CFA20/06/2024

Có Nên Chọn CFA Làm “Bước Khởi Đầu” Để Gia Nhập Ngành Tài Chính?

Khi mới tìm tới CFA, không ít ứng viên đắn đo rằng CFA có đang phù hợp với họ hay không. Là một Giảng viên CFA, anh Nguyễn Tuấn Anh – Senior M&A Transaction Advisory tại Deloitte Vietnam chia sẻ: “CFA thực sự là một lợi thế trong công việc” và “là một cách tiếp cận ngành Tài chính – Ngân hàng tốt nhất”. Vậy CFA có thật sự là một “bước khởi đầu” phù hợp để giúp bạn gia nhập ngành Tài chính – Đầu tư? Cùng SAPP Academy tìm hiểu nhé!

Với các ứng viên, CFA không đơn thuần là một chứng chỉ mà còn là một lợi thế

Trong quá trình đi làm và đã từng ứng tuyển vào các doanh nghiệp tài chính lớn, anh Tuấn Anh nhận thấy rằng, CFA mang tới ưu thế vượt trội so với các ứng viên khác. Kiến thức các bạn có được từ CFA cơ bản và tương đối toàn diện về ngành, công cụ tài sản và định giá cơ bản. Đây là những kiến thức vô cùng hữu ích để vượt qua vòng thi/phỏng vấn kiến thức của các doanh nghiệp lớn.

Đặc biệt, trong quá trình làm việc và tiếp xúc với nhiều nhân viên, anh có thể thấy được rằng những bạn đang học hoặc đã pass một số Level thường “bắt sóng” nhanh hơn so với những bạn khác nhờ những kiến thức và tình huống thu nạp được từ CFA. Ngoài ra, anh cũng cảm nhận được sự chăm chỉ trong công việc các bạn được rèn luyện từ khoảng thời gian dài ôn luyện CFA. Đó là điều không phải ai cũng có được.

Riêng đối với anh, CFA thực sự là một lợi thế trong công việc. Đảm nhận vị trí M&A Transaction Advisory, những kiến thức cụ thể như phân tích cổ phiếu và định giá doanh nghiệp được trang bị đầy đủ khi học CFA đã hỗ trợ anh Tuấn Anh rất nhiều trong công việc mỗi ngày. 

Thực tế, không phải cứ học CFA mới biết phân tích và định giá, nhưng lợi thế của việc học CFA chính là giúp người học được trang bị kiến thức một cách có hệ thống và toàn diện hơn. Tất nhiên, làm trong ngành tài chính, nếu không va chạm thực tế, chúng ta khó có thể giải quyết được công việc. Nhưng CFA cũng ít nhiều giúp bạn tiếp xúc gần hơn với thực tế thông qua các case-study và bài tập ví dụ.

Khó khăn vì học trước quên sau – Làm thế nào để chinh phục CFA hiệu quả? 

Trong quá trình giảng dạy, vấn đề các bạn học viên thường chia sẻ với anh Tuấn Anh nhiều nhất đó là học trước quên sau. Đây là một vấn đề rất phổ biến do CFA có tới 10 môn học, mỗi môn học lại bao quát rất nhiều đơn vị kiến thức cần trong 1 buổi thi. Trong khi đó, não bộ con người không thể nào cùng một lúc nhớ được hết 10 môn trong khoảng thời gian ngắn như vậy. 

Anh cũng chia sẻ thêm, bản thân anh cũng không phải là một người quá thông minh kiểu học có thể tự hiểu được, thậm chí có thể nói là hơi “chậm hiểu”. Nhưng anh nghĩ chính sự “chậm hiểu” đã thôi thúc anh phải tự luyện tập và đào sâu thêm các kiến thức. Anh nghĩ 2 bí quyết để anh có thể vượt qua những khó khăn này chính là học “chậm mà chắc” và chủ động tìm hiểu.

“Chậm mà chắc”

Học cùng một lúc 10 môn không phải điều dễ dàng. Các bạn học xong môn này có thể quên môn trước. Vậy nên đừng quá vội vàng thu nạp mọi kiến thức một cách gấp gáp. 

Thay vào đó, hãy chủ động sắp xếp các buổi ôn tập lại các phần kiến thức đã học, luyện tập các câu hỏi, bài tập thật nhuần nhuyễn. Dần dần, não bộ của chúng ta sẽ hình thành những “lối mòn”. Khi đó, chẳng cần các bạn phải học thuộc quá nhiều,não bộ cũng tự động nhớ lại những bài tập và nội dung kiến thức đó.

Chủ động tìm hiểu

Không thể phủ nhận rằng, các kiến thức trong CFA rất toàn diện và chuyên sâu. Nhưng, có không ít vấn đề được viết mang tính hàn lâm, đôi khi gây khó hiểu cho người học, đặc biệt là những ai có nền tảng chuyên môn chưa vững. 

