ACCA20/06/2024

ACCA là gì? Học ACCA để làm gì? Có nên học chứng chỉ ACCA?

ACCA được xem là “tấm bằng MBA” của lĩnh vực Quản trị – Kế toán – Kiểm toán – Tài chính. Vậy chứng chỉ ACCA là gì? Có nên học ACCA không? Cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết sau đây của SAPP.

1. Chứng chỉ ACCA là gì?

ACCA – viết tắt của từ The Association of Chartered Certified Accountants – là một loại chứng chỉ kế toán công chứng được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA. Đây là một tổ chức ra đời năm 1904 với lịch sử phát triển hơn 100 năm, họ đã thành công tạo dựng uy tín trên toàn cầu trong lĩnh vực Quản trị – Kế toán – Kiểm toán – Tài chính.

Chứng chỉ toàn cầu ACCA

Giá trị của chứng chỉ ACCA được chấp nhận trên toàn thế giới, đem lại cơ hội tuyệt vời cho những ai có chuyên môn về lĩnh vực Quản trị – Kế toán – Kiểm toán – Tài chính. Với hơn 526.000 học viên cùng với 247.000 hội viên có mặt tại hơn 180 quốc gia và có sự phát triển vượt trội nhất trên thế giới.

Chứng chỉ ACCA cung cấp kho kiến thức chuyên môn đồ sộ trong đa dạng lĩnh vực như: quản trị doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, quản trị chiến lược, rủi ro, thuế, báo cáo tài chính, luật kinh doanh… Đặc biệt, quá trình học ACCA giúp học viên rèn luyện 7 năng lực theo khung ACCA Capabilities For Success mà bất kỳ một “công dân toàn cầu” nào làm việc trong lĩnh vực Quản trị – Kế – Kiểm – Tài chính cũng cần có.

2. Học ACCA để làm gì? Những lợi ích khi sở hữu chứng chỉ ACCA 

2.1. Chứng chỉ Quốc tế trị giá trọn đời

ACCA là một chứng chỉ quốc tế có giá trị trọn đời. Điều này có nghĩa là một khi bạn đã đạt được chứng chỉ ACCA, giá trị và uy tín của nó sẽ theo bạn suốt sự nghiệp, không đòi hỏi bạn phải gia hạn hay thi lại. 

Chứng chỉ ACCA khẳng định năng lực chuyên môn kế toán, kiểm toán và tài chính của bạn một cách bền vững trong mắt nhà tuyển dụng và đồng nghiệp. Giá trị trọn đời của chứng chỉ ACCA đồng thời giúp bạn xây dựng một nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc, hỗ trợ bạn phát triển sự nghiệp một cách bền vững và tự tin đối mặt với những thay đổi trong ngành.

2.2. Nâng cao kiến thức, kỹ năng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động

Chứng chỉ ACCA mang đến sự khác biệt rõ rệt trên thị trường lao động thông qua việc nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn và tạo lợi thế cạnh tranh đáng kể. 

Các kỹ năng mà chương trình ACCA đem lại

Thực tế cho thấy, ngành kế toán, kiểm toán và tài chính hiện tại và trong tương lai luôn đòi hỏi những kỹ năng nghiệp vụ vững chắc, khả năng sử dụng các công cụ tài chính hiện đại và tư duy phân tích sắc bén. Đây chính là những yếu tố mà chương trình ACCA trang bị một cách bài bản

Từ các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), luật thuế, quản trị tài chính đến kỹ năng phân tích dữ liệu và ứng dụng công nghệ trong ngành – điều mà nhiều ứng viên không có ACCA khó có thể đạt được. Thực tế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty đa quốc gia và Big4, luôn ưu tiên tuyển dụng những ứng viên đã hoàn thành một phần hoặc toàn bộ chương trình ACCA.

Đặc biệt, sinh viên năm 3, năm 4 hoặc vừa tốt nghiệp nếu sở hữu ACCA còn có thể tham gia chương trình ACCA Job Fast Track – mở rộng cơ hội tiếp cận các doanh nghiệp đối tác uy tín, trong đó có cả những tên tuổi hàng đầu trong ngành kiểm toán và tài chính (Crowe, Grant Thornton, KPMG, Mazars, Nexia STT, PVcomBank…..). 

Chương trình ACCA Job Fast Track mang đến cơ hội tuyển dụng ưu tiên cho học viên ACCA, giúp rút ngắn quy trình tuyển dụng và tạo điều kiện tiếp cận trực tiếp với các nhà tuyển dụng hàng đầu.

Ví dụ, tại KPMG Việt Nam, học viên ACCA có thể được xét tuyển đặc cách vào các vị trí thực tập và dành cho sinh viên mới tốt nghiệp, tùy theo mức độ hoàn thành chứng chỉ ACCA.

Không chỉ vậy, một doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân sự có chứng chỉ ACCA chất lượng cao còn tạo dựng được uy tín và lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường, trở thành một “điểm cộng” đáng giá trong mắt đối tác và là đối thủ đáng gờm của các công ty khác.

2.3. Con đường tới thu nhập mơ ước tại Big4 và các doanh nghiệp TOP đầu

Với giá trị là một tấm bằng quốc tế danh giá, chứng chỉ ACCA sẽ là nền tảng vững chắc giúp bạn nâng cao giá trị bản thân và tiến gần hơn đến những vị trí công việc mơ ước tại các tập đoàn lớn, đặc biệt là Big4 và các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kế – kiểm – tài chính.

