CMA20/06/2024

CMA Part 1 – Section A: External Financial Report Decisions

Môn học thứ 1 trong Part 1 CMA – External Financial Report Decisions (hay còn gọi là môn 1A) và chiếm tỷ trọng 15% trong bài thi. Trong học phần này, học viên sẽ được trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để tham gia và định hình quyết định về báo cáo tài chính trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Tổng quan môn học 1A – External Financial Report Decisions

Part 1 trong kỳ thi chứng chỉ CMA bao gồm tổng cộng 6 học phần, và phần mở đầu của chương trình là môn học “External Financial Reporting Decisions”, gọi tắt là “Section A” hay “1A”.

Trong môn học này, học viên sẽ được trang bị kiến thức sâu rộng về các loại báo cáo tài chính hiện hành được doanh nghiệp sử dụng và phân tích. Đồng thời, môn học tập trung vào việc giúp học viên hiểu rõ những chuẩn mực kế toán theo U.S. GAAP. Học viên sẽ được hướng dẫn về sự khác biệt giữa U.S GAAP và IFRS trong việc ghi nhận, đo lường, đánh giá, và công bố thông tin liên quan đến tài sản, nghĩa vụ tài chính, và thuế thu nhập doanh nghiệp.

nội dung chính môn external financial report decisions

Yêu cầu kỹ năng đầu vào của học viên với môn học

Ngoài việc đảm bảo sự thành thạo trong việc sử dụng tiếng Anh chuyên ngành, học viên cần có kiến thức nền tảng vững về năm chủ đề sau đây:

  • Báo cáo tài chính: Nội dung kiến thức chủ yếu xoay quanh bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo hợp nhất và báo cáo tích hợp.
  • Ghi nhận, Đo lường, Định giá và Thuyết minh – Tài sản: khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác và tài sản dài hạn
  • Ghi nhận, Đo lường, Định giá và Thuyết minh – Nợ phải trả: các khoản nợ thông thường và các khoản thuê tài sản.
  • Hạch toán thuế thu nhập và ghi nhận doanh thu: nguyên tắc hạch toán thuế thu nhập và ghi nhận doanh thu.
  • So sánh U.S. GAAP và IFRS: điểm giống nhau và khác biệt trọng yếu giữa U.S. GAAP và IFRS.

Bên cạnh nắm cũng các chủ đề trên, để vượt qua được bài thi Part 1 học viên cần có kỹ năng về đọc hiểu cơ bản tiếng Anh thông dụng và sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong quá trình học tập, cụ thể là chuyên ngành kế – kiểm – tài chính.

external financial report decisions yêu cầu đầu vào

Việc hiểu biết về tiếng Anh thông dụng cũng quan trọng vì nhiều tài liệu và nguồn thông tin quan trọng trong lĩnh vực kế toán quản trị và tài chính thường được công bố bằng tiếng Anh. Điều này giúp học viên theo dõi các xu hướng và thông tin mới nhất trong ngành.

Xem thêm: Trọn bộ 400 từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Quản trị Tài chính

Nội dung chi tiết môn học 1A

Theo Content Specification Outline (CSOs) của Hiệp hội IMA, môn học “External Financial Report Decisions” được chia làm 2 học phần, bao gồm: “Financial Statements và Recognition”, “Measurement, Valuation, and Disclosure”. Nội dung chi tiết từng học phần như sau:

Financial Statements

Trong phạm vi Section A – “External Financial Reporting Decisions”, học viên sẽ lần lượt tìm hiểu về các loại báo cáo tài chính (Financial Statements) được các doanh nghiệp trên toàn cầu ứng dụng trong quá trình kinh doanh bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó, hai loại báo cáo cũng được doanh nghiệp sử dụng đó là báo cáo hợp nhất và báo cáo tích hợp.

Financial Statements - các loại báo cáo tài chính

Income Statements

“Income Statements – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”, đây là một loại báo cáo tài chính quan trọng, cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Báo cáo này thường được lập trước các báo cáo tài chính khác, bằng cách sử dụng số dư từ bảng cân đối thử vào cuối kỳ.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm hai yếu tố chính là doanh thu và chi phí. Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ. Chi phí là số tiền mà doanh nghiệp phải trả để tạo ra doanh thu.

