ACCA20/06/2024

Những Nấc Thang Thăng Tiến Sự Nghiệp Trong Nghề Tư Vấn Thuế

Tư vấn Thuế là một công việc có sức hút không kém gì Kiểm toán. Trước tình hình phát triển của kinh tế thị trường hiện nay, ngày càng có nhiều công ty Việt Nam cũng như các doanh nghiệp hay tập đoàn đa quốc gia đều có nhu cầu sử dụng dịch vụ Tư vấn Thuế. Vậy hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu về nghề Tư vấn Thuế nhé!

1. Tổng quan về nghề Tư vấn Thuế (Tax Consultant)

1.1. Tư vấn Thuế là gì?

Tư vấn thuế (Tax Consultant) là một nghề chuyên về mảng kiến thức thuế luật thuế. Tax Consultant thường đem lại giá trị cho khách hàng bằng việc giúp họ tiết kiệm được chi phí thuế, tìm ra các cơ hội để tối thiểu hóa số thuế phải nộp và tránh các trường hợp bị Tổng cục thuế phạt.

Những người là tư vấn thuế cần phải thành thạo trong luật thuế và có kiến thức sâu rộng về thuế. Họ có thể đại diện cho các doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện các công việc liên quan trực tiếp đến thuế của doanh nghiệp. Cập nhật những thay đổi về luật thuế, chuẩn bị và nộp tờ khai thuế cho khách hàng, đồng thời luôn biết cách để tư vấn hiệu quả giúp khách hàng trong mọi tình huống.

1.2. Phạm vi công việc của nghề Tư vấn Thuế

Phụ thuộc vào quá trình phân tích, bố trí công việc mà chuyên viên Tư vấn Thuế tại các doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, trang ACCA Career Navigator đã liệt kê một số công việc điển hình như sau:

  • Chuẩn bị khai thuế, thanh toán và báo cáo thuế (bao gồm cả việc lập báo cáo thuế hàng quý và hàng năm kịp thời);
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán thuế cho cả khách hàng và các bộ phận nội bộ công ty;
  • Đánh giá và nghiên cứu các vấn đề khó khăn về thuế để xác định giải pháp;            
  • Nghiên cứu, phân tích và giải thích những thay đổi về luật thuế tại quốc gia mình đang làm việc;
  • Xác định các khoản tiết kiệm thuế và đề xuất các chiến lược để tăng lợi nhuận;
  • Giải thích các vấn đề về thuế của tất cả các hoạt động kinh doanh tới quản lý cấp cao;
  • Đảm bảo tất cả các thông lệ và hồ sơ tài chính tuân thủ các chuẩn mực kế toán được chấp nhận và hỗ trợ các tranh chấp pháp lý hoặc kiểm toán phát sinh.

Mỗi quốc gia sẽ có các quy định về thuế khác nhau. Do đó, đây là mảng công việc đặc thù. Tư vấn Thuế cho bạn cơ hội được làm việc với những doanh nghiệp FDI, tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài. Chính vì vậy, lượng ứng viên ứng tuyển vào vị trí Thực tập sinh Tư vấn Thuế (Tax Consultant Intern) hay Trợ lý tư vấn Thuế (Tax Assistant) không thua kém gì mảng Kiểm toán.

2. Những nấc thang năng lực nghề Tư vấn Thuế

Mỗi công ty có thể có các nấc thang nghề nghiệp khác nhau. Sinh viên mới ra trường thường bắt đầu sự nghiệp với vị trí Thực tập sinh Tư vấn Thuế (Tax Intern) trong các công ty BIG4, NonBig có cung cấp dịch vụ này. Dưới đây là một số cấp bậc điển hình mà nhân sự trong nghề Tư vấn Thuế sẽ trải qua:

  • Thực tập sinh tư vấn Thuế (Tax Intern):

Đây là vị trí dành cho sinh viên mới ra trường hoặc đang là sinh viên năm 3, 4 ngành kế toán, kiểm toán hoặc thuế. Công việc chủ yếu là hỗ trợ các chuyên gia tư vấn thuế trong việc nghiên cứu, thu thập thông tin và thực hiện các nhiệm vụ cơ bản.