ACCA trang bị 7 kỹ năng theo khung năng lực quan trọng

Khi sở hữu ACCA, bạn sẽ được trang bị đầy đủ 7 kỹ năng quan trọng theo khung năng lực “ACCA Capabilities for Success” – đây chính là bộ tiêu chuẩn mà các nhà tuyển dụng toàn cầu, đặc biệt tại các công ty lớn, luôn ưu tiên tìm kiếm ở một ứng viên chuyên nghiệp:

  1. Collaboration: Chủ động tương tác và phối hợp hiệu quả với các bên liên quan trong và ngoài tổ chức. Biết cách giao tiếp rõ ràng, cởi mở và toàn diện, đồng thời gây ảnh hưởng tích cực nhằm đạt được kết quả chung.
  2. Digital – Công nghệ số: Chương trình ACCA trang bị cho bạn sự thành thạo trong việc sử dụng các công nghệ, công cụ và phương pháp phân tích dữ liệu hiện có và mới nổi một cách hiệu quả và có đạo đức. Bạn có khả năng khai thác sức mạnh của dữ liệu để đưa ra những quyết định sáng suốt.
  3. Drive – Động lực: Luôn kiên định theo đuổi mục tiêu, biết cách thúc đẩy bản thân và truyền cảm hứng cho người khác nhằm chinh phục các mục tiêu đầy thách thức. Luôn giữ tinh thần học hỏi, cởi mở với những phương pháp mới và hành động một cách trung thực, nhất quán.
  4. Ethics – Đạo đức nghề nghiệp: Tính liêm chính và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và cá nhân là nền tảng của ACCA. Bạn được trang bị để đưa ra những quyết định đúng đắn và hành xử một cách có trách nhiệm trong mọi tình huống.
  5. Expertise – Chuyên môn: Dựa trên kiến thức và kinh nghiệm tích lũy, bạn có khả năng vận dụng chuyên môn kỹ thuật của mình một cách hiệu quả để giải quyết các vấn đề thực tế và mang lại lợi ích thiết thực cho tổ chức.
  6. Insight – Nhận thức sâu sắc: ACCA giúp bạn phát triển khả năng phân tích thông tin chính xác, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, quyết định rõ ràng, tổ chức công việc hiệu quả, tập trung vào những ưu tiên hàng đầu và đạt được kết quả đúng thời hạn.
  7. Sustainability – Phát triển bền vững: Bạn được trang bị tư duy tích hợp và hành động có trách nhiệm để tạo ra, bảo vệ và truyền đạt giá trị dài hạn cho tổ chức, môi trường và xã hội. ACCA khuyến khích bạn suy nghĩ về tác động rộng lớn hơn của các quyết định kinh doanh.

Khi sở hữu chứng chỉ ACCA, bạn học được kỹ năng giải quyết vấn đề - đem lại hiệu quả cho tổ chức

Với nền tảng toàn diện này, người học ACCA có thể hướng tới nhiều vị trí hấp dẫn trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính như:

  • Kiểm toán viên nội bộ/độc lập
  • Kế toán tài chính, Kế toán quản trị
  • Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)
  • Chuyên sâu về tư vấn thuế (Tax Consultant) hoặc kế toán thuế (Tax Associate)
  • Quản lý rủi ro (Risk Manager)
  • Mục tiêu Investment: Investment Associate và Investor Relationship Associate
  • Vị trí quản lý cấp cao: Financial Controller, FP&A (Financial Planning & Analysis), Performance Manager, Giám đốc tài chính (CFO)

Đặc biệt, nhân sự sở hữu ACCA không bị giới hạn bởi bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Bạn hoàn toàn có thể gia nhập:

  • Các công ty kiểm toán hàng đầu như Big4 (PwC, Deloitte, EY, KPMG) và non-big
  • Các doanh nghiệp đa quốc gia (MNCs), tập đoàn FDI,
  • Các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty đầu tư tài chính,
  • Các công ty tư vấn, startup, tổ chức phi lợi nhuận, và thậm chí là cơ quan nhà nước.

Không chỉ mở rộng cơ hội nghề nghiệp, ACCA còn giúp bạn hướng tới mức thu nhập đáng mơ ước. Theo dữ liệu từ SalaryExpert, mức lương trung bình hàng năm cho kế toán viên tại Việt Nam là khoảng 458 triệu đồng, tương đương khoảng 38 triệu đồng/tháng. Với 2-3 năm kinh nghiệm, mức lương có thể dao động từ 30 đến 50 triệu đồng/tháng với mức lương cứng từ 18-20 triệu và tiền thưởng hằng tháng, đặc biệt tại các công ty Big4 hoặc doanh nghiệp tài chính đa quốc gia.

Lương trung bình của người có bằng ACCA

ACCA là một yếu tố tạo lợi thế, giúp bạn gia tăng cơ hội và rút ngắn hành trình sự nghiệp – nhưng không phải là một “tấm vé bảo đảm” cho thành công và thu nhập đột phá. Để đạt tới những bước nhảy vọt thực sự, bạn vẫn cần sự nỗ lực không ngừng, kinh nghiệm thực tiễn và tư duy học hỏi linh hoạt trong môi trường doanh nghiệp.

Xem thêm: Có bằng ACCA lương bao nhiêu? Cơ hội việc làm từ chứng chỉ ACCA

2.4. Quy đổi bằng Cử nhân – Thạc sĩ quốc tế

Một trong những lợi thế nổi bật của việc sở hữu chứng chỉ ACCA chính là cơ hội rộng mở để đạt được các bằng cấp quốc tế danh giá.

Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của chứng chỉ ACCA, nhiều trường đại học liên kết ACCA đã triển khai các chương trình liên kết hoặc định hướng theo chuẩn ACCA. Sự hợp tác này mang đến cho sinh viên cơ hội nhận được bằng kép, vừa sở hữu tấm bằng cử nhân chính quy của trường đại học trong nước, vừa có trong tay chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế ACCA được công nhận trên toàn cầu.

Các trường Đại học trong nước liên kết với ACCA

Các trường đại học tiêu biểu có chương trình liên kết này bao gồm Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Điện lực, Đại học Hà Nội và Học viện Công nghệ và Bưu chính viễn thông,… Hiện có khoảng 30 Đại học tại Việt Nam liên kết với ACCA.

Đối với những học viên ACCA muốn theo đuổi các chứng chỉ Quốc tế, bạn có thể nhận bằng Cử nhân Khoa học Ứng dụng về Kế toán (BSc in Applied Accounting), Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) từ Đại học Oxford Brookes (Vương quốc Anh) sau khi hoàn thành một số môn học ACCA nhất định và nộp bài luận nghiên cứu.