Tổng doanh thu được tính bằng cách cộng tất cả các khoản doanh thu của doanh nghiệp. Tổng chi phí được tính bằng cách cộng tất cả các khoản chi phí của doanh nghiệp. Thu nhập ròng là số tiền còn lại sau khi trừ chi phí khỏi doanh thu.

Statement of Changes in Equity

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (Statement of Changes in Equity)” là báo cáo kế toán trình bày những thay đổi chi tiết của tổ chức trong từng tài khoản vốn chủ sở hữu trong một kỳ nhất định. Báo cáo này cần có thông tin thu nhập ròng được tính toán trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp:

  • Đối với một công ty cổ phần, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trình bày chi tiết tất cả các đợt phát hành cổ phiếu phổ thông, mua cổ phiếu quỹ, cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu, thu nhập ròng và cổ tức để tính số dư cuối kỳ của vốn chủ sở hữu.
  • Đối với một doanh nghiệp tư nhân, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trình bày chi tiết tất cả các khoản đầu tư và rút tiền của chủ sở hữu cũng như thu nhập ròng.
  • Đối với một công ty hợp danh, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu nêu chi tiết các khoản đầu tư, rút vốn và tỷ lệ thu nhập ròng được ghi nhận cho mỗi thành viên hợp danh.

Việc báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu được lập sau báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là do báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo đầu tiên được lập trong quá trình lập báo cáo tài chính. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin về thu nhập ròng, là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thay đổi của vốn chủ sở hữu.

Balance Sheets

Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

“Balance Sheet” được xây dựng sau khi báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu được hoàn thành, bởi vì báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu cung cấp số dư vốn chủ sở hữu cuối kỳ, là một yếu tố quan trọng của bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán được cấu thành bởi hai nhóm yếu tố chính là tài sản và nguồn vốn. Do đó đẳng thức kế toán sẽ có tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn, hay:

Tổng tài sản = Tổng nợ phải trả + Tổng vốn chủ sở hữu

Trong đó:

  • Tài sản là những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Tài sản được phân loại thành hai loại chính là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
  • Nguồn vốn là nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Nguồn vốn được phân loại thành hai loại chính là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
    • Nợ phải trả là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán cho các chủ nợ trong tương lai.
    • Vốn chủ sở hữu là phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của các chủ sở hữu sau khi đã trừ đi tất cả các khoản nợ phải trả. Sử dụng số dư vốn chủ sở hữu cuối kỳ được tính toán từ báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.

Đẳng thức kế toán này được gọi là đẳng thức tài chính. Nó phản ánh mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

đăng thức kế toán tài chính

Statement of Cash Flows

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of Cash Flows)” là một phần quan trọng của báo cáo tài chính, cung cấp thông tin về dòng tiền của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo này được lập theo phương pháp gián tiếp, bắt đầu từ lợi nhuận ròng và cộng trừ tất cả những thay đổi đối với tài khoản tài sản và nợ phải trả (trừ tiền mặt) để tính toán sự thay đổi về tiền mặt.

Sự thay đổi về số tiền mặt được cộng vào số dư tiền mặt đầu kỳ để xác định số dư tiền mặt cuối kỳ.

Trong trường hợp tính toán đúng, giá trị vừa tính toán phải bằng tuyệt đối với số dư tiền mặt cuối kỳ. Nếu giá trị vừa tính toán nhỏ hơn hoặc lớn hơn số dư tiền mặt cuối kỳ, thì có nghĩa là có sai sót trong quá trình tính toán.

Integrated Reporting

Báo cáo tích hợp (Integrated Reporting)” là một phương pháp báo cáo toàn diện về cách thức một tổ chức tạo ra giá trị trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Báo cáo tích hợp bao gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính, và được trình bày theo một cách toàn diện và nhất quán. “Integrated Reporting” bắt nguồn từ Vương quốc Anh và dần dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Trở thành một khuôn mẫu được công bố vào năm 2013.

báo cáo tích hợp cung cấp cái nhìn toàn diện về cách thức tổ chức tạo ra giá trị

Mục tiêu của báo cáo tích hợp là cung cấp cho các bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp một cái nhìn toàn diện về cách thức một tổ chức tạo ra giá trị. Báo cáo tích hợp có thể giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về các rủi ro và cơ hội mà một tổ chức phải đối mặt, cũng như các chiến lược mà tổ chức đang thực hiện để tạo ra giá trị.