  • Trợ lý tư vấn Thuế (Tax Assistant):

Trở thành một trợ lý tư vấn thuế đòi hỏi có kiến thức cơ bản về các quy định thuế và quy trình làm việc của công ty. Công việc có thể bao gồm chuẩn bị tài liệu, thực hiện tính toán thuế cơ bản và hỗ trợ các dự án tư vấn thuế

  • Chuyên viên tư vấn Thuế (Tax Consultant):

Chuyên viên tư vấn thuế là người có kiến thức chuyên sâu hơn về các quy định thuế và có khả năng đưa ra giải pháp tư vấn cho khách hàng. Công việc bao gồm phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp thuế cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân.

  • Trưởng nhóm tư vấn Thuế (Senior Tax Consultant):

Trưởng nhóm tư vấn thuế có trách nhiệm điều hành các dự án thuế, quản lý nhóm làm việc và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Họ có nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ các chuyên viên và trợ lý trong công việc hàng ngày.

  • Phó phòng mảng tư vấn Thuế (Tax Assistant Manager):

Đây là người có trách nhiệm quản lý một phần của bộ phận tư vấn thuế trong công ty. Họ có trách nhiệm lãnh đạo nhóm, quản lý dự án và tương tác trực tiếp với khách hàng.

  • Trưởng phòng mảng tư vấn Thuế (Tax Manager):

Trưởng phòng tư vấn thuế là người có trách nhiệm toàn bộ bộ phận tư vấn thuế. Công việc bao gồm quản lý chiến lược, phát triển kinh doanh và đảm bảo hoạt động của bộ phận đạt được mục tiêu kinh doanh.

  • Trưởng phòng cao cấp mảng tư vấn Thuế (Senior Tax Manager):

Đây là người có trách nhiệm cao cấp hơn trong việc quản lý và phát triển bộ phận tư vấn thuế của công ty, thường có trách nhiệm tham gia vào việc đề xuất chiến lược và quản lý chi phí.

  • Giám đốc mảng tư vấn Thuế (Tax Director):

Là người đứng đầu bộ phận tư vấn thuế của công ty, có trách nhiệm định hình chiến lược, quản lý nhân sự và đảm bảo hiệu suất hoạt động của bộ phận.

  • Tax Partner:

Tax Partner là vị trí cao nhất trong lĩnh vực thuế, có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh tư vấn thuế của công ty, thường là thành viên của ban điều hành hoặc ban quản lý cấp cao.

Tuỳ theo kết quả, thành tích công việc và các tố chất lãnh đạo mà các bạn có thể thăng tiến theo lộ trình nhanh hay chậm theo các nấc thang trên.

3. Cần học gì để thi tuyển vị trí Tư vấn Thuế?

Để đáp ứng tính chất công việc và mô hình kinh doanh của công ty, nhà tuyển dụng sẽ có yêu cầu khác nhau về chân dung ứng viên vị trí Tư vấn Thuế (Tax Consultant). Tuy nhiên, những yêu cầu cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo trong quá trình chuẩn bị trước khi vào nghề bao gồm:

3.1. Bằng cấp

Ứng viên muốn ứng tuyển vị trí Tư vấn Thuế cần tốt nghiệp trình độ Đại học với bằng Cử nhân chuyên ngành Thuế, Tài chính, Kinh tế, Luật, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành có liên quan. Trong đó, việc sở hữu thêm các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CPA, VTCA,… sẽ là điểm cộng.

>> Tham khảo khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây 

3.2. Kiến thức

Các kiến thức chuyên sâu về tài chính, kế toán, luật Thuế (thuế VAT, thuế doanh nghiệp, thuế tài sản,…), khả năng nghiên cứu, phân tích thuế là yêu cầu bắt buộc cho vị trí Tư vấn Thuế (Tax Consultant). Bạn có thể trau dồi kiến thức chuyên môn này qua các website cung cấp tài liệu và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về Thuế như: ACCA Global, Coursera, edX, The Tax Institute, TaxFoundation.org.

Ngoài ra, một người làm trong lĩnh vực Tư vấn Thuế cũng cần trang bị 7 năng lực theo khung ACCA Capabilities For Success bao gồm: Tính hợp tác (Collaboration), Tính chuyên gia (Expertise), Năng lực số (Digital), Tính đạo đức (Ethics), Tính chuyên sâu (Insight), Tính bền vững (Sustainability), Năng lực lãnh đạo (Drive) để có thể đi xa hơn trong lĩnh vực này.

