CMA Part 2 – Những thông tin quan trọng nhất cần nắm
Part 2 trong chương trình học CMA đề cập tới quản trị tài chính chiến lược. Và dưới đây là tất cả thông tin bạn cần biết về nội dung đào tạo cũng như một vài lưu ý về bài thi Part 2 kỳ thi CMA mới nhất.
Đề thi CMA Part 2 được xây dựng trên cơ sở nào?
Nhằm hỗ trợ người học trong quá trình ôn thi chứng chỉ CMA, Hiệp hội IMA đã công bố hai tài liệu giáo trình chính cho kỳ thi CMA thông quá các nghiên cứu định kỳ gồm: Content Specification Outlines (CSOs) và Learning Outcome Statements (LOS).
Content Specification Outlines
CSOs – Content Specification Outlines (Đề cương đặc tả nội dung) là tài liệu chi tiết xác định các chủ đề và kiến thức cần thiết, cùng với hướng dẫn cụ thể về nội dung kiểm tra.
ICMA (Institute of Certified Management Accountants) sử dụng CSOs để truyền đạt thông tin chi tiết và chính xác về nội dung của kỳ thi, giúp thí sinh hiểu rõ những kiến thức và kỹ năng cần nắm vững để đạt được thành công trong kỳ thi.
CSOs cũng xác định tỷ lệ phần trăm bao phủ cho mỗi chủ đề trong phần thi, chỉ định mức độ bao phủ cụ thể cho từng chủ đề thi để đo lường sự sâu sắc và phạm vi của chủ đề, phản ánh sự đa dạng từ kiến thức cơ bản đến sự hiểu biết nâng cao). ICMA xác định ba cấp độ bao phủ của CSOs như sau:
- Cấp độ A: Thí sinh cần có kỹ năng về kiến thức và hiểu biết.
- Cấp độ B: Thí sinh cần có kỹ năng về kiến thức, hiểu biết, ứng dụng và phân tích.
- Cấp độ C: Thí sinh cần có kỹ năng nhận thức, hiểu biết, ứng dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.
Learning Outcome Statements
LOSs của CMA, hay “Báo cáo Kết quả Học tập”, chứa đựng một mô tả chi tiết và cụ thể về những kỹ năng mà một ứng viên CMA thành công cần phải phát triển.
Để tham khảo rõ hơn về từng khía cạnh của LOS, mời bạn xem chi tiết tại đây
Ngoài những nội dung chi tiết dành cho kỳ thi Chứng chỉ CMA có trong CSOs và LSO, ứng viên cần phải trang bị kiến thức kinh doanh ít nhất ở mức tối thiểu. Điều này bao gồm hiểu biết về các khái niệm cơ bản trong báo cáo tài chính, tiền tệ, và kiến thức cơ bản về thống kê.
Như vậy có thể thấy chương trình đào tạo Kế toán Quản trị Hoa Kỳ CMA luôn được thiết kế rất sát sát với thực tế thông qua nội dung bài thi cũng như các giáo trình CMA luôn được cập nhật liên tục, thích ứng với sự biến động trong tình hình kinh tế tài chính hiện nay. Điều này làm tăng thêm giá trị của chứng chỉ CMA, thể hiện vị thế quan trọng trong nghề kế – kiểm và tài chính.
Chương trình đào tạo Part 2 – CMA
Bài thi Part 2 (Financial Decision Making) của chứng chỉ Kế toán quản trị U.S. CMA khai thác kiến thức trong các vai trò cấp cao, đòi hỏi khả năng đưa ra quyết định tài chính chiến lược. Phần này đảm bảo rằng học viên thực sự có cần ứng dụng kiến thức về tài chính, tư duy phê phán và thể hiện khả năng quản lý.
