Nhìn Nhận Giá Trị Thực Của CFA Qua Chia Sẻ Của Giám Đốc Bộ Phận Quản Lý Vốn ACB
Là CFA Charterholder và nắm giữ vị trí Giám đốc bộ phận Quản lý vốn ngân hàng ACB, anh Lê Anh Triết – giảng viên CFA tại SAPP Academy đã có những chia sẻ cụ thể về giá trị của CFA đối với sự nghiệp của cá nhân anh nói riêng và nhân sự hoạt động trong lĩnh vực Tài chính nói chung. Cùng SAPP Academy khám phá những điều mới mẻ về CFA thông qua góc độ chia sẻ của anh Triết ngay dưới đây!
CFA là lợi thế đặc biệt gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Được coi là “bảo chứng vàng” trong lĩnh vực Phân Tích – Đầu Tư – Tài Chính, chứng chỉ CFA chính là vũ khí giúp nhân sự được nhà tuyển dụng “ưu ái” hơn khi phải cạnh tranh với nhiều người trong cùng một vị trí công việc. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 31.000 doanh nghiệp trên thế giới sử dụng CFA như một yếu tố để đánh giá năng lực khi tuyển dụng và xem xét quy trình thăng tiến. Trung bình, mức lương cơ bản của một CFA Charterholder tại Việt Nam đã lên tới 521.000.000 VNĐ/năm.
Khẳng định lợi thế của CFA, giảng viên Lê Anh Triết đã đưa ra nhận định: “Trong cả 2 vai trò là người tìm việc và người tìm ứng viên cho team của mình, anh đều nhận thấy CFA là một lợi thế đặc biệt và nổi bật mà các bạn có trong CV, bên cạnh kinh nghiệm làm việc. Những bạn đang theo đuổi chương trình CFA sẽ cho thấy định hướng rõ ràng và theo đuổi nghiêm túc trong các ngành về đầu tư, phân tích tài chính chuyên sâu. Các bạn thể hiện được khả năng học hỏi, kiên trì theo đuổi kết quả, điều mà các nhà tuyển dụng luôn cần ở nhân sự của mình.”
CFA tạo ra điểm khác biệt khi so sánh với các nhân sự khác
Sở hữu chứng chỉ CFA đã là một điểm khác biệt rất lớn khi so sánh giữa một nhân sự bình thường và một nhân sự có CFA. Tuy nhiên, với anh Triết, khi liên hệ đến chính bản thân và bằng kinh nghiệm quan sát, tiếp xúc với nhiều nhân sự, anh Triết khẳng định khác biệt lớn nhất của một người đã có CFA chính là sự tự tin.
“Những bạn đã trải qua quá trình đào tạo của CFA có sự tự tin nhất định đối với lượng kiến thức chuyên môn mà mình đã được rèn luyện và thử thách, từ đó các bạn mạnh dạn phát biểu và tin tưởng hơn về nhận định của mình.”
Ứng dụng thực tế của chứng chỉ CFA trong công việc
Chứng chỉ CFA sở dĩ trở thành mục tiêu theo đuổi của nhiều người bởi kiến thức, kỹ năng được tạo lập từ quá trình theo đuổi CFA rất sát với thực tế công việc sau này. Giá trị hơn cả việc sở hữu một văn bằng quốc tế chính là tư duy Tài chính và những kỹ năng một ứng viên CFA tích lũy được để từng bước tiến gần hơn đến đỉnh cao sự nghiệp.
“CFA mang lại giá trị lớn nhất cho anh là tư duy từ tổng quan đến chi tiết về đầu tư, phân tích tài chính nên hầu như mọi nhận định, phân tích thị trường, quản lý danh mục đầu tư của anh đều có liên quan đến kiến thức mà anh đã đạt được trong quá trình theo đuổi CFA.
Một số môn cụ thể như Economics, Fixed-income, Derivatives, Portfolio Management là những nội dung kiến thức anh sử dụng nhiều nhất trong công việc hiện tại.”
Những khó khăn trên hành trình chinh phục CFA và bí kíp học thi 3 Level
Là một văn bằng quốc tế có giá trị thực tiễn cao, việc chinh phục CFA không phải điều dễ dàng. Đối với mỗi ứng viên, quá trình học thi CFA sẽ gặp những khó khăn nhất định. Là một người đã từng trải quá quá trình học thi CFA cả 3 Level, anh Triết đã có những chia sẻ về trở ngại anh gặp và bí kíp để vượt qua.
“Khó khăn lớn nhất là khối lượng kiến thức CFA đòi hỏi người học quá sâu và rộng. Nhiều mảng kiến thức các bạn ít có cơ hội tiếp xúc trong thực tế sẽ khó tiếp thu và từ đó khó hiểu, khó nhớ. Việc cố gắng học thuộc lòng sẽ mang lại cảm giác nản khi các bạn học qua môn mới thì lại quên kiến thức môn cũ.
Theo anh cách để vượt qua khó khăn là đối diện với nó. Những mảng kiến thức khó hiểu thì các bạn phải cố gắng để hiểu cho bằng được, bằng cách nhờ trợ giúp từ giảng viên, trung tâm hoặc tự đào sâu tìm hiểu. Như vậy thì các bạn sẽ tăng thêm sự tự tin về bản thân.
Để vượt qua được những khó khăn đó, bí kíp quan trọng nhất là lập kế hoạch học tập, ôn luyện hợp lý và kỷ luật bản thân để tuân theo kế hoạch đó.”
Lời khuyên đối với các ứng viên CFA trong tương lai
Nhìn nhận dưới góc độ Tài chính, việc học CFA cũng giống như việc đầu tư và ứng viên CFA chính là một nhà đầu tư thông thái. Bạn đánh đổi thời gian, tiền bạc, công sức và nhận lại “lợi nhuận” chính là kiến thức, kỹ năng làm nghề và cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở sau này. CFA là một “danh mục” đáng để đầu tư.
“Đầu tư cho bản thân là khoản đầu tư sinh lợi tốt nhất, và đối với anh CFA là khoản đầu tư cho bản thân tốt nhất mà anh đã thực hiện”.
Cảm ơn anh Lê Anh Triết đã có những chia sẻ rất thực tế về ý nghĩa của CFA trong thực tế. Hy vọng anh Triết sẽ phát triển hơn nữa trong sự nghiệp và tiếp tục tạo cảm hứng cho các bạn có nhu cầu học CFA. Thời gian tới đây, SAPP sẽ phối hợp cùng giảng viên để được khám phá nhiều góc nhìn mới mẻ về CFA. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!