trên họ cũng cung cấp thêm các dịch vụ như Deals (Tư vấn thương vụ), Consulting (Tư vấn hoạt động) và có cả các gói dịch vụ được thiết kế cho các nhóm khách hàng riêng như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp Hàn Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc và Đài Loan

Dịch vụ Kiểm toán vẫn chiếm đa số trong doanh thu của PwC.  Ngoài ra, bộ phận Tư vấn Thuế của PwC cũng đạt được rất nhiều thành tích đáng nể, cùng với đó là cuốn sổ tay Thuế (Pocket Tax Book) được cập nhật hàng năm là nguồn tài liệu hữu ích cho bất cứ ai có đam mê về lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm:

#[Chia Sẻ] Kinh Nghiệm Tu Hoc ACCA Hiệu Quả Nhất

#Cách Đăng Ký Thi ACCA Tại Việt Nam

#1 ACCA Là Gì? Học ACCA Để Làm Gì? Nên Hoc Chung Chi ACCA Không?

#Chương Trình Học Bổng ACCA Thông Tin Và Cách Đăng Ký 

3. Số lượng văn phòng, nhân viên

PwC Global sở hữu hơn 223,000 nhân viên, hoạt động tại 157 quốc gia. Nhân viên tại PwC đều là những chuyên gia trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Trụ sở chính của PwC nằm ở thủ đô nước Anh, London.

PwC Việt Nam là thành viên của mạng lưới PwC toàn cầu và cũng sở hữu đội ngũ chuyên gia với khoảng 720 người Việt Nam và người nước ngoài am hiểu sâu sắc nền kinh tế và các chính sách về kế toán, luật của Việt Nam. Trong đó tính đến năm 2017 đã có tới 67 kiểm toán viên hành nghề đang làm việc. PwC Việt Nam là thành viên của PwC SEAPEN bao gồm Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào. Hiện nay, PwC Việt Nam đặt văn phòng tại Tầng 16, tòa nhà Kaengnam, Phạm Hùng, Hà Nội.

4. Văn hóa

Điểm nổi bật nhất của PwC là có rất nhiều du học sinh. Các “sếp” ở PwC cũng rất nhiều người nước ngoài nên yếu tố đa văn hóa là bản sắc của công ty. Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự đa dạng này ở logo của PwC.

PwC Việt Nam là thành viên của PwC SEAPEN bao gồm Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào. Vì thế mà nhân viên PwC Việt Nam có rất nhiều cơ hội làm việc chung với các đồng nghiệp đến từ nhiều nước khác.

Ngoài ra, mỗi năm, công ty luôn cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo tại Việt Nam hoặc Malaysia để nâng cao kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm.

PwC hoạt động với phương châm “Building relationships, creating value” – Xây dựng mối quan hệ, tạo nên các giá trị. Ở PwC, niềm tin của khách hàng là ưu tiên hàng đầu, là nhân tố mấu chốt cho mọi hoạt động của công ty. Mục đích, phương châm hoạt động của công ty luôn là “To build trust in society and solve important problems”: Xây dựng niềm tin trong cộng đồng và giải quyết các vấn đề quan trọng. Đó cũng chính là lí do mà trong mắt công chúng, đây luôn là một doanh nghiệp đầy uy tín.

5. Khách hàng chính

PwC trên toàn cầu được đánh giá là sở hữu những khách hàng “khủng” nhất trong 4 BIG. Có thể liệt kê một vài doanh nghiệp có tiếng trên thế giới nằm trong danh sách khách hàng mang về doanh thu cho PwC như Ngân hàng Mỹ, Goldman Sachs, Prudential, IBM, Ford… PwC cũng là đối tác kiểm toán lâu năm của giải điện ảnh uy tín và lâu đời nhất thế giới Oscars

Đối tượng khách hàng chủ yếu ở PwC Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vì thế nên ở PwC Việt Nam tiếng Anh là ngôn ngữ rất được chú trọng. Theo Báo cáo minh bạch của PwC năm 2017, các doanh nghiệp là khách hàng của PwC có thể kể tên: Ngân hàng JPMorgan Chase, Công ty Bảo hiểm AIA, Ngân hàng HSBC.

Doanh thu của PwC Global năm 2017 ghi nhận con số hơn 37.7 tỉ đô la Mỹ trong đó PwC Việt Nam đã đóng góp lên đến 800 triệu đô la Mỹ.

6. Giải thưởng và thành tựu

PwC Vương quốc Anh xếp thứ nhất lần thứ 13 liên tiếp trong danh sách Top 100 Nhà tuyển dụng Tân cử nhân do báo Times bình chọn

PwC Australia được khách hàng vinh danh là Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường tại Giải thưởng Sự lựa chọn của Khách hàng năm 2016 do Financial Review tổ chức

PwC Mỹ được bình chọn trong danh sách “100 Nhà tuyển dụng hàng đầu” của tạp chí Fortune năm thứ 11 liên tiếp

PwC Việt Nam cũng không kém cạnh khi đã nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển thị trường dịch vụ tư vấn thuế Việt Nam

7. Hoạt động khác

Ngày 9 tháng 9 năm 2017, công ty PwC Việt Nam đã tổ chức cuộc thi an toàn thông tin mạng dành cho sinh viên đại học mang tên “HackaDay 2017”. Cuộc thi đã thu hút được 25 đội thi tham gia thi đấu trực tiếp tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một đội khách mời đến từ Malaysia.

8. Lời kết

PwC so với các BIG khác cũng không hề kém cạnh phải không nào? SAPP mong rằng sau bài viết này, các bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân mình để có con đường sự nghiệp vững chắc

>>> Xem thêm:


Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
FP&A là gì? 4 yếu tố quan trọng mà ACCA đem lại giúp bạn thành công với vị trí FP&A

Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc quản lý tài chính...

[Hướng dẫn] Cách kiểm tra NHANH bản Báo cáo Tài chính

Nhằm đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình quản lý tài...

Chuyển Từ Kiểm Toán Độc Lập Sang Kiểm Toán Nội Bộ Có Dễ Không? Giải Đáp Cùng Cựu Internal Auditor Của PNJ

Cùng là “Kiểm toán” nhưng kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ là...

Học F3 ACCA – Các Dạng Bài Tập Về Dòng Tiền (Cash Flow) – Phần 2

Báo có lưu chuyển tiền tệ (Cash flow) là một trong năm loại báo cáo...

Contingent Liabilities Là Gì? – Khái Niệm & Ví Dụ Về Nợ Tiềm Tàng

Bạn chưa từng nghe tới khái niệm Contingent liabilities - một loại nợ tiềm tàng...

Absorption Costing Là Gì? – Tất Tần Tật Về Phương Pháp Tính Giá Toàn Bộ

Trong quá trình tiến hành định giá hàng tồn kho, phương pháp toàn bộ là...

[Case Study] Cost Behavior – Cách Ứng Xử Của Chi Phí

Nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch, phân tích và quản lý chi phí,...