ACCA còn liên kết với University of London – Đại học London (Vương quốc Anh) mang đến cơ hội học ACCA lấy bằng Thạc sĩ Kế toán chuyên nghiệp Đại học London (MSc in Professional Accountancy) thông qua việc hoàn thành các môn học chuyên sâu và dự án nghiên cứu.

Chương trình học ACCA lấy bằng thạc sỹ tại Đại học London

Giá trị của chứng chỉ ACCA còn được thể hiện ở khả năng chuyển đổi sang các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế khác, mở rộng thêm cơ hội phát triển sự nghiệp cho người sở hữu. 

Một ví dụ điển hình là khả năng chuyển đổi sang chứng chỉ Kiểm toán Nội bộ Công chứng (CIA) thông qua chương trình hợp tác giữa ACCA và Viện Kiểm toán nội bộ quốc tế IIA. Theo thông tin từ ACCA, nếu bạn đã là hội viên chính thức của ACCA (ACCA Member) và có nhu cầu sở hữu chứng chỉ Kiểm toán nội bộ quốc tế (CIA), bạn sẽ được rút gọn lộ trình thi cử đáng kể.

Cụ thể, thay vì phải hoàn thành 3 phần thi như thông thường, bạn chỉ cần vượt qua một bài kiểm tra duy nhất gọi là Challenge Exam. Nhờ đó bạn hoàn toàn có khả năng tiết kiệm thời gian và chi phí học tập.

Bên cạnh đó, người có chứng chỉ ACCA cũng có cơ hội chuyển đổi sang chứng chỉ Kiểm toán viên hành nghề (CPA) tại Việt Nam. Mặc dù cần tham gia kỳ thi sát hạch do Bộ Tài chính tổ chức, nhưng những người đã hoàn thành các môn học tương ứng trong chương trình ACCA có thể được xét miễn một số môn thi, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình lấy chứng chỉ CPA Việt Nam.

Xem thêm: Quy trình thi chuyển đổi ACCA sang CPA Việt Nam chi tiết

3. Ai nên học ACCA và khi nào bắt đầu nên học ACCA?

3.1. Sinh viên

Sinh viên là nhóm đối tượng lý tưởng để bắt đầu chinh phục ACCA. Thời gian đại học, đặc biệt năm 1, năm 2 chính là “giai đoạn vàng” để tiếp cận nền tảng kiến thức tài chính, kế toán bài bản và đồng thời rèn luyện tư duy học thuật quốc tế ngay từ sớm. 

Sinh viên các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán tại các trường đại học và cao đẳng là đối tượng lý tưởng để bắt đầu học ACCA. Sinh viên có thể bắt đầu học ACCA ngay từ năm thứ 1, 2 đại học, lúc này các bạn có nhiều thời gian hơn, chuẩn bị sớm hơn tạo lợi thế cạnh tranh so với các bạn cùng trang lứa.

Sinh viên năm nhất học ACCA để tạo lợi thế cạnh tranh

Ngoài những sinh viên chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính – những bạn học các ngành trái ngành như Quản trị kinh doanh, Marketing, Luật hay thậm chí là Công nghệ thông tin cũng hoàn toàn có thể học ACCA. Chương trình ACCA được thiết kế bài bản từ cơ bản đến nâng cao, bắt đầu từ các nguyên lý nền tảng của kế toán cho đến kỹ năng phân tích, ra quyết định tài chính ở cấp quản lý.

Lựa chọn học ACCA song song với chương trình đại học giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), tư duy phân tích, kỹ năng xử lý tình huống thực tế – những điều không phải lúc nào cũng có trong chương trình đào tạo truyền thống.

3.2. Người đi làm

Những người đang làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng muốn nâng cao kiến thức chuyên môn, phát triển sự nghiệp và có cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao nên học ACCA.

Không có một thời điểm cố định nào là “tốt nhất” cho người đi làm trong ngành để bắt đầu học ACCA. Quyết định này phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, trình độ kiến thức hiện tại và mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người. Tuy nhiên, một số thời điểm phù hợp có thể kể đến như: 

  • Sau 1 – 2 năm kinh nghiệm làm việc
  • Khi muốn chuyển sang một vị trí hoặc lĩnh vực chuyên môn cao hơn,
  • Khi công ty có chính sách hỗ trợ nhân viên học các chứng chỉ quốc tế.

Người đi làm học ACCA

Bên cạnh đó, với những người đang làm việc trong các lĩnh vực khác (ví dụ: kỹ thuật, marketing, nhân sự…) nhưng có mong muốn chuyển sang lĩnh vực kế toán, kiểm toán hoặc tài chính cũng có thể học ACCA.

Khi đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp, nên bắt đầu học ACCA càng sớm càng tốt. Bởi vì bạn sẽ có đủ thời gian để xây dựng nền tảng kiến thức cơ bản vững chắc trước khi đi sâu vào các môn học chuyên ngành.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc tự học các kiến thức cơ bản về kế toán và tài chính hoặc tham gia các khóa học Foundation in Accountancy (FIA) của ACCA để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào chương trình ACCA chính thức.

3.3. Học sinh

Hiện nay, ngày càng nhiều học sinh cấp 3 quan tâm đến các chương trình học nghề nghiệp quốc tế như ACCA. Tương tự với những người trái ngành, do nội dung ACCA khá chuyên sâu, nên với các bạn còn đang trong độ tuổi phổ thông, việc bắt đầu với chương trình nền tảng là hợp lý và hiệu quả nhất.

Các bạn có thể bắt đầu với chương trình Kế toán nền tảng Foundation in Accountancy (FIA) – khi hoàn thành các môn học trong FIA, học sinh hoàn toàn có thể chuyển tiếp lên chương trình ACCA chính thức.