Consolidated statements

“Báo cáo hợp nhất (Consolidated statements)” là báo cáo tài chính của một tập đoàn, được lập trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính riêng lẻ của công ty mẹ và các công ty con. Báo cáo này được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh của tập đoàn cho các bên liên quan..

Những nội dung liên quan đến báo cáo hợp nhất được đưa vào chương trình học bao gồm:

  • Định nghĩa báo cáo hợp nhất
  • Hai loại mô hình hợp nhất: Mô hình sở hữu đặc biệt (variable interest entity model) và Mô hình quyền lợi biểu quyết (voting interest model)
  • Ba loại hạch toán hợp nhất: Hợp nhất toàn phần (full consolidation); Hợp nhất theo tỷ lệ (proportionate consolidation) và Hợp nhất vốn chủ sở hữu (equity method)
  • Nguyên tắc loại bỏ các giao dịch nội bộ khi hợp nhất.

IMA đã cập nhật bổ sung cấu phần trên về báo cáo hợp nhất vào nội dung kỳ thi CMA Part 1. Cấu phần mới này sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2024, tương ứng với kỳ thi tháng 9 – 10/2024.

Có thể bạn quan tâm: “Bật mí” 5+ giáo trình CMA được đánh giá tốt nhất hiện nay

Recognition, Measurement, Valuation, and Disclosure

Chủ đề thứ hai của môn 1A trong kỳ thi chứng chỉ CMA Part 1 đó là “Ghi nhận, Đo lường và Thuyết minh”(Recognition, Measurement, Valuation, and Disclosure)”. Sau khi hoàn thành chủ đề này, học viên sẽ có thể:

  • Giải thích các nguyên tắc cơ bản trong ghi nhận, đo lường và công bố thông tin liên quan đến các khoản mục tài sản, nợ phải trả và một số hợp đồng mua hoặc bán các hạng mục phi tài chính theo nguyên tắc U.S. GAAP.
  • So sánh các điểm giống và khác nhau trọng yếu giữa U.S. GAAP và IFRS 9 – Financial Instruments (Công cụ tài chính).

cma part 1 section a-07-Nội dung học phần Recognition, measurement,valuation and disclosure

Asset Valuation

Chương trình học về “Định giá tài sản” tập trung vào hiểu biết về quá trình xác định giá trị của các tài sản. Nó không chỉ bao gồm việc định giá các khoản phải thu mà còn giải quyết những thách thức liên quan đến định giá hàng tồn kho, xác định và so sánh ưu điểm và nhược điểm các giả định về dòng chi phí. Học viên sẽ được hướng dẫn về các phương pháp kiểm kê sử dụng trong việc hạch toán hàng tồn kho và cách áp dụng chúng một cách hiệu quả.

Ngoài ra, chương trình cũng cung cấp kiến thức về cách sử dụng các phương pháp khấu hao khác nhau và cách chúng tác động đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Học viên sẽ hiểu rõ cách lựa chọn phương pháp khấu hao có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tài chính và thị trường của doanh nghiệp.

Valuation of Liabilities

“Định giá Khoản nợ phải trả (Valuation of Liabilities)” là chủ đề quan trọng trong chương trình học, nhằm giúp học viên nhận biết và phân loại những khoản nợ dự kiến sẽ được tái tài trợ. Chương trình tập trung vào việc so sánh cách ảnh hưởng đến báo cáo tài chính khi sử dụng các phương pháp để hạch toán cho việc bảo hành, bao gồm cả phương pháp bảo hành đảm bảo và phương pháp bảo hành dịch vụ.