Phần | Nội dung đào tạo | Môn học | Trọng số kiến thức |
CMA Part 2 Section A (2A) – Financial Statement Analysis | Phần thi này sẽ đánh giá một loạt các kỹ năng thực tế liên quan đến việc phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Học viên sẽ cần có sự thành thạo trong việc hiểu và áp dụng các báo cáo tài chính, tỷ số tài chính, cũng như các yếu tố liên quan đến phân tích lợi nhuận.
Ngoài ra, nội dung phần này cũng sẽ chú trọng đến báo cáo tiền tệ, chức năng của tiền tệ, và giao dịch ngoại tệ. |
|
20% |
CMA Part 2 Section B (2B) – Corporate Finance | Trọng tâm của phần thi này đòi hỏi học viên sử dụng các mô hình, cấu trúc lãi suất và độ nhạy trái phiếu. Tập trung vào khả năng quản lý các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp cũng như quá trình huy động vốn.
Học viên cần phải phân biệt giữa các loại rủi ro khác nhau và đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Phần này cũng bao gồm việc đề cập đến các thị trường tài chính, trong đó có phát hành công khai lần đầu ra công chúng (IPO), ngân hàng đầu tư, và quá trình tái cơ cấu thông qua các giao dịch mua bán và sáp nhập. |
|
20% |
CMA Part 2 Section C (2C) – Decision Analysis | CMA cần có sự hiểu biết chắc chắn về các quyết định liên quan đến sản phẩm và quy trình sản xuất. Áp dụng kỹ thuật phân tích chi phí-khối lượng-lợi nhuận và phân tích cận biên ở mức độ cao. Trong bài thi, bạn cần thực hiện tính điểm hòa vốn, đánh giá tác động của doanh thu hoạt động đối với quyết định mua bán, đề xuất chiến lược định giá,….. |
|
25% |
CMA Part 2 Section D (2D) – Risk Management | Tập trung vào quản lý rủi ro doanh nghiệp đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các loại rủi ro khác nhau và khả năng đánh giá chúng. Học viên biết cách nhìn nhận và đánh giá rủi ro từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm cả mặt tài chính, quản lý dự án, hệ thống, thị trường, chính trị, và nhiều yếu tố khác. Có thể đưa ra các quyết định chiến lược hợp lý và thông tin hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. |
|
10% |
CMA Part 2 Section E (2E) – Investment Decisions | Chương trình đào tạo giúp học viên có khả năng hiểu và thực hiện các tính toán liên quan đến dòng tiền trước và sau thuế, đặc biệt trong bối cảnh đầu tư vào các dự án vốn.
Ngoài ra học viên cũng sẽ có khả năng đánh giá những yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ chiết khấu và giá trị thanh toán. Điều quan trọng là bạn sẽ được làm quen với các khái niệm như Giá trị hiện tại ròng (NPV) và Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). |
|
10% |
CMA Part 2 Section F (2F) – Professional Ethics | Phần này được xây dựa trên Tuyên bố về Tiêu chuẩn Đạo đức của IMA. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn được biểu đạt một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Bạn cần biết cách áp dụng chúng trong các tình huống kinh doanh thực tế. |
|
15% |
Cấu trúc đề thi CMA Part 2
Thông tin tổng quan
Bên cạnh việc nắm vững kiến thức cần thiết, quan trọng là có sự hiểu biết đối với cách bài kiểm tra CMA được tổ chức và cấu trúc của bài thi, cũng như loại câu hỏi cần được chuẩn bị. Kỳ thi CMA nói chung và Part 2 nói riêng được tổ chức trên máy tính với tổng thời gian là 4 giờ. Phần thi sẽ bao gồm hai phần chính:
- Phần trắc nghiệm (MCQ – Multiple-choice questions) với 100 câu hỏi, hoàn thành trong 3 giờ.
- Phần tiểu luận (essay), với 2 bài tiểu luận, hoàn thành trong 1 giờ đồng hồ. Mỗi bài sẽ có 30 phút để hoàn thành.
Phần thi MCQs
IMA đã xây dựng bộ 100 câu hỏi trắc nghiệm cho CMA Part 2 và chúng được phân loại thành các loại: câu hỏi đóng, câu phủ định, câu hỏi đánh giá và hoàn thành câu.