Học sinh muốn học ACCA có thể bắt đầu với FIA trước

Lựa chọn học FIA sớm ngay từ cấp 3 sẽ giúp rút ngắn thời gian học khi lên đại học, bên cạnh đó mở ra cơ hội tham gia các chương trình liên kết quốc tế hấp dẫn như chương trình hợp tác giữa ACCA và Đại học Oxford Brookes (OBU).

Nhờ chương trình này, sinh viên có thể học ACCA song song với việc lấy bằng cử nhân Kế toán Ứng dụng của OBU – một tấm bằng có giá trị toàn cầu, giúp tăng lợi thế cạnh tranh trong học tập lẫn công việc sau này.

Xem thêm: Nên học ACCA khi nào để tối ưu cơ hội nghề nghiệp Kế – Kiểm?

4. Điều kiện học ACCA 

Để trả lời cho câu hỏi “Điều kiện để học chứng chỉ ACCA là gì?”, trước hết bạn nên nắm rõ rằng rằng chứng chỉ ACCA không yêu cầu người học phải thi đầu vào, đồng thời điều kiện học rất dễ dàng đáp ứng.

Bạn chỉ cần đã hoặc đang là sinh viên tại một trường đại học/cao đẳng bất kỳ thì đều có thể tham gia một khóa học ACCA. Nếu bạn không phải sinh viên hoặc chưa tốt nghiệp bất cứ trường đại học/ cao đẳng nào thì bạn nên đăng ký học một khóa nền tảng trước khi bắt đầu lộ trình chinh phục ACCA.

5. Điều kiện nhận chứng chỉ ACCA

Chương trình ACCA không chỉ dừng lại ở việc cấp một tấm bằng cuối cùng mà còn được thiết kế thành từng giai đoạn cụ thể, giúp học viên dễ dàng theo dõi tiến độ và công nhận thành tích học tập ở mỗi cấp độ. Khi hoàn thành từng cấp độ của chương trình, học viên sẽ được nhận các chứng chỉ giá trị, cụ thể như sau:

  • Hoàn thành 3 môn cấp độ kiến thức ứng dụng (Applied Knowledge), được cấp Chứng chỉ kế toán và kinh doanh (Diploma in Accounting and Business).
  • Hoàn thành 6 môn cấp độ kỹ năng ứng dụng (Applied Skills), được cấp Chứng chỉ nâng cao về kế toán và kinh doanh (Advanced Diploma in Accounting and Business).
  • Hoàn thành 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn ở cấp độ Chuyên môn chiến lược (Strategic Professional), được cấp Chứng chỉ chiến lược chuyên nghiệp (Strategic Professional Certificate).

Khi hoàn thành 13 môn học, bạn sẽ đủ điều kiện nhận chứng chỉ ACCA

Đạt được các chứng chỉ qua từng cấp độ mới chỉ là một phần trong hành trình chinh phục ACCA. Để trở thành Hội viên chính thức của ACCA (ACCA member) – một danh hiệu nghề nghiệp danh giá được công nhận toàn cầu, học viên cần hoàn thành đầy đủ 3 điều kiện quan trọng:

  • Hoàn thành 13 môn học từ cấp độ Applied Knowledge đến Strategic Professional.
  • Tích lũy đủ 36 tháng kinh nghiệm làm việc thực tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính hoặc các công việc có liên quan.
  • Hoàn thành module Đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp (Ethics and Professional Skills Module – EPSM).

6. Tổng quan về chương trình đào tạo ACCA 

Hệ thống môn học chứng chỉ ACCA tại SAPP Academy bao gồm 15 môn học và được chia thành 3 cấp độ:

Cấp độ Nội dung Hệ thống môn học
Cấp độ 1: Kiến thức ứng dụng (Applied Knowledge) Đóng vai trò là bước khởi đầu tuyệt vời, Applied Skills mang đến cho người học sự hiểu biết bao quát về thế giới tài chính, tiếp cận những nguyên lý cơ bản về kế toán, quản trị và tài chính, qua đó xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc để tiếp tục học các cấp độ nâng cao hơn trong chương trình.

Sau khi hoàn thành thành công cả ba môn học này, bạn đủ điều kiện để tiếp tục các môn thuộc nhóm Applied Skills.

Gồm 3 môn học:

  • F1 – Business and Technology (BT) – Kinh doanh và công nghệ

Cung cấp kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong tổ chức và phân tích cách môi trường kinh doanh toàn cầu tác động đến hoạt động của doanh nghiệp

  • F2 – Management Accounting (MA) – Kế toán quản trị

Trang bị kỹ năng sử dụng thông tin tài chính và phi tài chính nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định, lập kế hoạch và kiểm soát hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.

  • F3 – Financial Accounting (FA) – Kế toán Tài chính

Giới thiệu nguyên lý kế toán tài chính, từ cách ghi nhận các giao dịch cơ bản đến việc lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực quốc tế.

Cấp độ 2: Kỹ năng ứng dụng (Applied Skills) Applied Skills tập trung vào việc rèn luyện các kỹ năng chuyên môn cốt lõi mà một kế toán viên hay chuyên gia tài chính cần có. Ở cấp độ này, học viên sẽ học cách vận dụng các nguyên lý và chuẩn mực kế toán vào các tình huống thực tế trong môi trường kinh doanh hiện đại.

Hoàn thành cấp độ thi Applied Skills, bạn có thể chuyển sang các kỳ thi Strategic Professional.

Gồm 6 môn học:

  • F4 – Corporate and Business Law (LW) – Luật kinh doanh và luật doanh nghiệp (Việt Nam)

Trang bị kiến thức pháp lý cơ bản trong kinh doanh, bao gồm luật hợp đồng, luật doanh nghiệp, luật thuế và các quy định pháp lý quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động thương mại.

  • F5 – Performance Management (PM) – Quản trị hiệu quả hoạt động

Hướng dẫn cách đo lường, phân tích và cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua các công cụ và kỹ thuật quản trị chi phí và hiệu suất.

