Tìm Hiểu Sơ Lược Bộ Môn Portfolio Management And Wealth Planning CFA
Đầu tư theo danh mục là phương thức giảm thiểu tối đa rủi ro trước tình hình thị trường chứng khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ. Để nhà đầu tư cân nhắc được việc đầu tư vào từng danh mục hiệu quả hay không hiệu quả, cần phải có sự đánh giá từ phía đội ngũ phân tích về từng danh mục. Từ thực tiễn đó, chương trình CFA đã xây dựng môn học Portfolio Management And Wealth Planning để cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng làm nghề liên quan đến danh mục đầu tư. Vậy, Portfolio Management là gì? Phương pháp nào để học tập hiệu quả môn này trong CFA? Hãy tìm hiểu cùng SAPP Academy dưới đây nhé!
1. Portfolio Management là gì?
Portfolio Management là một trong số 10 môn học của chương trình CFA với nội dung chủ yếu xoay quanh cách quản lý và lập kế hoạch các danh mục đầu tư đồng thời kiểm tra những yếu tố cần thiết để giúp quản lý danh mục đầu tư thành công. Khi nghiên cứu môn học này, các bạn sẽ được giải thích về lý do cách tiếp cận các danh mục đầu tư giữ vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư để giúp họ hoàn thành được mục tiêu tài chính đã đặt ra.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nắm được cách so sánh giữa nhu cầu tài chính của nhà đầu tư với các tổ chức khác nhau. Khi phác thảo xong các bước của quy trình quản lý danh mục đầu tư, bạn sẽ so sánh và đối chiếu được các loại sản phẩm quản lý đầu tư có sẵn cho các nhà đầu tư và cách thức họ áp dụng trong phương pháp tiếp cận danh mục đầu tư.
1.1. Nội dung môn học
-
Portfolio management process – Quy trình quản lý danh mục đầu tư:
-
Bước 1: The planning step
-
Bước 1: The planning step
-
Bước 3: The feedback step
-
Risk and return measures – Đại lượng đo lường rủi ro và lợi nhuận: The holding period return (Lợi suất nắm giữ): phần trăm tăng giá của 1 tài sản sau 1 khoảng thời gian nắm giữ; Arithmetic mean return (Trung bình cộng số học của lợi nhuận); Geometric mean return (Trung bình nhân của lợi nhuận); Covariance (Hiệp phương sai); Portfolio standard deviation (Độ lệch chuẩn của danh mục).
-
Risk management – Quản trị rủi ro: Risk management process – Quy trình quản trị rủi ro và Risk management framework – Khung hoạt động trong quản trị rủi ro
1.2. Tỷ trọng môn Portfolio Management là gì?
Level |
Tỷ trọng |
Level 1 |
8 – 12% |
Level 2 |
10 – 15% |
Level 3 |
35 – 40% |
Nhìn chung, môn Portfolio Management chiếm tỷ trọng khá cao trong chương trình CFA. Theo như cấu trúc đề thi đươc viện CFA công bố, ở CFA Level 1 sẽ có khoảng 14 – 22 câu, kỳ thi CFA Level 2 sẽ có khoảng 18 – 27 câu. Nếu bạn học kiến thức của môn này một cách hời hợt, rất dễ bị mất nhiều điểm trong tổng số bài thi.
2. Ôn thi môn Portfolio Management
2.1. Tài liệu ôn thi
Hai tài liệu chính bạn nên nghiên cứu để học ôn môn này là CFA Curriculum (cấp bởi viện CFA) và Kaplan Schweser Notes. Nếu có nhiều thời gian, hãy đọc Curriculum, còn nếu thời gian eo hẹp, bạn có thể đọc Schweser Notes – cuốn sách được xem là bản tóm tắt của Curriculum. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm 2 cuốn:
-
IT Information Technology Portfolio Management step by step by Bryan Maizlish, Robert Handler
-
Portfolio Construction Management and Protection 5e by Robert A
2.2. Chia sẻ kinh nghiệm của giảng viên CFA về học thi môn Portfolio Management
Giảng viên CFA – anh Nguyễn Đức Thái đã chia sẻ kinh nghiệm ôn thi của môn này: trong quá trình học tập Portfolio Management & Wealth Planning, kiến thức của môn Quantitative Methods được tận dụng sang khá nhiều và triệt để. Hiện nay, trong số của môn này tập trung nhiều ở đề thi CFA Level 1 và CFA Level 2, vậy nên, bạn cần nắm vững kiến thức ngay từ đầu để đảm bảo trả lời được toàn bộ các câu hỏi có trong đề thi.
3. Checklist ôn thi môn Portfolio Management and Wealth Planning đạt được hiệu quả tối đa
-
Hiểu và ghi nhớ được các khái niệm cốt lõi: ví dụ như mối quan hệ giữa rủi ro với sự đa dạng hàng hóa và cách để xây dựng các danh mục đầu tư hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú trọng đến mô hình CAPM và phần tính toán phương sai của danh mục đầu tư.
-
Phần tính toán của môn Portfolio Management and Wealth Planning có thể lấy kiến thức từ môn Quantitative Methods. Nếu bạn đã học và nắm chắc kiến thức môn Quantitative Methods, bạn sẽ dễ tính toán môn Portfolio Management hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải học các phần khác để trả lời được các câu hỏi định tính.
4. Lưu ý khi học thi môn Portfolio Management
Theo tỷ trọng môn được viện CFA cập nhật gần đây, Portfolio Management sẽ chiếm tỷ trọng cao chủ yếu ở Level 1 và Level 2. Do đó, bạn nên biết cân đối thời gian học tập hợp lý để đảm bảo kiến thức khi đi thi.
Một số công thức của môn Quantitative Methods bạn sẽ gặp lại trong môn này như hiệp phương sai của danh mục gồm 2 tài sản. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu thêm những điểm trọng tâm của Thuyết danh mục đầu tư hiện đại và mô hình CAPM (định giá tài sản vốn). Trong đề thi có thể xuất hiện câu hỏi về đồ thị SML hay CML.
Tạm kết
Hy vọng với những nội dung SAPP chia sẻ trên đây, bạn đã nắm được Portfolio Management là gì và nắm được tổng quan cách nên học thi môn này.
Với những ai có ý định học thi chứng chỉ CFA nhưng vẫn chưa xác định được định hướng rõ ràng thì có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP. Với kinh nghiệm đào tạo hàng ngàn học viên CFA của SAPP Academy, khóa học CFA Online chắc chắn sẽ giúp bạn có được định hướng học tập đúng đắn, đảm bảo được chất lượng đầu ra nhưng lại tối ưu chi phí và tiết kiệm thời gian.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!
Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.cfaonline