Đối với anh Tuấn Anh, một tip khá hữu ích các bạn học viên nên ứng dụng là chủ động đào sâu kiến thức bên ngoài giáo trình. Đó có thể là những video phân tích, các hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu,… Tất cả đều rất dễ dàng tìm kiếm được trên mạng và có lối tiếp cận dễ hiểu hơn rất nhiều. 

Lồng ghép câu chuyện thực tế giúp học viên gần gũi với kiến thức

Với anh,các bạn học viên như những người anh/chị/em của mình. Đứng lớp trên cương vị là một giảng viên, anh cần truyền đạt làm sao để những kiến thức vốn đã khô khan, khó hiểu trở nên sinh động và gần gũi nhất có thể. 

Bởi vậy, triết lý giảng dạy của anh luôn là biến những kiến thức trở nên đơn giản hơn bằng cách lồng ghép những mẩu chuyện đời thường của cuộc sống. Như vậy, các bạn học viên có thể gần gũi với vấn đề bằng cách khác thay vì phải là những con số hay thuật ngữ hàn lâm. Anh nghĩ đây chính là cách tốt nhất để kết nối được với các bạn học viên.

CFA không chỉ dành cho ứng viên đúng ngành

Kiến thức của CFA được chia thành 3 Level và tăng dần độ khó theo các nấc thang cho học viên. Bởi vậy, về mặt kiến thức thì anh nghĩ không cần phải quá cao siêu, những bạn không có kiến thức về kinh tế và tài chính vẫn có thể học được. Chỉ cần một chút toán học và có tư duy logic là bạn đã có thể bắt đầu chinh phục CFA rồi.

Còn về mặt kỹ năng thì quan trọng nhất chính là sự chăm chỉ. Với điều kiện học và thi cùng một lúc 10 môn, cộng với khoảng thời gian ít nhất là 1 năm rưỡi để chinh phục 3 level thì các bạn phải sắp xếp thời gian thật hiệu quả và vô cùng kiên trì để có thể theo đuổi mục tiêu đỗ 3 Level.

Lời khuyên tới từ CFA Charterholder

Thú thật, anh chưa bao giờ hối hận rằng mình đã phải bỏ ra một khoảng thời gian với anh là tương đối dài, tới 3 năm để có thể chinh phục được danh vị CFA Charterholder này. Bởi CFA đã trang bị cho anh rất nhiều kiến thức và đồng thời giúp anh trở nên nổi bật hơn trong mắt các nhà tuyển dụng. 

Một số đồng nghiệp thường hay nói rằng: “À, bạn này đã có CFA” thì anh coi đó là một niềm tự hào khi mình đã có cái “hơn” so với những bạn đó. Bởi CFA là một chứng chỉ nghề nghiệp được coi là danh giá trong lĩnh vực tài chính.Theo anh chinh phục CFA không phải là một thứ tốn thời gian đâu. Khi các bạn đã thành công rồi,nó không chỉ là một trải nghiệm nữa mà còn là cái thành tựu vô cùng danh giá để ghi nhận cho sự nghiệp của mình.

Cảm ơn anh Tuấn Anh đã dành thời gian chia sẻ cùng SAPP và các bạn đang quan tâm tới chứng chỉ CFA. Trong thời gian tới, SAPP sẽ tiếp tục mang đến nhiều câu chuyện thú vị về hành trình chinh phục CFA của các bạn học viên. Đừng bỏ lỡ nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Giải thích: Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi của giá xăng dầu?

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến động thất thường của giá xăng...

Hệ Thống Tài Chính Là Gì? Ý Nghĩa, Đặc Trưng Và Phân Loại

Hệ thống tài chính là gì? Cấu trúc của thị trường tài chính có những...

[Mới Nhất] Tổng Hợp Cập Nhật Chính Thức Trong CFA Curriculum 2024

Mới đây, Viện CFA đã chính thức công bố toàn bộ các thay đổi trong...

#1 Ocf Là Gì? Tìm Hiểu Về Dòng Tiền Từ Hoạt Động Kinh Doanh

  Những nhà đầu tư khi đọc Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp...

#[Giải thích] Chỉ số thanh khoản (liquidity ratio) là gì?

  Liquidity ratio – Chỉ số thanh khoản là một trong những chỉ số tài...

Top 18 Chương Trình MBA Tại Mỹ Có Miễn Giảm Và Ưu Tiên Cho Ứng Viên CFA

Việc đi du học bằng Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Mỹ từ lâu đã...

[Kinh Nghiệm] Nên Học Kế Toán Hay Tài Chính Ngân Hàng?

Nên học Kế toán hay Tài chính Ngân hàng? Bài viết dưới đây sẽ đưa...

Chuyên Ngành Chứng Khoán Học Trường Nào Chất Lượng Cao?

Khi quyết định theo đuổi chuyên ngành Chứng Khoán, chọn một trường chất lượng cao...