  • F6 – VNM Taxation (TX) – Thuế (Việt Nam)

Cung cấp hiểu biết về hệ thống thuế cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm các nguyên tắc lập kế hoạch và tuân thủ thuế một cách hợp pháp và hiệu quả.

  • F7 – Financial Reporting (FR) – Báo cáo tài chính

Giúp học viên nắm vững kỹ thuật lập và trình bày báo cáo tài chính chi tiết theo chuẩn mực quốc tế (IFRS), cũng như kỹ năng phân tích các báo cáo này.

  • F8 – Audit & Assurance (AA) – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo

Tập trung vào quy trình kiểm toán, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và xác thực độ tin cậy của thông tin tài chính để tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy.

  • F9 – Financial Management (FM) – Quản trị tài chính

Khái niệm và kỹ thuật trong quản lý tài chính như quản trị vốn, phân tích rủi ro tài chính, lập kế hoạch và đưa ra quyết định đầu tư chiến lược.

Cấp độ 3: Chuyên môn chiến lược (Strategic Professional) Là cấp độ cao nhất trong chương trình ACCA, Strategic Professional tập trung phát triển tư duy chiến lược và năng lực lãnh đạo cho các chuyên gia kế toán – tài chính tương lai.

Các môn học ở cấp độ này yêu cầu học viên có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống phức tạp và đưa ra quyết định chiến lược trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu.

Phần môn học cốt lõi (Essential Modules)

  • Strategic Business Leader (SBL) – Lãnh đạo chiến lược doanh nghiệp

Tích hợp các lĩnh vực quản trị, chiến lược, lãnh đạo và quản lý dự án. Học viên học cách ra quyết định ở cấp độ điều hành, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

  • Strategic Business Reporting (SBR) – Báo cáo chiến lược doanh nghiệp

Tập trung vào việc phân tích và trình bày báo cáo tài chính trong bối cảnh chiến lược. Học viên được rèn luyện để đưa ra các khuyến nghị tài chính có giá trị cho doanh nghiệp.

Phần môn học tự chọn (Optional Modules)

Học viên lựa chọn 2 trong 4 môn học sau tùy theo định hướng nghề nghiệp cá nhân

  • Advanced Financial Management (AFM) – Quản trị tài chính nâng cao

Nghiên cứu các công cụ tài chính và kỹ thuật ra quyết định tài chính ở cấp độ chiến lược.

  • Advanced Performance Management (APM) – Quản trị hiệu quả hoạt động kinh doanh nâng cao

Phân tích hiệu suất doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh cao và đề xuất các giải pháp cải tiến.

  • Advanced Taxation (ATX) – Thuế nâng cao

Đào sâu các chiến lược thuế phức tạp và kỹ năng lập kế hoạch thuế các tổ chức quốc tế.

  • Advanced Audit & Assurance (AAA) – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo nâng cao

Tập trung vào các kỹ thuật kiểm toán nâng cao, đánh giá rủi ro và cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng cao.

Xem thêm: ACCA có bao nhiêu môn? Từ A – Z hệ thống môn học ACCA

7. Vậy học ACCA mất bao lâu?

Thời gian học và ôn tập để hoàn thành chương trình ACCA phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực cá nhân, mức độ cam kết học tập, cũng như kế hoạch học full-time hay part-time. Tuy nhiên, có thể ước tính trung bình như sau: 

  • cấp độ cơ bản, mỗi môn học thường yêu cầu khoảng 2 – 3 tháng để hoàn thành. Vì vậy, để hoàn thành 9 môn cơ bản cho 2 cấp độ đầu tiên học viên sẽ cần khoảng 18 – 27 tháng .
  • cấp độ chiến lược chuyên nghiệp, mỗi môn học yêu cầu thời gian học và ôn tập kéo dài từ 4 đến 4,5 tháng

Như vậy, nếu học viên hoàn thành toàn bộ 13 môn, tổng thời gian học và ôn tập sẽ kéo dài từ 2,5 đến 3 năm, cộng thêm 3 năm kinh nghiệm thực tế cần thiết để trở thành thành viên ACCA. Dù vậy, thời gian này có thể được rút ngắn nếu học viên học tập trung và hiệu quả.

Thời gian hoàn thành chứng chỉ ACCA

Tuy thời lượng học có vẻ dài, nhưng khi đặt ACCA vào bối cảnh so sánh với các chứng chỉ nghề nghiệp tương đương như CMA (Certified Management Accountant) và CPA (Certified Public Accountant), chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt trong cả cấu trúc chương trình và định hướng nghề nghiệp.

  • Chứng chỉ CMA yêu cầu học viên hoàn thành 2 phần thi chính, với thời gian học trung bình khoảng 1 – 2 năm. Nội dung học chủ yếu xoay quanh kế toán quản trị và phân tích tài chính. Đây là một lựa chọn phù hợp cho những ai theo đuổi vị trí tài chính – kế toán trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, CMA không bao quát nhiều lĩnh vực như ACCA và ít được công nhận toàn cầu hơn (CMA có ở hơn 140 nước, ACCA gần 180 nước).
  • Chứng chỉ CPA gồm có CPA Việt Nam, CPA Úc. CPA Việt Nam gồm 4 phần thi cho kế toán viên và 7 bài thi cho kiểm toán viên. CPA Úc gồm 2 cấp độ cơ bản và chuyên nghiệp. Thời gian hoàn thành CPA thường mất từ 1,5 – 3 năm để hoàn thành. CPA tập trung nhiều vào các chuẩn mực kế toán và quy định pháp lý trong phạm vi quốc gia, tùy thuộc vào từng quốc gia và điều kiện của học viên. Vì vậy, CPA có tính ứng dụng cao trong môi trường làm việc nội địa, nhưng lại hạn chế hơn khi chuyển sang thị trường quốc tế.

So với CMA và CPA, chương trình ACCA có thời lượng học dài hơn, nhưng đổi lại lại được công nhận trên toàn cầu, phù hợp với những ai định hướng sự nghiệp trong môi trường đa quốc gia hoặc có tham vọng phát triển ở nhiều quốc gia khác nhau.