>> Tham khảo khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây

4. Bổ sung kiến thức nào từ ACCA để thăng tiến trong nghề Tư vấn Thuế

Là chứng chỉ nghề nghiệp uy tín hàng đầu thế giới, ACCA đem lại nền tảng kiến thức và kỹ năng vững vàng, giúp bạn tự tin thăng tiến trong nghề Tư vấn Thuế với các mảng kiến thức trọng tâm:

  • Môn học TX/F6 trang bị những kiến thức đầy đủ về các sắc thuế phổ biến, liên quan trực tiếp đến cuộc sống mỗi cá nhân hay doanh nghiệp. Các yếu tố về mỗi sắc thuế đều được trình bày rất chi tiết và khoa học: thuế suất, đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, các trường hợp miễn giảm thuế…
  • Được cung cấp kiến thức về nguyên lý kế toán cơ bản trong môn FA/F3MA/F2, những người làm lĩnh vực Tư vấn Thuế sẽ hiểu rõ hơn về cách tính toán thuế dựa trên thông tin tài chính của doanh nghiệp.
  • Việc hiểu biết sâu rộng về quy trình lập báo cáo tài chính thông qua môn FR/F7 giúp Tư vấn Thuế đánh giá được các vấn đề liên quan đến thuế trong báo cáo tài chính. Từ đó, phân tích kỹ thuật các thông tin tài chính để đưa ra các giải pháp thuế hiệu quả cho khách hàng.
  • Môn học AA/F8 tập trung vào kiểm toán, mặc dù có vẻ không liên quan trực tiếp đến nghề Tư vấn Thuế, nhưng thực tế nó cung cấp một loạt các kiến thức và kỹ năng quan trọng. Hiểu biết về quy trình kiểm toán giúp các chuyên gia Tư vấn Thuế hiểu hơn về cách doanh nghiệp tổ chức và duy trì hệ thống nội bộ, từ đó đề xuất các cải tiến thuế cho khách hàng. Kỹ năng giao tiếp và tư duy phân tích đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm việc với khách hàng cũng được nhắc tới trong môn học này.

Đối với các bạn sinh viên mong muốn theo đuổi lĩnh vực Tư vấn Thuế:

Theo chia sẻ của các bạn học viên tại SAPP Academy, đề thi ứng tuyển vị trí Tax Consultant tại BIG4 xuất hiện các kiến thức liên quan tới: Financial Accounting (F3), Financial Reporting (F7), một chút Audit & Assurance (F8) và quan trọng nhất là Taxation (F6). Do vậy, đây cũng là những môn ACCA cần học để có thể nắm chắc 100% vị trí Tax Consultant tại BIG4.

>> Tìm hiểu về khóa học ACCA của SAPP Academy tại đây

Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#1 Công Việc Của Kế Toán Tiền Lương Chi Tiết Nhất Hiện Nay

Kế toán tiền lương luôn là một phần hành quan trọng trong doanh nghiệp, giúp...

Khóa học Financial Accounting (FA/F3) ACCA– Kế toán tài chính

Khóa học ACCA FA/F3 – Kế toán tài chính được mệnh danh là môn học...

Khám Phá Kinh Nghiệm Tuyển Dụng AASC Kỳ Internship 2017

Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC (gọi tắt là AASC), đổi tên từ Công...

Kiểm Toán Có Gì Hay? Hành Trình “Từ BIG4 Tới BIG CORP” Của Chuyên Gia 15 Năm Kinh Nghiệm

Chị Hồ Thị Phương Khanh là một giảng viên được rất nhiều học viên tại...

#1 Khóa Học ACCA F3 Online Uy Tín Chất Lượng Cam Kết Đầu Ra

Khóa học ACCA F3 online uy tín chất lượng cam kết đầu ra với mức...

#Nên Học Kế Toán Hay Kiểm Toán? Ngành Nào Tốt Hơn?

Kế toán hay Kiểm toán đều là những ngành Top đầu được nhiều bạn trẻ...

Cùng Kế Toán Trưởng Đạt 78/100 Điểm Môn MA Chia Sẻ Về Ứng Dụng Của ACCA Trong Lĩnh Vực SaaS

Anh Nguyễn Văn Ngọc, Học viên SAPP, Kế toán trưởng tại LittleLives Việt Nam đã...

Học bổng ACCA – Raise Your Dream Scholarship

Học bổng Raise Your Dream sẽ trang bị đầy đủ cho bạn hành trang nền...