IMA cũng thông báo rằng với mỗi câu hỏi trong phần MCQ sẽ có trọng số về điểm như nhau. Thí sinh làm đúng sẽ được tính điểm, nếu làm sai sẽ không bị trừ điểm. Do vậy thí sinh được khuyến khích trả lời tất cả các câu hỏi, vì không có rủi ro mất điểm do câu trả lời sai.
Phần thi trắc nghiệm đóng góp đến 75% của điểm của bài thi, và để tiếp tục hoàn thành phần viết luận, bạn cần đạt ít nhất 50% điểm trên phần trắc nghiệm. Trong trường hợp bạn không đáp ứng được yêu cầu này, bài thi sẽ dừng lại.
Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của hiệu suất trong phần trắc nghiệm và đặt ra một ngưỡng quan trọng để có thể tham gia phần tiếp theo của kỳ thi.
Phần thi Essay
Phần tiểu luận trong kỳ thi CMA đóng một vai trò quan trọng, là bước thử thách đòi hỏi sự sáng tạo và hiểu biết sâu sắc về các khái niệm quản lý chiến lược và kế toán quản trị.
Bài thi gồm có hai câu hỏi hoặc tình huống, yêu cầu thí sinh trả lời và thực hiện các phép tính toán chi tiết.
Các chuyên gia sẽ đánh giá, chấm điểm trực tiếp bài thi Essay của từng thí sinh. Vì vậy, ngoài việc sử dụng kiến thức chuyên sâu của mình, thí sinh còn phải thể hiện kỹ năng phân tích và suy luận một cách logic. Sự đa dạng và chiều sâu trong việc trình bày ý kiến cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt điểm cao.
Bên cạnh đó, việc sử dụng ví dụ và nghiên cứu để minh họa ý kiến cũng là một chiến lược thông minh. Làm cho bài viết trở nên thuyết phục hơn, chứng minh sự ứng dụng của kiến thức trong môi trường kinh doanh thực tế.
Bao nhiêu điểm thì bạn có thể đỗ Part 2 kỳ thi CMA?
Điểm tối đa trong phần Part 2 của chứng chỉ CMA là 500 điểm. Để vượt qua phần này, thí sinh cần ít nhất 360 điểm, tương đương với ít nhất 72% của tổng điểm tối đa.
- Phần thi MCQ chiếm 75% tổng điểm, tương đương với 375/500 điểm, thí sinh cần trả lời đúng ít nhất 50% số câu hỏi đúng trong phần MCQ, điều này tương đương với 50/100 câu thì mới có thể chuyển sang phần tiểu luận. (Nếu bạn đạt cao hơn 360 điểm ở phần MCQs, bạn sẽ được công nhận Pass kỳ thì ngay mà không cần bước sang bài thi Essay).
- Phần thi Essay chiếm 25% tổng điểm, tương đương với 125/500 điểm.
Thông thường, kết quả của kỳ thi CMA sẽ được thông báo trong khoảng 6 tuần sau ngày thi cuối cùng. Kết quả sẽ được gửi đến bạn qua email từ Bộ phận Chứng nhận kỳ thi IMA. Sau khi thông báo kết quả, nếu có bất kỳ câu hỏi nào hoặc phát hiện sai sót, hãy liên lạc với trung tâm khảo thí Prometric để yêu cầu quy trình phúc khảo.
Email thông báo điểm sẽ cung cấp thông tin về số điểm tổng bạn đã đạt được trong kỳ thi CMA, Điểm này sẽ bao gồm cả điểm từ phần Multiple Choice Questions (Câu hỏi trắc nghiệm) và phần Essay (Tiểu luận). Ngoài ra, email cũng thường thông báo trạng thái của bài thi, cho biết liệu bạn đã vượt qua kỳ thi hay không.
Thi Part 2 CMA có khó không?