Chứng chỉ ACCA có thời lượng học dài hơn CMA và CPA nhưng đem lại giá trị toàn diện

Lý do khiến ACCA cần thời gian học dài hơn nằm ở chính độ sâu và độ rộng của chương trình. ACCA vừa hướng dẫn kế toán, kiểm toán, vừa bao quát cả thuế, tài chính doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, và đặc biệt là tư duy chiến lược và quản trị ở cấp cao. Đây là lợi thế mà CMA hay CPA khó sánh được.

Bên cạnh đó, ACCA còn yêu cầu 3 năm kinh nghiệm làm việc thực tế, giúp đảm bảo rằng người sở hữu chứng chỉ không chỉ giỏi về lý thuyết mà còn có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế công việc. Điều này nâng cao giá trị và tính ứng dụng của ACCA trên thị trường lao động, đặc biệt trong các công ty đa quốc gia, tổ chức kiểm toán lớn, hoặc các vị trí lãnh đạo tài chính.

Xem thêm: ACCA và CPA Việt Nam – Đâu là lựa chọn tối ưu cho nhân sự Kế – Kiểm

8. Học phí học ACCA hiện nay

Mỗi trung tâm đào tạo sẽ có mức học phí ACCA riêng biệt đồng thời hình thức giảng dạy cũng ảnh hưởng đến chi phí. Học phí ACCA dao động trong khoảng như sau:

  • Từ 2.000.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ đối với những môn học thuộc cấp độ Kiến thức ứng dụng (BT/F1, MA/F2, FA/F3).
  • Từ 4.000.000 VNĐ – 9.000.000 VNĐ đối với những môn học thuộc cấp độ Kỹ năng ứng dụng (LW/F4, PM/F5, TX/F6, FR/F7, AA/F8, FM/F9)
  • Từ 10.000.000 VNĐ – 17.000.000 VNĐ đối với những môn học thuộc cấp độ Chiến lược chuyên nghiệp (SBL, SBR, AFM/P4, APM/P5, ATX/P6, AAA/P7).

Tổng chi phí để hoàn thành chương trình ACCA tại Việt Nam, bao gồm 13 môn học, dao động từ 80 đến 140 triệu VNĐ, tùy thuộc vào trung tâm đào tạo và hình thức học bạn lựa chọn.

Chứng chỉ ACCA giúp bạn tiết kiệm chi phí so với việc học Thạc sĩ tại Việt Nam

Chi phí học ACCA thực chất chính là một khoản đầu tư sinh lời bền vững. Hãy thử làm một phép tính, trung bình, bạn sẽ cần từ 300 – 400 triệu cùng khoảng thời gian tối thiểu 6 năm để hoàn thành chương trình đại học và thạc sĩ tại Việt Nam. Nhưng chi phí học và thi ACCA để trở thành ACCA Member sẽ tiết kiệm một nửa số tiền bạn đầu tư cho việc sở hữu bằng thạc sĩ tại Việt Nam. Trong khi đó, chứng chỉ ACCA được công nhận trên toàn cầu.

9. Lịch thi ACCA cập nhật mới nhất hiện nay

Mỗi năm, ACCA sẽ tổ chức định kỳ 4 kỳ thi chính thức vào các tháng sau đây: 3, 6, 9, 12. Mỗi môn học sẽ có một lịch thi riêng biệt trong năm với những kỳ thi ACCA được tổ chức mỗi năm hai lần hoặc quanh năm không giới hạn.

Lưu ý rằng:

  • Mỗi một kỳ người học chỉ có thể được đăng ký thi tối đa 4 môn
  • Trong từng năm người học chỉ được phép thi tối đa là 8 môn học
  • Có 7 năm để các bạn học xong các môn thuộc cấp độ Chiến lược chuyên nghiệp. Nếu đã quá hạn thời hạn 7 năm, bạn buộc phải thi lại tất cả các môn ACCA thuộc cấp độ Chiến lược chuyên nghiệp.

10. Bằng ACCA có giá trị bao lâu?

Theo hiệp hội ACCA đưa ra, Khi đã hoàn tất 13 môn thi, đáp ứng yêu cầu đạo đức nghề nghiệp và tích lũy đủ 3 năm kinh nghiệm thực tế liên quan đến lĩnh vực kế toán – tài chính, học viên sẽ được công nhận là ACCA member chính thức. Một khi đã trở thành hội viên, bạn sẽ giữ danh hiệu này vĩnh viễn, tức chứng chỉ ACCA có giá trị trọn đời, miễn rằng bạn tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ duy trì tư cách hội viên hằng năm.

Tuy nhiên để duy trì trạng thái hội viên (membership status) và không bị thu hồi chứng chỉ, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  1. Nộp phí duy trì hằng năm (Annual Subscription Fee): ACCA yêu cầu hội viên đóng một khoản phí thường niên để duy trì tư cách thành viên. Nếu không thanh toán phí này đúng hạn, tư cách hội viên có thể bị tạm ngưng hoặc đình chỉ.
  2. Hoàn thành CPD (Continuing Professional Development): Hội viên ACCA phải thực hiện nghĩa vụ cập nhật kiến thức nghề nghiệp hằng năm (CPD) để đảm bảo năng lực chuyên môn luôn phù hợp với yêu cầu thực tế. Không hoàn thành CPD có thể dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp và ảnh hưởng đến tư cách hội viên.
  3. Tuân thủ quy định đạo đức nghề nghiệp: ACCA đặt ra các chuẩn mực đạo đức nghiêm ngặt. Trường hợp hội viên bị phát hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp (ví dụ: gian lận tài chính, khai man hồ sơ, vi phạm pháp luật nghiêm trọng…), ACCA có quyền điều tra và thu hồi chứng chỉ.
  4. Khôi phục tư cách hội viên: Nếu tư cách hội viên bị đình chỉ do không đóng phí hoặc không hoàn thành nghĩa vụ CPD, bạn có thể đăng ký khôi phục lại thông qua thủ tục cụ thể (gồm việc thanh toán phí còn thiếu và hoàn tất các yêu cầu bổ sung). Tuy nhiên, nếu bị thu hồi do vi phạm đạo đức, việc khôi phục sẽ khó khăn hoặc không thể.