Học viên sẽ được trang bị kiến thức vững về cách thức định giá khoản nợ phải trả và hiểu rõ về cách các phương pháp này ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Equity Transactions

Học phần “Equity Transactions (Giao dịch vốn cổ phần)” cung cấp kiến thức cần thiết cho nhà quản lý tài chính trong việc xác định các giao dịch ảnh hưởng đến vốn góp cũng như những giao dịch ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại.

Bên cạnh đó, học viên sẽ được hướng dẫn cách xác định sự thay đổi về vốn chủ sở hữu của cổ đông thông qua các giao dịch như chia cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu.

Revenue Recognition

Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Doanh thu được xác định là khoản thu nhập mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

cma part 1 section a-08-doanh thu ghi nhận

Sau khi hoàn thành chương trình học về “Revenue Recognition (Ghi nhận doanh thu)”, học viên sẽ có khả năng áp dụng nguyên tắc này cho mọi loại giao dịch khác nhau. Chương trình không dừng ở việc hướng dẫn về việc ghi nhận doanh thu mà còn cung cấp một hướng dẫn chi tiết về các bước cần thiết để thực hiện quy trình này. Học viên sẽ được trang bị kiến thức vững về nguyên tắc liên quan đến doanh thu và chi phí, và biết cách áp dụng một cách linh hoạt trong các tình huống thực tế cụ thể.

Income Measurement

Học phần “Income Measurement” cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về đo lường thu nhập. Giúp học viên nhận biết và hướng dẫn học viên cách trình bày thông tin về các khoản lãi lỗ, thực hiện việc thanh lý tài sản cố định trong báo cáo tài chính.

Song song với đó, người học được cung cấp kiến thức về các phương pháp ghi nhận chi phí, tính toán thu nhập toàn diện cũng như xác định cách xử lý chính xác các hoạt động không tiếp tục vận hành kinh doanh.

Major differences between U.S. GAAP and IFRS

Học phần cuối cùng của môn 1A – “External Financial Reporting Decision” – Part 1 trong chương trình thi chứng chỉ CMA là “Major differences between U.S. GAAP and IFRS (Sự khác biệt chính giữa GAAP Hoa kỳ và IFRS)”. Môn học giúp học viên hiểu rõ sự khác biệt trong kết quả tài chính được báo cáo khi áp dụng U.S. GAAP so với IFRS.

Trong nội dung này, các khía cạnh quan trọng khác nhau bao gồm:

  1. Ghi nhận chi phí, liên quan đến các khoản thanh toán dựa trên cổ phiếu và phúc lợi nhân viên;
  2. Tài sản vô hình liên quan đến chi phí R&D (Chi phí nghiên cứu và phát triển – Research and Development Expenses) và định giá lại tài sản;
  3. Hàng tồn kho liên quan đến các phương pháp tính giá thành, định giá và ghi giảm giá hàng tồn kho;
  4. Hợp đồng thuê hoạt động và thuê tài chính;
  5. Tài sản dài hạn liên quan đến việc đánh giá lại, khấu hao và vốn hóa chi phí đi vay;
  6. Suy giảm tài sản trong việc xác định, tính toán và hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị.

Nội dung môn External Financial Report Decision được điều chỉnh bổ sung thêm Consolidated Statements

Tương tự như nhiều chương trình chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu khác, ICMA (Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ) thường xuyên điều chỉnh nội dung của chương trình học và kỳ thi để đảm bảo rằng Chứng chỉ Kế toán Quản trị (CMA) là chứng chỉ phù hợp nhất cho các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán quản trị.

Điều này được xem xét là một sự điều chỉnh hợp lý trong bối cảnh thương vụ mua bán và sáp nhập trở nên ngày càng phổ biến và phát triển về cả số lượng và quy mô trên phạm vi toàn cầu. Sự gia tăng này đặt ra yêu cầu cao về khả năng đọc hiểu, chuẩn bị và phân tích báo cáo hợp nhất trong cộng đồng chuyên gia kế toán quản trị.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp tài liệu tự học CMA “gối đầu giường” cho bất kỳ ai

Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

Khi đến với môn học 1A trong chương trình CMA, học viên được trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để tham gia và định hình quyết định về báo cáo tài chính trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Môn học này đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo chuyên gia kế toán quản trị có kỹ năng và hiểu biết sâu rộng về quá trình lập, đọc và phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với những thách thức và cơ hội mới trong việc thu thập và sử dụng thông tin tài chính. Do đó, các chuyên gia kế toán quản trị cần phải có những kiến thức và kỹ năng phù hợp để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của môn External Financial Report Decisions trong đề thi CMA Part 1

Trong kỳ thi chứng chỉ CMA Part 1, môn học “External Financial Report Decisions” chiếm tỷ trọng 15% trên tổng số kiến thức được đánh giá trong đề thi. Đây là một tỷ trọng tương đối lớn, cho thấy tầm quan trọng của môn học này trong chương trình CMA.

cma part 1 section a-10

Đối với độ khó, ICMA đã thiết lập ba cấp độ bao phủ kiến thức từ cơ bản đến sự hiểu biết thấu đáo, được chia thành A, B và C (Xem lại thông tin này ở nội dung CMA Part 1). Môn “External Financial Report Decisions” được đánh giá ở cấp độ C, là cấp độ cao nhất trong ba cấp độ bao phủ của ICMA.

Điều này có nghĩa là các câu hỏi trong đề thi môn học 1A đòi hỏi học viên phải có kiến thức và kỹ năng sâu rộng. Để đạt được điểm cao, học viên cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm việc nắm vững kiến thức lý thuyết và thực hành giải các câu hỏi trắc nghiệm.

Một vài kinh nghiệm học tập, ôn luyện Section A – CMA Part 1

Thiết lập lịch trình học tập thường xuyên

Vậy học CMA như thế nào? Cụ thể là Part 1? – Việc quan trọng nhất và đầu tiên chúng ta cần thực hiện là lập kế hoạch và kiên trì thực hiện lịch trình học tập đều đặn, xuyên suốt trong khoảng thời gian nhất định.

Với tỷ trọng khối lượng kiến thức Section A chiếm 15% chương trình thi Part 1, học viên cần có tổng thời gian học tập và ôn thi trung bình rơi vào khoảng từ 4 đến 6 tuần. Tuy nhiên, thời gian học tập cụ thể sẽ phụ thuộc vào Kiến thức nền tảng, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán tài chính, khả năng tiếp thu và học tập của học viên.

Đặc trưng kiến thức môn 1A chủ yếu xoay quanh lĩnh vực kế toán tài chính do đó với những học viên đã có kiến thức nền tảng và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán tài chính, thời gian học tập và ôn thi có thể rút ngắn đáng kể.

Thiết lập lịch trình học tập thường xuyên

Xác định hình thức học tập phù hợp bản thân

Xác định phương pháp học tập phù hợp với cá nhân là chìa khóa để nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả. Mỗi người có một phong cách học tập khác nhau, phù hợp với những sở thích và khả năng khác nhau.

Để xác định hình thức học tập phù hợp bản thân, trước tiên bạn hãy xác định sở thích và khả năng của bản thân. Sau đó thử nghiệm các hình thức học tập khác nhau và xem hình thức nào giúp bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất. Hoặc có thể tham khảo ý kiến của những người đã từng học môn 1A..

Học viên có thể kết hợp các hình thức học tập khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Ví dụ, kết hợp nghe giảng offline để nắm được các kiến thức cơ bản, sau đó tự nghiên cứu giáo trình gốc để hiểu sâu hơn và luyện giải đề thi để làm quen với các dạng câu hỏi thường gặp.

Sử dụng học liệu chính thống đã được kiểm duyệt

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tài liệu ôn thi CMA trôi nổi, đạo nhái, kiến thức sai lệch. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với quá trình học tập và gây ra hậu quả nghiêm trọng đến kết quả cuối cùng trong các kỳ thi CMA. Do đó, để đạt được thành công trong kỳ thi CMA, học viên cần lựa chọn các học liệu chính thống, các trung tâm cung cấp khóa học uy tín trên thị trường.

Sử dụng học liệu chính thống đã được kiểm duyệt

SAPP khuyên bạn nên tham khảo thông tin về các học liệu, trung tâm cung cấp khóa học trên website của IMA (Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ sáng lập chứng chỉ CMA).