Theo thông tin mới nhất sau kỳ thi tháng 12 năm 2023, “pass rate” toàn cầu cho cả phần Part 1 và Part 2 của kỳ thi CMA là 50%. Điều này chỉ ra rằng mức độ khó của kỳ thi được duy trì ở mức cao.
Riêng thông tin về tỉ lệ thi đỗ (pass rate) của học viên tại học viện SAPP Academy là 66% cho năm 2023. Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy học viên của SAPP đang được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong kỳ thi CMA.
Đánh giá và so sánh độ khó của Part 2 trong kỳ thi CMA thường không mang lại kết quả nhất quán. Từ quan điểm khách quan, tỷ lệ đỗ giống nhau cho cả phần 1 và phần 2 của kỳ thi CMA (50%) có thể ngụ ý rằng mức độ khó của cả hai phần là tương tự.
Người có kinh nghiệm kế toán sẽ có lợi thế hơn trong kỳ thi Part 1 của CMA, trong khi người có kinh nghiệm tài chính sẽ có lợi thế hơn trong kỳ thi Part 2. Tuy nhiên, không có câu trả lời cụ thể về Part nào sẽ dễ dàng hơn, vì sự đánh giá này phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức cụ thể của từng cá nhân.
Xem thêm: Tổng hợp tài liệu tự học CMA “gối đầu giường” cho bất kỳ ai
Part 2 CMA và một vài điểm chung với một số chứng chỉ kế – kiểm – tài chính khác
Nếu bạn đã tham gia hoặc đang dự định tham gia một kỳ thi kế toán chuyên nghiệp khác sau khi hoàn thành kỳ thi CMA. Có nhiều nội dung chung giữa kỳ thi CMA và các kỳ thi kế toán và tài chính khác.
- Đối với kỳ thi CFA, một số điểm chung xuất hiện trong Phần 2A Financial Analysis (Phân tích tài chính), với phần Financial Reporting and Analysis của CFA và toàn bộ phần corporate finance. Ngoài ra, có rất nhiều nội dung liên quan đến Đạo đức, giống nhau với CFA Cấp độ 1. Mặc dù có sự khác biệt về quy tắc và tiêu chuẩn, nhưng các khái niệm cơ bản và cách định dạng câu hỏi có sự tương đồng.
- Mặc dù việc so sánh giáo trình theo từng phần có thể là một thách thức, nhưng bạn sẽ thấy nhiều câu hỏi liên quan đến Financial Accounting and Reporting (FAR) của CPA, với Business Environment and Concepts (BEC) trong Phần 2 của CMA. Nếu bạn đã hoàn thành cả hai bài kiểm tra này gần đây, chắc chắn bạn sẽ có lợi thế.
Có thể bạn quan tâm: CMA và CFA – Đâu là chứng chỉ phù hợp dành cho bạn?
Vậy học Part 2 mất bao lâu?
Thời gian mà bạn cần để học CMA Part 2 có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ hiểu biết sẵn có, kinh nghiệm và khả năng học của từng người. Tuy nhiên, SAPP Academy đề xuất một kế hoạch học tập trong khoảng ít nhất 16 tuần, tương đương với 4 tháng, với tổng cộng 170 giờ học.
Quan trọng hơn cả, bạn nên đặt ra một lịch trình cụ thể về thời gian học mỗi ngày để đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian để “bao phủ” toàn bộ nội dung cần thiết.
Chắc chắn, ai cũng có thể vượt qua kỳ thi CMA nếu chuẩn bị đầy đủ. Kế hoạch học tập cùng với việc thực hiện các kỳ thi thực hành sẽ là người bạn đồng hành tốt nhất của bạn trong quá trình chuẩn bị. Vậy học CMA như thế nào?