ACCA member có thể đóng phí để khôi phục danh vị

11. Những câu hỏi thường gặp về chứng chỉ ACCA

11.1. Học ACCA bằng ngôn ngữ gì?

Ngôn ngữ chính trong toàn bộ chương trình học ACCA là tiếng Anh, bởi đây là chứng chỉ kế toán quốc tế có phạm vi công nhận toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả tài liệu học, bài giảng, bài thi cũng như các bài tập thực hành đều được trình bày bằng tiếng Anh. Vì vậy, người học cần có nền tảng tiếng Anh vững vàng, đặc biệt là trong các kỹ năng đọc hiểu, viết và tư duy chuyên ngành, để có thể tiếp cận hiệu quả chương trình học và đạt kết quả tốt trong kỳ thi.

Tuy nhiên, SAPP hiểu rằng tiếng Anh chuyên ngành kế toán – kiểm toán có thể là một rào cản đối với nhiều bạn mới bắt đầu. Chính vì vậy, trước khi chính thức bước vào các môn học ACCA, SAPP cung cấp khóa học Minicourse Tiếng Anh chuyên ngành hoàn toàn miễn phí dành cho học viên.

Người học ACCA cần có sẵn nền tảng tiếng Anh

Khóa học được thiết kế nhằm giúp học viên làm quen với thuật ngữ chuyên môn, nâng cao khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và tạo nền tảng tiếng Anh vững chắc để tự tin bước vào lộ trình chinh phục ACCA. Đây là một trong những hỗ trợ thiết thực mà SAPP mang đến, nhằm đảm bảo mọi học viên đều có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bắt đầu hành trình học tập.

11.2. Số người có bằng ACCA ở việt nam

Tính đến năm 2024, Việt Nam có hơn 1.300 hội viên ACCA chính thức. Con số này được cập nhật tại sự kiện thường niên “New Member Ceremony” do ACCA Việt Nam tổ chức vào tháng 10 hằng năm. 

  • Năm 2023, có 104 hội viên mới được trao chứng chỉ ACCA và 86 hội viên kỳ cựu được trao tặng danh hiệu FCCA (Fellow Chartered Certified Accountant).
  • Năm 2024, ACCA Việt Nam đã chào đón 116 hội viên mới và 88 hội viên kỳ cựu FCCA.

Sự gia tăng số lượng hội viên ACCA tại Việt Nam phản ánh nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực kế toán – tài chính chất lượng quốc tế. ACCA Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, các trường đại học và doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển nghề nghiệp kế toán chuyên nghiệp, đóng góp vào sự minh bạch tài chính và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Trên toàn cầu, ACCA hiện có hơn 250.000 hội viên526.000 sinh viên tại 181 quốc gia, khẳng định vị thế là một trong những tổ chức nghề nghiệp kế toán lớn nhất thế giới . Với tốc độ phát triển ổn định, Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong cộng đồng ACCA toàn cầu.

11.3. Tỷ lệ thi đỗ ACCA là bao nhiêu?

Tỷ lệ đậu các kỳ thi ACCA phản ánh rất rõ sự phân tầng theo cấp độ kiến thức và kỹ năng. Các môn ở cấp cơ bản (Applied Knowledge) có tỷ lệ đậu cao, dễ tiếp cận hơn. Trong khi đó, những môn thuộc cấp độ chuyên nghiệp (Strategic Professional), đặc biệt là các môn tự chọn, có tỷ lệ đậu thấp do yêu cầu kỹ năng tổng hợp, phản biện và tư duy chiến lược cao.

Cụ thể pass rate của các kỳ thi ACCA trong 5 năm gần đây:

Cấp độ Môn học Tỷ lệ đậu trung bình
Applied Knowledge Business & Technology (BT) 84% – 89%
Management Accounting (MA) 61% – 68%
Financial Accounting (FA) 68% – 74%
Applied Skills Corporate & Business Law (LW) 79% – 84%
Performance Management (PM) 40% – 45%
Taxation (TX) 52% – 56%
Financial Reporting (FR) 47% – 52%
Audit & Assurance (AA) 40% – 45%
Financial Management (FM) 48% – 52%
Strategic Professional Strategic Business Leader (SBL) 50% – 52%
Strategic Business Reporting (SBR) 49% – 51%
Advanced Financial Management (AFM) 41% – 47%
Advanced Performance Management (APM) 33% – 37%
Advanced Taxation (ATX) 47% – 49%
Advanced Audit & Assurance (AAA) 34% – 38%

11.4. Có học bổng nào cho chương trình học ACCA không?

ACCA là một chương trình đào tạo chuyên sâu với chi phí không hề nhỏ, tuy nhiên, có nhiều cơ hội học bổng hấp dẫn giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho học viên. Một số học bổng nổi bật dành cho chương trình ACCA bao gồm:

  • Học bổng ACCA Futurist

Học bổng ACCA Futurist là chương trình học bổng độc quyền tại Việt Nam, được tổ chức bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA), phối hợp cùng các đối tác đào tạo uy tín như SAPP Academy, FTMS và nhiều trung tâm khác.

Chương trình học bổng ACCA Futurist

Chương trình lần đầu tiên được giới thiệu với mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính – kế toán, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại Việt Nam và khu vực. Khi tham gia ACCA Futurist, các ứng viên xuất sắc sẽ có cơ hội nhận học bổng toàn phần 100% học phí cho các khóa học thuộc chương trình FIA và ACCA tại các trung tâm đào tạo được ACCA công nhận. 

Để ứng tuyển, thí sinh cần nộp bài luận cá nhân dài 300 từ, thể hiện khát vọng trở thành nhân sự cấp cao trong ngành Tài chính – Kế toán. Bài luận cũng cần nêu rõ cách bạn mong muốn đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong vai trò tương lai của mình.