SAPP gửi thêm đến bạn danh sách các trung tâm cung cấp khóa học đã được IMA công nhận theo 5 châu lục và danh sách các nhà xuất bản đối tác của IMA.

Các tài liệu ôn thi CMA chính thống được biên soạn bởi các chuyên gia đầu ngành, cập nhật kiến thức mới nhất theo chuẩn IMA. Các tài liệu này được kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng nội dung và hình thức, đảm bảo cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để vượt qua kỳ thi CMA.

Thực hành với máy tính tài chính kết hợp hình thức làm bài thi trên máy tính

Kỳ thi CMA được tổ chức trên máy tính, do đó học viên cần thành thạo thao tác với máy tính để có thể làm bài thi một cách hiệu quả. Việc thực hành với máy tính tài chính sẽ giúp học viên: nắm vững các chức năng của máy tính tài chính, cải thiện tốc độ và độ chính xác khi tính toán, tăng khả năng giải quyết các bài toán phức tạp.

Các loại máy tính được phép sử dụng trong kỳ thi CMA bao gồm các dòng máy tính chỉ bao gồm 6 chức năng cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia, căn bậc hai, phần trăm). Đặc biệt, có 2 loại máy tính tài chính được phép sử dụng trong kỳ thi bao gồm Texas Instrument BA II PLUS và Texas Instrument BA II PLUS Professional.

Trong quá trình học tập môn 1A, chúng ta cần sớm trang bị và luyện tập với một trong hai loại máy tính tài chính kể trên. Việc luyện tập với máy tính tài chính đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Học viên cần dành thời gian luyện tập thường xuyên để đạt được hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Tổng hợp 7 nguồn đề thi CMA và các trang thi thử chất lượng

Kết bài

Kiến thức là nền tảng, là điều kiện tiên quyết để bạn có thể làm bài thi một cách tốt nhất. Việc tìm đến các trung tâm đào tạo uy tín là một lựa chọn phù hợp nếu bạn cảm thấy việc tự học tại nhà không hiệu quả.

SAPP Academy đặt sự tập trung vào chất lượng giảng dạy để mang lại hiệu suất học tập tối đa. Học viên tham gia khóa CMA sẽ được cam kết về đầu ra thông qua các cam kết cụ thể được ghi lại bằng văn bản. Cùng SAPP chinh phục giấc mơ CMA của chính mình ngay hôm nay.

Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về khoá học CMA tại SAPP ngay TẠI ĐÂY!!!

Với những thông tin trên đây về môn học CMA Part 1 – Section A: “External Financial Report Decisions”, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn đầy đủ hơn về chương trình học và có kế hoạch xây dựng lộ trình học tập sắp tới! Trong nội dung tiếp theo, hãy cùng SAPP tìm hiểu chi tiết CMA Part 1 Section B và hãy liên hệ SAPP ngay nếu bạn đang cần thêm bất kỳ sự tư vấn nào

Chúc bạn thành công!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Con đường trở thành giám đốc tài chính trong thời đại MỚI

“Học ngành gì để làm Giám đốc Tài chính?”, “Một CFO cần những gì?” – Dưới...

Kỳ kế toán là gì ? Các quy định về Kỳ kế toán bạn phải biết

Kỳ kế toán là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kế toán, đề...

Kế toán thuế là gì? Hình ảnh một Kế toán thuế “chân thực”

Kế toán thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo tuân thủ...

Định khoản kế toán và quy trình chi tiết [Cập nhật 2024]

Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô, và vai...

# Phiếu Kế Toán Là Gì? Mẫu Phiếu Kế Toán Tổng Hợp Và Kết Chuyển

Phiếu kế toán được sử dụng để minh họa cho các bút toán phát sinh...

Kiểm toán Báo cáo Tài chính là gì? Đặc điểm, quy trình thực hiện ra sao?

Kiểm toán báo cáo tài chính là quy trình xác minh sự minh bạch của...

5+ thủ thuật “làm đẹp Báo cáo Tài chính” và cách nhận diện

Báo cáo Tài chính là công cụ quan trọng để đánh giá tình trạng tài...

Quản trị rủi ro và 5 bước giữ vững sự ổn định cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như thay đổi thị...