Chọn phương pháp tự học cho CMA Part 2 cũng sẽ đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho bạn, từ việc tìm hiểu phương pháp đến việc đảm bảo sự tiếp thu tối đa tài liệu học tập. Vì vậy, đa số học viên thường quyết định tham gia một khóa học để tối ưu hóa thời gian, nỗ lực cũng như giảm chi phí cơ hội, và khóa học CMA tại SAPP sẽ là một sự lựa chọn bạn nên cân nhắc.
Chinh phục CMA cùng SAPP Academy ngay hôm nay!
SAPP Academy, thành lập từ năm 2014, là Học viện Đào tạo chứng chỉ ACCA, CFA, CMA hàng đầu tại Việt Nam.
Với hơn một thập kỷ hoạt động, SAPP Academy đã và đang tiếp tục xây dựng được danh tiếng và uy tín trong ngành giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp, trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, và tài chính tại Việt Nam.
SAPP Academy đặt sự tập trung đồng thời vào cả hai khía cạnh quan trọng là chất lượng của chương trình đào tạo và trải nghiệm học tập của học viên. Nhấn mạnh cam kết của học viện đối với việc mang đến giải pháp đào tạo toàn diện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học vụ và phát triển cá nhân của học viên.
Cho đến nay, SAPP Academy đã đạt được nhiều thành tựu và nhận được sự công nhận quan trọng từ các tổ chức uy tín trong lĩnh vực đào tạo và kế toán.
- Từ năm 2019, SAPP Academy liên tục nhận được đánh giá cao và được vinh danh là Đối tác đào tạo chuẩn Vàng của ACCA, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc.
- Năm 2022, hệ thống quản lý chất lượng của SAPP Academy đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
- Tháng 3/2023, SAPP Academy đã đạt danh hiệu Đối tác đào tạo cấp độ Bạc từ Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ (IMA) tại Việt Nam.
Các thành tựu này không chỉ là niềm tự hào của SAPP Academy mà còn là bằng chứng rõ ràng cho cam kết không ngừng nỗ lực và đổi mới để cung cấp chương trình đào tạo chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cao cấp.
SAPP Academy cam kết tối ưu hóa tỉ lệ thi đỗ của chương trình CMA thông qua việc cá nhân hóa lộ trình học tập – được xây dựng bởi Đội ngũ Nghiên cứu & Phát triển chương trình đào tạo, đảm bảo rằng mỗi học viên có một kế hoạch học tập phù hợp với nhu cầu, khả năng và mục tiêu cá nhân.
Cùng với phương pháp học Blended Learning, SAPP Academy kết hợp giảng dạy trực tuyến thông qua hệ thống LMS hiện đại. Phương pháp này tận dụng hiệu quả ưu điểm của cả hai phương thức Online – Offline để đảm bảo việc học tập linh hoạt và hiệu quả cho học viên cũng như tiếp cận, tận dụng kho học liệu đồ sộ.
Trong chuỗi các chương trình đào tạo, học viện SAPP còn cung cấp hai khóa học đầu vào miễn phí: Khóa học nền tảng Kế toán tài chính và Kế toán quản trị.
Với 2 khóa học này học viên sẽ được làm quen với khái niệm như “Recording Financial Transactions” (Ghi nhận giao dịch), “Maintaining Financial Records” (Lưu trữ sổ sách), “Management Information” (Thông tin quản trị), và “Managing Costs and Finance” (Quản lý chi phí và tài chính). Đây là một giai đoạn chuẩn bị quan trọng nhằm giúp học viên xây dựng cơ sở vững chắc trước khi tham gia vào học CMA tại SAPP.
Khám phá chương trình đào tạo CMA Hoa Kỳ tại SAPP ngay hôm nay!
Qua những thông tin trên đây, mong rằng bạn sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về phần thi Part 2 của chứng chỉ CMA. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn cung cấp thêm thông tin về chứng chỉ CMA nói chung và Part 2 nói riêng, hãy liên hệ SAPP ngay theo các thông tin dưới đây:
- Fanpage: SAPP Acaemy – Học Viện Đào Tạo CMA
- Website: https://sapp.edu.vn/
- Hotline: 19002225