  • Học bổng Simpson Scholarship

Simpson Scholarship là học bổng danh giá do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) cấp. Học bổng này được thiết lập nhằm vinh danh các cá nhân có năng lực vượt trội nhưng gặp khó khăn tài chính, hỗ trợ học viên tiếp tục hành trình học tập một cách hiệu quả hơn. Simpson Scholarship dành cho các học viên đã hoàn thành ít nhất 5 môn thuộc cấp độ Applied Skills hoặc Strategic Professional với kết quả xuất sắc.

Tiết kiệm chi phí học với học bổng Simpson

Khi nhận được học bổng, học viên sẽ được miễn toàn bộ lệ phí thi cho các môn còn lại, miễn phí hội viên ACCA hằng năm cho đến khi hoàn thành chứng chỉ, và được cung cấp tài liệu học chính thức từ các nhà xuất bản được ACCA công nhận. 

  • Quỹ học bổng ACCA Futurewards

Đối tượng tham gia chương trình học bổng này là sinh viên các trường đại học trên toàn quốc, những người mong muốn theo học và hoàn thành chứng chỉ ACCA. Đặc biệt không phải là học viên của SAPP Academy và không phải là thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba của chương trình FutureWards năm trước đó.

Khi tham gia chương trình ACCA Futurewards, thí sinh sẽ có cơ hội nhận học bổng lên đến 65% giá trị khóa học ACCA 13 môn tại SAPP Academy, cùng với 3.000.000 VND tiền thưởng. Thêm vào đó, các thí sinh cũng sẽ có cơ hội mở rộng mối quan hệ với nhiều cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán và Tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp tương lai.

Học bổng ACCA Futurewards độc quyền từ SAPP Academy

Xem thêm: List học bổng ACCA – chia sẻ kinh nghiệm xin học bổng

11.5. Cần học gì để làm nền tảng trước khi học ACCA 

Để có một nền tảng vững chắc trước khi bắt đầu học ACCA, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về kế toán và kiểm toán.

  • Kiến thức nền về kế toán: Hiểu biết về các nguyên tắc kế toán cơ bản, cách lập và đọc các báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ….) là rất quan trọng. Bạn cũng nên nắm vững các khái niệm về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí và lợi nhuận….
  • Kiến thức nền về kiểm toán: Việc làm quen với các khái niệm cơ bản về kiểm toán, mục tiêu của kiểm toán và quy trình kiểm toán sẽ hữu ích cho các môn học nâng cao hơn trong ACCA.

Khi có kiến thức nền tảng về Kế toán, chương trình học ACCA sẽ dễ dàng hơn

Nếu bạn chưa có kiến thức nền tảng về kế toán và kiểm toán, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc học khóa FIA (Foundations in Accountancy) của ACCA. FIA là một chương trình dự bị được thiết kế để cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kế toán, tài chính và quản lý. FIA bao gồm các môn học như:

  • Recording Financial Transactions (FAB)
  • Management Information (FMA)
  • Financial Accounting (FFA)
  • Foundations in Professionalism (FIP)
  • Foundations in Business and Technology (FBT)
  • Foundations in Taxation (FTX)
  • Foundations in Financial Management (FFM)
  • Audit and Assurance (FAA)

Hoàn thành khóa FIA có thể giúp bạn tự tin hơn khi bước vào chương trình ACCA chính thức. Việc lựa chọn bắt đầu với FIA hay học thẳng ACCA sẽ phụ thuộc vào trình độ kiến thức hiện tại và sự tự tin của bạn. Nếu bạn cảm thấy chưa chắc chắn về kiến thức nền tảng, FIA có thể là một bước đệm lý tưởng.

12. Kết bài

Tóm lại, việc quyết định theo đuổi chứng chỉ ACCA là một lựa chọn quan trọng, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và không nên xem đây chỉ là một xu hướng nhất thời. Bởi lẽ, để hoàn thành chương trình và đạt được chứng chỉ này, bạn sẽ phải đầu tư đáng kể về chi phí, thời gian và công sức. Nếu bạn đã quyết tâm theo học ACCA, hãy xác định mục tiêu hoàn thành toàn bộ 13 môn học và hướng tới việc trở thành một thành viên chính thức của ACCA.

Để được tư vấn chi tiết hơn về chương trình ACCA, lộ trình học tập phù hợp và các thông tin liên quan khác, bạn có thể liên hệ với SAPP Academy. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho tương lai nghề nghiệp của mình.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#1 Giới Thiệu Về Khóa Học ACCA TX online Tại SAPP Academy

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khóa học ACCA TX online...

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí Bán Hàng Và Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp

Trong quá trình tiến hành thủ tục kiểm toán doanh nghiệp, các kiểm toán viên...

BIG4 – “Bệ Phóng Hoàn Hảo” Cho Sự Nghiệp Trong Lĩnh Vực Kế Toán – Kiểm Toán – Tài Chính

Trước khi đồng hành cùng SAPP Academy với vị trí ACCA Business Unit Manager, anh...

Tài Liệu Học F9 ACCA

F9 – Financial Management – là môn học về Quản trị tài chính. Đây là...

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Thường Gặp Về Chi Phí Trích Trước Và Chi Phí Trả Trước

Theo nguyên tắc phù hợp (Matching concept) thì việc ghi nhận doanh thu và chi...

Khám Phá Kinh Nghiệm Tuyển Dụng AASC Kỳ Internship 2017

Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC (gọi tắt là AASC), đổi tên từ Công...

Nguyên Tắc Nhất Quán Là Gì? Vai Trò Nguyên Tắc Trong Kế Toán

Nguyên tắc nhất quán là gì? Tìm hiểu vai trò và cách áp dụng nguyên...

#1 Ngành Kế Toán Có Dễ Xin Việc Không? Cần Gì Khi Đi Khi Xin Việc?

Theo thống kê thì ngành kế toán luôn thuộc top 3 những ngành nghề dễ...